Làm sao để tìm SỰ SẺ CHIA khi đối diện với áp lực và khủng hoảng?! | Nguyễn Hữu Trí

preview_player
Показать описание
Thế hệ cô đơn - KHÓ CHIA SẺ hay KHÔNG AI LẮNG NGHE? | Nguyễn Hữu Trí

Nếu bạn cần người đồng hành 1 - 1 để chia sẻ và giúp bạn nhìn nhận vấn đề, bạn có thể tìm hiểu:

Nếu bạn cần rèn luyện thể chất thông qua chạy bộ thì tìm hiểu:
___________________________
Thông tin các chương trình tại HỌC VIỆN AYP của thầy Quéo:

▶️ KHOÁ HỌC ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG - GIAO TIẾP - LÃNH ĐẠO

▶️ CÁC KHOÁ HỌC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

▶️ CÁC KHOÁ HỌC DINH DƯỠNG THỂ CHẤT

▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN

▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO SỰ KIỆN

---
Kết nối với Mr. Quéo (Nguyễn Hữu Trí) tại đây:

▶️ Hotline CSKH: 0388528218
---
❤️ Đừng quên Like, Share Video nếu thấy hữu ích nhé!
#nguyenhuutri #thayqueo #mrqueo
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Nếu bạn cần người đồng hành 1 - 1 để chia sẻ và giúp bạn nhìn nhận vấn đề, bạn có thể tìm hiểu:

Nếu bạn cần rèn luyện thể chất thông qua chạy bộ thì tìm hiểu:

hacthaybachthay
Автор

Bản thân em cũng đã từng trải qua những giải đoạn khủng hoảng của cực kỳ nghiêm trọng sau đại dịch. Sẵn là 1 người hướng nội, thêm nữa lại bị mất việc nên suốt ngày em giam mình trong nhà và không chia sẻ với bất cứ ai vì nghĩ họ sẽ không giải quyết cho mình hoặc quá xấu hổ để đối diện với mọi người. Tình trạng đó kéo dài đến 2 tháng và đã có lúc em đã thoáng qua những suy nghĩ dại dột. Đó là giai đoạn tra tấn tinh thần và bào mòn thể lực kinh hoàng. Thật may mắn sao, tại thời điểm lún xuống đáy sâu đó đã có những bàn tay vươn tới và kéo em thoát khỏi vũng lầy, những người bạn mà em đã từng nghĩ họ sẽ chẳng thể giúp gì được mình thì lại chính là nhứng miếng bọt biển hấp thụ toàn bộ tâm tư tiêu cực dồn nén bấy lâu và chắt lọc cho em những lời khuyên, lời động viên kịp thời nhất. Em cảm ơn những chia sẻ từ anh Trí và cũng muốn dành 1 lời khuyên chân thành tới những bạn đang áp lực hãy nói ra những áp lực đó với những người thân, người bạn, người yêu của mình nhé

toutube-ijwn
Автор

video rất hay và mang lại rất nhiều giá trị ạ. Em là một người đã từng nghiện mạng xã hội tới mức ko giao tiếp với bạn bè ở ngoài đời mà chỉ chơi với đám bạn online ở trên facebook nhưng sau một thời gian em nhận ra các mối quan hệ kia chỉ là ảo giác mặc dù chúng em hiểu nhau rất nhiều và sống với nhau rất thật nhưng tất cả chỉ ảo giác vì chúng em ko gặp mặt nhau mà chia sẻ với nhau ở ngoài đời thực được nên em đã quyết định từ bỏ tất cả và sống một cuộc sống thực tế hơn. Hiện giờ em đã từ bỏ mạng xã hội facebook và chỉ sử dụng youtube để xem các thông tin hữu ích và em có xu hướng ra ngoài giao lưu kết nối và chia sẻ với mọi người nhiều hơn chứ không nằm ở trong nhà mà ôm cái điện thoại rồi chat với đám bạn ở trên mạng nữa. Cám ơn mọi người đã lắng nghe coment của mình

