filmov
tv
Người Mỹ gốc Việt và ý thức dấn thân chính trị | VOA Tiếng Việt
Показать описание
Khi phó tổng thống Mỹ Kamala Harris chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống phụ nữ, da màu, đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, sinh hoạt chính trị của các tổ chức được điều hành bởi người da màu trong chính trường Mỹ trở nên sôi động hẳn lên.
Nhưng đối với một số cử tri gốc Á nói chung và gốc Việt, điều này chưa hẳn mang lại nhiều phấn khích và thay đổi trong các lựa chọn cho lá phiếu của họ.
TRACY LA, Giám đốc điều hành VietRISE
“Năm nay, tôi không hào hứng cho lắm về bầu cử, vì ở lúc này, nhất là ở cấp liên bang, chỉ có 2 lựa chọn, nó cho cảm giác như là chúng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để ủng hộ cho những ứng cử viên thật sự đại diện cho những giá trị của chúng tôi.”
Tracy La là người sáng lập tổ chức VietRISE năm 2018 lúc cô 23 tuổi ở vùng Little Saigon, nơi đang có một người Mỹ gốc Việt đảng Dân Chủ lần đầu tiên ra tranh cử chức vụ dân biểu liên bang địa hạt 45.
DEREK TRẦN, Luật sư/Ứng cử viên Dân biểu Liên bang Địa hạt 45, CA-D
Những gì chúng tôi thấy trong ngày 6 tháng 1 ảnh hưởng mạnh với tôi. Tôi tự nguyện làm đơn vào binh chủng Mỹ, tôi không bị ép buộc, và khi tôi thấy thủ đô bị tấn công, có nhiều cờ, cờ Mỹ, cờ di sản Việt Nam Cộng Hoà, tôi thật sự rất buồn. Tôi nghĩ đó là lúc một phần trong tôi sáng lên, làm tôi quyết định mình phải làm hơn nữa, phải giúp quốc gia này hơn nữa, để giúp chúng ta hàn gắn, bớt chia rẽ.
Theo luật sư Trần Thái Văn, một trong những người từ rất sớm vận động để lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà được chính thức công nhận là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt trong tiểu bang California.
TRẦN THÁI VĂN, Luật sư
“Chúng tôi muốn có cái sự ghi nhận chính thức và vinh danh chính thức lá cờ vàng 3 sọc đỏ để phân biệt rất là rõ đây là một cộng đồng tị nạn cộng sản, đây là một cộng đồng với một căn cước quốc gia chứ không phải là cộng đồng Việt Nam hay cộng đồng theo chế độ Cộng Sản ở bên Việt Nam”
Về hình ảnh cờ vàng 3 sọc đỏ tại cuộc bạo loạn 6 tháng Giêng 2020, tại thủ đô Washington DC, ông Trần Thái Văn cho rằng
TRẦN THÁI VĂN, Luật sư
Đó là cái quyền của mỗi cá nhân. Chúng tôi không có nghĩ rằng oh có sự hiện diện của lá cờ vàng 3 sọc đỏ tại hiện trường ngày mùng 6 tháng Giêng năm 2020 là một cái điểm gì xấu hổ hoặc là không nên có.
Một nhà nguyên cứu về sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Việt hơn 30 năm tại California nhận định
PEI-TE LIEN, Giáo sư Chính trị học đại học UC Santa Barbara, California Càng ở lâu ở Mỹ, thì thường người ta có khuynh hướng xa rời các quan tâm về chống cộng sản, và tiến gần hơn về các quan tâm lớn hơn như kỳ thị chủng tộc, bạo lực chống người gốc Á trong những năm gần đây.
Có lẽ đây là lý do mà các thế hệ trẻ của người Mỹ gốc Việt và gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ không mấy quan tâm đến các ứng cử viên không có các chính sách liên quan đến tình trạng hiện tại như kinh tế, nhà ở, kỳ thị chủng tộc, công ăn việc làm v.v..
Dù vậy, quyền đi bầu để có tiếng nói trong chính trường Mỹ là một ý thức rất rõ của những người trẻ gốc Việt ở Little Saigon.
