Tư duy, Nhanh và Chậm // Part 1

preview_player
Показать описание
Một trong những cuốn sách thú vị nhất mình từng đọc về tâm lý học hành vi: Thinking, Fast & Slow, của tác giả Daniel Kahneman và Amos Tversky. Sau khi đọc thêm The Undoing Project của Michael Lewis phân tích sâu hơn về hai tác giả trên, mình đã quyết định làm ra series 4 video hệ thống lại các bài học mà theo mình là hay nhất. Đây là video đầu tiên: Two Systems.

Subscriber count: 512,868

Nếu bạn thấy nội dung có ích, hãy cân nhắc donate để đóng góp cho sự phát triển của kênh nhé.
🎁 Bank: 222 6868 111 - NGUYEN DUY THANH - MB (NH Quân Đội)

Podcast: More Perspectives
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Tóm tắt phần 1 về 2 bộ máy tư duy nhanh, tư duy chậm:

- Tư duy nhanh:
+ Hoạt động dễ dàng, nhanh chóng, bản năng, rất nhiều lỗi sai
- Tư duy chậm:
+ Phân tích, chi tiết, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, nhưng lại tốn sức suy nghĩ & tốn thời gian để kích hoạt

Nghiên cứu cho thấy, tư duy nhanh chiếm khoảng 95% thời gian, tư duy chậm chỉ chiếm khoảng 5% thời gian
=> Bài học rút ra: Chúng ta có 2 bộ máy tư duy, bộ máy thứ nhất chúng ta có thể cho nó chiếm quyền kiểm soát cho những vấn đề nhỏ trong cuộc sống. Còn những vấn đề mang tính chiến lược, dài hạn, hoặc có những quyết định lớn cần phải xem xét, trao đổi với nhiều người thì chúng ta hay tự hỏi bản thân rằng: mình đã thực sự chậm lại hay chưa, chậm rồi thì mình đã biết loại bỏ những thiên kiến, sai lệch nhận thức/tư duy hay chưa...

channel-pn
Автор

2 bộ máy mà cuốn sách đề cập cụ thể ở đây là thùy não và tiểu não, tiểu não sẽ phụ trách những phần việc đã được hình thành thói quen, làm một cách tự động, còn thùy não sẽ sử dụng ý chí, ý thức, năng lượng để xem xét, xử lí, quyết định và đưa ra hành động

QuangTranAnh-kq
Автор

Tập này hay thật luôn! Vừa đi dạo nửa tiếng vừa nghe nó vỡ ra nhiều thứ ấy, rất tình cờ là mình cũng đang sử dụng 2 bộ máy cùng lúc là vừa đi dạo 1 con đường y chang vừa nghe. Hôm nào lên cơn đổi đường đi 1 chút là ko tập trung nghe được.

Bảo sao mình vừa làm việc vừa nghe youtube thì nghe đi nghe lại 4 lần vẫn ko hiểu, đúng là tập trung vào 2 thứ cùng 1 lúc là không nổi rồi.

DiemAi
Автор

Phần nói về cảm xúc rất đúng. Đã nhiều lần em tự thấy khi người khác làm gì em không thích thì ngay lập tức em phản ứng 1 cách khó chịu, ghét bỏ và phê phán chứ không suy nghĩ về tính đúng sai của nó. Những lúc khác bình tĩnh lại thì mình nhìn nhận khách quan hơn, nhưng vẫn có thiên kiến.

tuyetnhi
Автор

Đây là một video "mộc" về hình thức nhưng rất sâu sắc về nội dung. Em có thể thấy được sự đầu tư thời gian, kiến thức của anh để nghiên cứu hai cuốn sách. Từ kiến thức khó, dưới lời diễn giải của anh lại rất dễ hiểu ạ.
Trong tập này, em có nhiều sự vỡ lẽ trong nhận thức: việc sống sâu là vô cùng quan trọng luôn ấy ạ
Cám ơn "công trình" này của anh ❤