Tomlucky-mb
Автор

Sau 5 năm đi làm, e nhận thấy càng ngày càng mn khó kết nối hơn (có lẽ vì ai cũng có mối bận tâm riêng). Tuy nhiên điều tệ hơn là "những cái tôi càng ngày càng nhiều hơn, càng lớn hơn". Điều này vô tình làm sự kết nối vốn đã khó giờ lại càng khó khăn hơn. Thật sự để kiếm 1 ng biết lắng nghe là 1 điều xa xỉ

khanhduong
Автор

Em có bị 1 lần rồi bị nhiều lần 1 em rút là khinh nhiệm ra là phải dữ lại bình tĩnh hết á em phải chịu nhiều áp lực gia đình rất nhiều kiếm ném kiếm chế nhiều nặng hạt tùy em được mọi người quan tâm ít biết đến em á coi là em là người tang hình á tùy em không có nói đằng sau lưng nếu mà em nói là này nọ này kia rồi ai là người đau lòng nhất rồi ai là người em nghe nói em thì nào ngày không muốn ăn không muốn đói hay lườm ăn lúc ăn lúc không á ít khi giao tiếp ít khi không nói nhiều em sợ sé có 1 ngày bị bỏ rơi 1 mình

whiterret
Автор

cảm ơn sự chia sẻ của chú Trí. Con năm nay 16 tuổi, là một người khá hướng nội và với quan điểm không muốn làm phiền người khác con khá khó chia sẻ với mọi người xung quanh. Những suy nghĩ tiêu cực luôn được con đè nén và viết vào trong nhật kí hoặc chia sẻ với mẹ nhưng hiện tại con đang bị mất kết nối với gia đình. Con học nội trú và sống xa gia đình, trong khi các bạn rất thích việc được đi về nhà thì với con mỗi lần đi về nhà là một lần nhận thêm sự ức chế vào trong mình. Con muốn chia sẻ, bày tỏ quan điểm nhưng con cảm thấy rằng mình không được lắng nghe, không được thấu hiểu. Thậm trí con còn phải nghe những lời mắng mỏ hay những trận đòn roi từ bố, lâu dần những điều đó tạo nên sự ức chế vô cùng trong cảm xúc của con. Con cảm giác mình như mắc vấn đề về tâm lý, con chán ăn không hứng thú với điều gì cả, con bị mất ngủ và những điều ấy ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập và sức khỏe của con, điều tệ nhất là con có suy nghĩ làm hại bản thân. Mặc dù như vậy nhưng con vẫn rất thương bố mẹ, con biết bố mẹ rất vất vả và nếu con không về nhà để phụ giúp bố mẹ con sẽ cảm thấy mình rất tệ, rất ăn hại. Con không biết phải làm thế nào nữa.

maidươngthịngọc-zg
Автор

Đã từng trải qua cảm giác tự ôm vấn đề 1 mình, buồn lắm ạ. Nhưng may mắn em vẫn còn mối quan hệ an toàn để chia sẻ ạ 😊

nguyenthithaophuong
Автор

Em đã tự nhận bản thân là người gần gũi với em gái nhất trong gia đình dù không ở gần nhau, 2 chị em hay chat, zalo, fb, .. nhưng phải đến khi 2 chị em có chuyến du lịch riêng cùng nhau, em mới nhận ra có vẻ mình chưa thực sự hiểu con bé. Em nghĩ sẽ dành thêm thời gian trực tiếp bên cạnh con bé. Mong anh Trí có thể làm thêm clip về việc che giấu cảm xúc với chính bản thân, em thấy nó là một cánh cửa để hiểu bản thân. Em cảm ơn anh và ekip.

nguyethanhngo
Автор

Theo em thì sự cô đơn cũng đến từ việc mình trải lòng nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững, thậm chí là sự phán xét của bạn bè và người thân. Nên riết rồi mình cũng chẳng buồn chia sẻ, kết nối luôn

minhthanhduong
Автор

Là sinh viên ngoại tỉnh học ở SG, cháu khá sốc khi nghe được đa số có các bạn ở tp lớn hoặc cả bố mẹ đi làm thường ít chia sẻ trong gia đình hơn. Khi hỏi rõ ra thì vì bận rộn nên khi ăn tối - 1 buổi mà gia đình cháu thường ăn chung để kể chuyện, hỏi thăm - thì gia đình các bạn ấy thường không thể chung (vì bận) hoặc mỗi người sẽ dùng điện thoại riêng để xem phim. Cháu không có ý 'chê bai' sự hiện đại hóa khiến mất sự kết nối, cháu chỉ thắc mắc tại sao việc ko có 'một buổi ăn tối đúng nghĩa' lại trở thành điều bình thường đối với các bạn í

