Người Mỹ gốc Việt và mối đe dọa bị mất phúc lợi xã hội

preview_player
Показать описание
Ủy ban cứu người vượt biển, BPSOS, tại Virginia. Hàng tuần cứ vào sáng thứ sáu, có rất nhiều các cô chú bác lớn tuổi tới đây để nhận thực phẩm miễn phí từ chương trình Ngân hàng thực phẩm do BPSOS tiếp nhận và phân phối.
2 vợ chồng ông Lê Văn Tây qua Mỹ khi đã ngoài 50 tuổi, thời gian làm việc và đóng thuế chỉ được khoảng hơn 10 năm, nên ngoài các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ, hàng tuần 2 ông bà vẫn tới đây như một cách tiết kiệm các khoản chi tiêu.
Trước tin nói chính quyền của Tổng thống Trump nhắm cắt giảm các chương trình trợ cấp an sinh xã hội từ trợ cấp nhà cửa tới thực phẩm hay bảo hiểm y tế, ông Tây không giấu được nỗi lo lắng.
Ông Lê Văn Tây, từ Virginia nói:
Thì đương nhiên là chúng tôi rất lo lắng, vì với số tiền hiện tại đã thấy là hơi chật vật rồi. Vì thế nếu mà giảm nữa thì sẽ còn thiếu thốn hơn nhiều nữa.
Ông Tâm Nguyễn, từ Virginia cho biết:
Năm nay, vợ chồng tôi cũng đã là 77 tuổi rồi. Và cái tiền SSA của chúng tôi nó quá thấp cho nên nhà nước đã cho chúng tôi cái medicare, đã giúp cho chúng tôi tiền nhà bởi vì chúng tôi không đủ trả. Và tất cả những cái mà nhà nước đã cho chúng tôi, vẫn không đủ để sống do đó nhà nước đã phải cho thêm cái tiền ăn, gọi là cái tiền foodstamp để chúng tôi có đủ tiền mua đồ ăn sống hàng ngày. Và nếu bây giờ mà cắt thêm nữa thì cái đó là quyền của nhà nước. Nhưng thử hỏi chúng tôi đã không đủ mà phải cho thêm tiền để sống hàng ngày bằng cái tiền foodstamp mà lại cắt nữa thì thử hỏi chúng tôi sống bằng cách gì đây?!
Tuy vậy, cũng có những người không hề cảm thấy lo lắng vì, theo họ, bất kỳ chính phủ nào cũng không thể không quan tâm đến người dân, trong đó có người già, những người đã lao động nhiều năm và đóng thuế.
Bà Lâm Thiên Thu, từ Virginia nói:
Chính quyền người ta sẽ nghiên cứu và đề ra những chính sách hợp lý nên tôi không có gì phải lo lắng cả.
Là một người có nhiều năm làm việc tại tổ chức BPSOS chuyên hỗ trợ cộng đồng gốc Việt, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người Việt hưởng trợ cấp xã hội trong khu vực, anh Đức Trường có những nhận định của riêng mình.
Anh Đức Trường, Ủy ban Cứu trợ người vượt biển tại Virginia cho biết:
Bởi gì cái vật giá tại tiểu bang Virginia này vốn đã cao. Nên việc cắt giảm những trợ giúp về thực phẩm hay cắt giảm những trợ giúp về nhà ở thì sẽ đẩy một phần gánh nặng lên những người thụ hưởng và rõ ràng sẽ làm chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng Virginia này sẽ bị giảm đi. Đặc biệt là vấn đề sức khỏe vì người Việt Nam mình dù làm việc rất chăm chỉ nhưng thực tế cái giá để mua một cái bảo hiểm y tế thường rất là cao.
Chưa có một thống kê đầy đủ nào về số người Mỹ gốc Việt riêng tại Virginia hiện đang nhận các chương trình an sinh xã hội liên quan đến nhà ở, thực phẩm và y tế; cũng như mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ nếu các chương trình này bị cắt giảm. Tuy nhiên, chỉ riêng tại văn phòng này của BPSOS, hàng tuần đều đặn có hàng trăm người tới nhận thực phẩm miễn phí dành cho thành phần thu nhập thấp.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Tôi hoàn toàn nhất trí với những gì mà chính phủ Mĩ đã đưa ra: cất tất cả trợ cấp xã hội cho những thành phần bảo lãnh từ thân nhân của họ và người báo lãnh phải trả lại tất cả những gì mà thân nhân của họ đã nhận từ cp về nhà cửa cũng vậy cần phải xét lại toàn bộ vì trong số đó có rất nhiều người quá ư là giàu mà họ lách luật cần phải nghiêm trị. Có những người lãnh trợ cấp của cp nhưng họ vẫn đi làm và lãnh tiền mật., ngang nhiên sống phè phỡn còn trên xương máu của những người đã đóng thuế.Như vậy quá bất công!