TRACY LA
Chúng tôi biết là chúng tôi phải đi bầu nên chúng tôi đi thôi, nhưng mà không có động lực, hay cảm hứng, hay hào hứng về việc này tí nào hết.”
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ. Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Nhưng đối với một số cử tri gốc Á nói chung và gốc Việt, điều này chưa hẳn mang lại nhiều phấn khích và thay đổi trong các lựa chọn cho lá phiếu của họ.
TRACY LA, Giám đốc điều hành VietRISE
“Năm nay, tôi không hào hứng cho lắm về bầu cử, vì ở lúc này, nhất là ở cấp liên bang, chỉ có 2 lựa chọn, nó cho cảm giác như là chúng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để ủng hộ cho những ứng cử viên thật sự đại diện cho những giá trị của chúng tôi.”
Tracy La là người sáng lập tổ chức VietRISE năm 2018 lúc cô 23 tuổi ở vùng Little Saigon, nơi đang có một người Mỹ gốc Việt đảng Dân Chủ lần đầu tiên ra tranh cử chức vụ dân biểu liên bang địa hạt 45.
DEREK TRẦN, Luật sư/Ứng cử viên Dân biểu Liên bang Địa hạt 45, CA-D
Những gì chúng tôi thấy trong ngày 6 tháng 1 ảnh hưởng mạnh với tôi. Tôi tự nguyện làm đơn vào binh chủng Mỹ, tôi không bị ép buộc, và khi tôi thấy thủ đô bị tấn công, có nhiều cờ, cờ Mỹ, cờ di sản Việt Nam Cộng Hoà, tôi thật sự rất buồn. Tôi nghĩ đó là lúc một phần trong tôi sáng lên, làm tôi quyết định mình phải làm hơn nữa, phải giúp quốc gia này hơn nữa, để giúp chúng ta hàn gắn, bớt chia rẽ.
Theo luật sư Trần Thái Văn, một trong những người từ rất sớm vận động để lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà được chính thức công nhận là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt trong tiểu bang California.
TRẦN THÁI VĂN, Luật sư
“Chúng tôi muốn có cái sự ghi nhận chính thức và vinh danh chính thức lá cờ vàng 3 sọc đỏ để phân biệt rất là rõ đây là một cộng đồng tị nạn cộng sản, đây là một cộng đồng với một căn cước quốc gia chứ không phải là cộng đồng Việt Nam hay cộng đồng theo chế độ Cộng Sản ở bên Việt Nam”
Về hình ảnh cờ vàng 3 sọc đỏ tại cuộc bạo loạn 6 tháng Giêng 2020, tại thủ đô Washington DC, ông Trần Thái Văn cho rằng
TRẦN THÁI VĂN, Luật sư
Đó là cái quyền của mỗi cá nhân. Chúng tôi không có nghĩ rằng oh có sự hiện diện của lá cờ vàng 3 sọc đỏ tại hiện trường ngày mùng 6 tháng Giêng năm 2020 là một cái điểm gì xấu hổ hoặc là không nên có.
Một nhà nguyên cứu về sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Việt hơn 30 năm tại California nhận định
PEI-TE LIEN, Giáo sư Chính trị học đại học UC Santa Barbara, California Càng ở lâu ở Mỹ, thì thường người ta có khuynh hướng xa rời các quan tâm về chống cộng sản, và tiến gần hơn về các quan tâm lớn hơn như kỳ thị chủng tộc, bạo lực chống người gốc Á trong những năm gần đây.
Có lẽ đây là lý do mà các thế hệ trẻ của người Mỹ gốc Việt và gốc Á sinh ra tại Hoa Kỳ không mấy quan tâm đến các ứng cử viên không có các chính sách liên quan đến tình trạng hiện tại như kinh tế, nhà ở, kỳ thị chủng tộc, công ăn việc làm v.v..
Dù vậy, quyền đi bầu để có tiếng nói trong chính trường Mỹ là một ý thức rất rõ của những người trẻ gốc Việt ở Little Saigon.
TRACY LA
Chúng tôi biết là chúng tôi phải đi bầu nên chúng tôi đi thôi, nhưng mà không có động lực, hay cảm hứng, hay hào hứng về việc này tí nào hết.”
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ. Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Комментарии