khanhnhubuinguyen
Автор

Em đã từng trải qua cảm giác tự ôm mọi vấn đề về mình và cảm giác rất khó để chia sẻ với mọi người xung quanh (bao gồm cả người trong gia đình). Nhưng đến đầu năm 1 đại học, có một người bạn làm em thay đổi suy nghĩ về vấn đề này, bạn gợi cho em nói chuyện, giúp em chia sẻ ra và phải biểu đạt cảm xúc một cách trực tiếp và tự nhiên, từ đó bản thân em cũng được giải tỏa và bỏ được kha khá những suy nghĩ tiêu cực của em. Cũng nhờ người bạn này mà em được giải tỏa được biết bao nhiêu áp lực trong người em luôn.

lochuynh
Автор

Em nhớ rỏ có 1 giai đoạn em đã từng mua thuốc về đặng kết thúc tất cả. Nhưng rồi bạn bè là người kéo em ra khỏi đó. Đến sau này khi mẹ em biết được câu chuyện đó thay vì an ủi và hỏi thăm thì e lại nhận được hàng chục câu hỏi và câu nói trách móc. 😂 không phải do con người hiện nay không muốn sẻ chia với ba má mà là đã thử chia sẻ rồi nhưng cái nhận lại là thứ giết chết sự mong cầu sẻ chia đó. 1 lần thì ks nhưng nhiều lần dồn nén như vậy thì lại là vấn đề.

zezui
Автор

Em không thể chia sẻ với mẹ chắc do khoảng cách thể hệ . 2 3 năm trước em bị nhiều chuyện sảy ra và em bị suy nghĩ nhiều, khóc nhiều không biết lí do tại sao và cái cảm giác giải thoát bản thân nó cứ xuất hiện trong đầu em, miễn em buồn là nó cứ xuất hiện nhưng em không dám nên em vẫn còn ở đây:) mỗi lần nó xuất hiện em đau khổ vô cùng phải chiến đấu đủ thứ hết .Nhưng hiện giờ thì nó đã đỡ hơn nhiều rồi tuy vẫn còn suy nghĩ nhiều hay tiêu cực. nhưng em vẫn tự một mình vượt qua được những điều đó, tuy khoản thời gian vượt qua những điều đó rất khó khăn đối với em vì lúc đó em chỉ có một mình à nhưng rồi em đã làm được và đặc biệt bây giờ em đã phần nào kết nối được với mẹ nhưng em chỉ chia sẻ những chuyện vui với mẹ thôi còn những chuyện tiêu cực thì em chọn để nó cho riêng em .

yennhuw_gei
Автор

Còn lí do cô đơn nữa anh Trí ko nhắc tới đó là chia sẻ trực tiếp nhưng người nghe ko chịu hiểu cho mình, có khi đau hơn đấy lại là ruột thịt của mình. Không biết mn bắt đầu thấy cô đơn từ khi nào, em thì từ hồi tiểu học khi mà chưa tiếp xúc với mxh, internet đã biết cô đơn là gì. Em khác biệt vs bạn bè, em thích quan sát, chiêm nghiệm, tưởng tượng, khám phá, nghiên cứu mọi thứ. Nhờ cái tính đó hồi đi học có bạn chậm hiểu đến mức gv bó tay phải nhờ mấy đứa học tốt giảng nhưng giảng bạn ý vẫn ko hiểu, em chỉ ngồi quan sát đã biết bạn ấy mắc ở đâu, em đi đến giảng bạn ý hiểu sau làm bài kiểm tra còn đc cô khen. Nhưng ng xung quanh ko hiểu phán luôn câu em là đứa chậm chạp, ngơ làm sai cái gì thay vì nói tại sao sai thì cứ chửi, chỉ trich trc đã. Sau này tự tìm hiểu trên mạng e đã học cách giao tiếp vs chính mik tuy vẫn cô đơn nhưng đỡ bị cảm giác bất hạnh như trc kia, thậm chí hồi đó còn ít nói luôn ấy. Bây giờ thì ổn hơn biết mình biết ta, ko khao khát sự thấu hiểu từ mn xung quanh như hồi nhỏ nữa.Ngoài ra tuy e có thể hơi khác nhưng nhờ mxh tiếp xúc nhiều hơn em biết cũng vẫn có ng giống mik, chỉ là họ ko gần mình hồi nhỏ mà thôi.