nhonnguyen
Автор

Không có tiền ăn. Nhưng có tiền về Việt Nam chơi thường xuyên

hienhuynh
Автор

An sinh xã hội được xã hội nước sở tại thương, nhưng khi về lại VN chảnh nên sự gian dối như vậy thì không thể tồn tại cho một đất nước khi người lao động đóng thuế cho thành phần ăn bán ..

ThanhNguyen-frpr
Автор

Ai lãnh qua ng do nuôi chứ đau bắt buộc chanh phụ Mỹ phải nuôi ng ta chị giúp thôi ma con đời hỏi những ng lãnh qua phải có trách nhiệm nuoi

thanhnguyen-rsje
Автор

Hay cam on Thuong De minh dang an song tren mot dat nuoc tu do nhan quyen, day du ko thieu thon tuy ko du gia nhung do hon ba con o VN bi fe doa, thieu thon du dieu ngay ca ko co com an .Hay biet on dung than .

xtnguyen
Автор

Ở Mỹ sống khổ thì về VN sống sướng hơn, thoải mái, thanh nhàn hơn. Như nhiều người đã về rồi đó.

phupham
Автор

Sống nhờ đất nước của Mỷ, nhung nguoi có đi là đóng thue thì kg nói, còn lại số đông qua Mỷvkg đi làm 1 ngay nào, nước mỷ nuôi nhu vay mà con kieu ca, đòi hỏi, có thay qúa đáng hay kg ? Tại sao kg về Vn mà đòi, nước Mỷ kg có thieu nợ ai cả, ở nhà cứ đầu tháng tiền từ trên trời rớt xuong mà Sài, bay giờ ít một chuc củng kg sao, lảnh tiền cho nhieu, đem về Vn thì khoe làm như tiền của mình, làm như nước Mỷ thieu nợ phai có bổn phận phải trả, tiền thì lảnh, bảo hiểm thì hưởng 100/100,

myemnguyen
Автор

Không ở VN. Sang nước ngừoi cho ở là quí. Điều vô lý là dân ở VN chính phủ không lo. sang sống xứ người ở không bắt ngừoi ta nuôi bằng tiền thuế của người khác . Còn cự nự. >Tống vê VN hết xem coi ai lo?

nomacken
Автор

Ck tôi người Mỹ đã về hưu nhưng anh ấy vẫn làm việc bán thời gian. Mỹ không thiếu việc làm...

HuongVu-sbtz
Автор

Qua Mỹ rồi thì phai lo cuộc sống minh chứ! Ngoại trừ thương tật, đui mù, mới nói chuyện cần xả hội trợ cấp, lành lặn, mà ...vầy thì không thấy tự ...buồn sao?

tangpham
Автор

Khong lam lai muon giup do nhieu de goi $ ve VN nuoi con chau bieng luoi ben kia.

TheSila
Автор

A do sao ve viet nam song di .o do chi.

trinhtrinh
Автор

Chĩ cắt giãm cho nhửng người di dân mới thôi 2019.2018 về sau không cắt đừng lo

timtran
Автор

Nhìn cuộc sống của bà con ở Mỹ như thế này, người nghèo ở Pháp không thấy nhiếu lo lắng ưu tư như họ!!!

evelynenong
Автор

Troi oi. Qua suong roi con lo gi nua. Nguoi da va nguoi tan tat khong co gi phai lo. Chanh phu xe cat nhung nguoi tre co the di lam ma khong chieu di lam de ngoi khong an khong...

Xin cho hoi, o CSVN co duoc di khong?

trankt
Автор

Ask what can do for your country? And do you want this country feed you for life? Tax prayers have to pay for.

lkv