uyenvo
Автор

Cảm ơn 1 series tuyệt vời của anh. Hồi trước em cũng bị suy nghĩ cảm tính, ít suy nghĩ sâu. Nhưng em đã và đang dần thay đổi thói quen đó, và nó thay đổi rất nhanh theo chiều hướng tốt. Một phần là do em cảm thấy bản thân không nhất thiết phải phản ứng với phản xạ ban đầu khi mình tiếp nhận việc gì đó. Ví dụ trong video anh nói đó là mình sẽ mãi ghét và chê trách cái người mình ghét dù nó có làm gì, dễ dàng tin lời của số đông, ... Thực sự bản thân em dù ít hay nhiều thì đều có chút suy nghĩ và đánh giá tổng quan ban đầu, nhưng theo phản xạ em hay bỏ qua nó. Nên kết quả luôn là em bị suy nghĩ cảm tính. Vậy lý do phần lớn là em bị điều khiển bởi cảm xúc, thì em sẽ tạm thời bỏ qua phần cảm xúc ấy mà tìm câu trả lời phù hợp cho đánh giá tổng quan ban đầu. Xong xuôi hết, về mặt lý phân tích lợi hại đúng sai rồi em sẽ theo đó mà "thả cảm xúc" cho phù hợp. Ví dụ khi nghiên cứu một công thức vật lý mới, nếu là lúc trước thì em sẽ liền suy nghĩ "quá khó, quá rối, không cần thiết" và chỉ xem cho vui chứ không chú tâm. Nhưng bây giờ điều đầu tiên em làm sẽ là tìm hiểu công dụng của nó, mổ xẻ từng bước phát triển của nó, ứng dụng từ cơ bản đến nâng cao, và cố gắng trả lời nhiều câu hỏi "vì sao" nhất có thể. Khi trải qua một loạt những cái đó thì thấy công thức đó dần quen thuộc và không khó chịu như mình nghĩ. Để điều chỉnh được cảm xúc ban đầu thì em dần học cách mở lòng và cởi mở hơn, luôn trong tâm thế đón nhận mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề, để không phải gay gắt phản ứng vào lúc ban đầu nữa. Mà thú thiệt thì lý do để em cải thiện nhiều nhất chính là vì ngành học của em. Em học kỹ thuật, mọi thứ tính toán, làm ra đều cần lý do hợp lý, bị ràng buộc nhiều mặt với nhau nên cảm tính là tối kỵ nhất. Cũng cảm thấy thật biết ơn khi chính thời thế đã giúp mình thay đổi mình, có suy nghĩ hơn.🥰

vanhsng
Автор

Ví dụ thứ nhất về bức ảnh và bài toán. Có vẻ là ví dụ điển hình của EQ và IQ. Ngày xưa IQ quan trọng hơn, bây giờ thì ngược lại, EQ quan trọng hơnZ
Vd 2 về những câu hỏi mẹo. 110k bộ cầu lông. Thật ra nó cũng giống giống câu hỏi 1kg sắt với 1kg bông. Có thể hiểu con người theo thời gian có thể học hỏi những sai lầm trong quá khứ, để trong tương lai có thể đưa ra quyết định tuy chỉ là cảm tính nhưng lại đúng, những người ko có kinh nghiệm thì đưa ra quyết định trật lất.
Kết luận tư duy nhanh là tốt, tuy nhiên nhiều lỗi, cần fix từ từ theo cuộc sống. Gừng càng già càng cay

phamdinhtuong
Автор

Mình thix những videos bạn làm tuy lâu lâu mới ra nhưng chất lượng thật sự, giải thích rất dễ nghe dễ hiểu. Chúc bạn nhiều sức khỏe và cứ thế tiếp tục nhé!

aimuzikvn
Автор

Nội dung này rất hay ạ, em nhận thấy hiện nay công nghệ và thông tin phát triển nhanh đến mức khiến con người ngày càng có xu hướng bỏ qua bộ máy thứ 2 mà sử dụng duy nhất bộ máy 1. Cảm ơn anh đã lại video này để mn có thể nhìn rõ được lối tuy duy hiện tại của mỗi người.