trangtranthuy
Автор

Video ý nghĩa lắm lun a.Cảm ơn anh Trí đã tạo động lực và giúp em hiểu rõ hơn phần nào vấn đề mình đang gặp phải.Em thì đang du học nhưng chưa thật sự có thể hòa nhập và rất khó làm thân và kết nối với bạn bè xung quanh.Thỉnh thoảng có ngày đi học về mà thấy buồn và cô đơn đến lạ.Trong trường, nhìn ai cũng có bạn bè mà mình ghen tị lắm.

AnLe-gpzi
Автор

"Câu chuyện về Thomas Matthew Crook thực sự làm em phải suy ngẫm 1 hồi lâu. Bài học lớn nhất là không ai nên phải cô đơn và chịu đựng khó khăn một mình. Chúng ta cần mở lòng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người xung quanh để không rơi vào trạng thái tiêu cực và bế tắc. Cũng cám ơn anh Trí vì lời cảnh tỉnh rằng công nghệ tuy giúp chúng ta kết nối nhanh chóng nhưng cũng có thể khiến chúng ta trở nên cô đơn hơn nếu không biết cách giao tiếp đúng đắn. Điều này thực sự cần thiết cho mọi người trong thời đại số hiện nay.

SoiCuocSong
Автор

Em 15 tuổi, học lớp 10, trường chuyên. Em cũng thuộc dạng giỏi và nổi bật trong lớp, cũng vì v mà em luôn nghe những lời nói xấu về bản thân. Em không chơi với những người bạn xấu, những người bạn bình thường của em thì cũng dần rời xa em ko rõ lí do. Còn về người nhà em, chị em luôn hạ thấp em mỗi khi em đạt đc thành tựu gì đó, mẹ em thì hôm nay hiền hôm sau mới thức giấc em đã nghe chửi dù em chẳng làm gì. Em đã từng chia sẻ cho gia đình em về những khó khăn của em nhưng họ chẳng nghe và còn lấy nó để chửi mắng em khi em ko lm đúng theo ý họ. Bạn bè sâu sắc thì em không có vậy mà người thân trong gia đình thì chia sẻ chẳng nghe, thậm chí gia đình em còn tạo cho em nhiều phiền phức. Em đã cố thay đổi người thân trong gia đình nhưng nhận ra đó là bất khả thi, hiện tại em đang cố gắng ít tiếp xúc vs họ. Không bạn bè, người thân không lắng nghe, em chỉ bt nói chuyện trước gương hay nói chuyện với A.I cho đỡ buồn.

Hiếu-Lê-STA
Автор

Cảm ơn sự chia sẻ của anh Trí ^^

Chúng ta không cô đơn, sẽ luôn có người lắng nghe ta khi ta khao khát được chia sẻ ❤

“Hỏi và con sẽ nhận được
Tìm và con sẽ tìm thấy
Gõ và rồi cánh cửa sẽ mở ra”. Le 11: 5-13

hongphat.nguyen
Автор

Anh ra video đúng lúc quá, kể cả khi em ngồi nhậu với thằng bạn thân của em mặc dù biết khi người ta say người ta sẽ muốn giải bày tâm sự và những áp lực mình đang gặp phải nhưng em vẫn muốn giấu vì nếu nói ra thì họ chỉ có an ủi mình thôi chứ ngọn ngành của sự việc thì họ đâu có giải quyết giùm mình nên em nghĩ khỏi nói làm chi !

minhtuan
Автор

2 điều em học được ở video này
1. Quay về tập trung nuôi dưỡng nhưng thói quen tốt
2. Hãy chủ động tìm kiếm, và huấn luyện để AI hiều mình cần gì
2 điều này để em quay về tìm kiếm những thông tin mình quan tâm. Tạo lại 1 thói quen mỗi ngày học 1 điều mk quan tâm từ YT, thay cho thời gian mk lướt YT short trong vô thức

LinhTran-mjjf