taitranvan
Автор

Finally, em đọc cuốn này và đã xem rất nhiều phân tích. Chỉ đợi a Thành ra video. And you’re here 🚀

nguyendanh
Автор

Trong phật giáo tư duy nhanh giống như là thức uẩn trong ngũ uẩn đó là sự rõ biết, còn ko phải cứ tư duy chậm sẽ tôt hơn đôi khi sự hoài nghi nếu ko kiểm soát đc cùng làm lệch hướng, người giác ngộ sẽ dùng trí tuệ để soi chiếu mọi thứ chứ ko hẳn cứ tư duy chậm là tốt

justamemory
Автор

Rất thích video này của anh luôn, lúc trước em cũng thử đọc quyển sách này nhưng đọc giữa chừng thì bỏ ngang vì em gặp nhiều từ chuyên ngành khó hiểu và phải mất thời gian research giữa chừng lúc đọc sách nên em chưa kết thúc quyển tư duy nhanh và chậm được. Vì vậy mà em vô cùng biết ơn khi anh làm chuỗi series về cuốn sách này, cảm ơn anh nhiều lắm!!!

nhathan
Автор

Ủa, sao lúc edit mọi thứ đều ổn mà xuất ra thì lại lỗi tùm lum thế nhỉ. Chán thật! Các bạn đừng nhìn mấy cái lỗi về âm thanh với hình ảnh nha, nghe nội dung thôi nha 😟

duythanhish
Автор

Em cám ơn ơn😊. Những nội dung của anh ra đúng thời điểm mà em đang cần phải chậm lại và suy nghĩ về quyết định hiện tại của mình. Mong chờ nôi dung ở video sau😊

phuongthaonguyen
Автор

Hay, mình thấy rất là hay, mình có nghe về tư duy nhanh và chậm, qua video này hiểu được về nó, rất cảm ơn Thành vì đã làm video này. Nó khá là hữu ích đối với mình! Biết phải học cách chậm lại...

HuongNguyen-ubhq
Автор

Phân tích cho người nghe dễ hiểu, giọng nói dễ nghe, cảm ơn anh đã truyền tải những kiến thức này, rất mong chờ các video's tiếp theo của anh ❤❤

NamLe-dorx
Автор

Các video của anh này cung cấp nhiều kiến thức bổ ích! Ngưỡng mộ, nếu mà mình cũng đọc sách và có thể nói rành rọt về các nội dung mình đã đọc một cách rành mạch như này ! Cảm ơn tác giả.

ngahong
Автор

Cảm ơn anh vì anh nói về quyền sách "Tư duy nhanh và chậm", tại em đọc 1 chương 1 tháng mà vẫn không ngấm hết 😅, nhưng khi em đọc và phải gán cho 2 bộ máy này một hình mẫu nhân vật, em lại gán cho bộ máy thứ 2 là Houtarou Oreki và bộ máy thứ nhất là Satoshi Fukube trong bộ anime/novel trinh thám học đường nổi tiếng là Hyouka của Nhật bản, vì nó rất là quen thuộc và nó khá là relate (em không biết dịch nghĩa ra như thế nào nữa), những tóm tắt và sự cô đọng thông tin của anh, cách anh nói về quyển sách nào làm em đỡ buồn ngủ hơn khi em đọc, tại em đọc rồi em làm thí nghiệm căng não một hồi là em buồn ngủ ngang luôn.
Cảm ơn anh vì video này.

NguyenThu-ozpy
Автор

Trong bộ não cta có 2 bộ máy tư duy
Bộ máy thứ 1 - tư duy nhanh: bản năng, phản ứng nhanh, cảm tính, dễ thay đổi,
Bộ máy thứ 2 - tư duy chậm: Quản lý suy nghĩ, hđong mà bo máy 1 gợi ý, tốn sức và tốn thgian để kích hoạt, chỉ dùng đến khi gặp phải vde phức tạp

hahuyen
Автор

Trời, hãy làm thành series đọc sách như này đi bạn, hay quá, lại có thể hiểu thêm và có thêm thông tin, t coi nhiều video review sách, nhưng thích cách tiếp cận của bạn quá.

mirumodepon