filmov
tv
‘Cẩm nang’ xoa dịu tranh chấp Biển Đông (VOA)
Показать описание
#VOATIENGVIET
Thời gian qua Hà Nội đã phải dừng tới 2 dự án dầu khí ở khu vực này dưới sức ép từ Bắc Kinh. Và theo các chuyên gia tại buổi hội thảo thì Trung Quốc tất nhiên sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng của mình đối với nguồn lợi khoáng sản có trữ lượng lớn ở đây cũng như những lợi thế khác về khai thác hải sản, hàng hải và cả vị trí địa chiến lược quan trọng về quân sự.
Bà Bonie S.Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ nói:
Với một nền kinh tế cần nhiều năng lượng như Trung Quốc thì tất nhiên họ không thể bỏ qua nguồn lợi dầu khí ở khu vực Biển Đông khi họ đang nắm trong tay những lợi thế lớn về kinh tế, quân sự và cả sức ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á, vốn chỉ bao gồm những quốc gia nhỏ, tiềm lực kinh tế và quân sự đều thua xa so với Trung Quốc. Hơn thế đây cũng là một tuyến hàng hải quan trọng, một khu vực địa chính trị và quân sự quan trọng đối với Trung Quốc nữa.
Việc đàm phán để xây dựng thành công Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, theo các chuyên gia là một yếu tố đặc biệt quan trọng để giữ ổn định khu vực và giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực khai thác dầu khí và tự do hàng hải.
Tuy vậy, đây sẽ là một nỗ lực lâu dài từ nhiều phía, do vị thế đàm phán của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có thể nhận thấy là yếu thế hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Việc tận dụng sự ủng hộ của các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Australia và đặc biệt là sự quan tâm của Hoa Kỳ có thể là một giải pháp, theo các chuyên gia.
Ông Parashanth Parameswaran, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ cho biết:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang có chuyến thăm lần thứ 2 tới Việt Nam. Đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi từ nhiều thập niên nay thường không có những chuyến thăm liên tiếp trong cùng một năm như vậy. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ đang gây sức ép mạnh mẽ lên Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại cũng cho thấy, các nước Đông Nam Á có thể tận dụng sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Biển Đông để tìm kiếm một thỏa thuận có lợi cho mình.
Bà Amy Searight, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ nói:
Theo quan điểm của tôi, các nước Đông Nam Á luôn có xu hướng muốn chặn đứng những tham vọng và đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông nói riêng và cả khu vực nói chung, mà quyết định khai tử dự án 3 tỉ đô của Trung Quốc thời gian vừa qua của Thủ tướng Malaysia Mahathir là một ví dụ. Tuy vậy thì, mỗi quốc gia Đông Nam Á lại chịu một mức độ ảnh hưởng khác nhau từ phía Trung Quốc nên việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ đòi hỏi một quá trình nỗ lực rất lâu dài.
Buổi hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia hàng đầu về Châu Á, Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là một trong số nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông được tổ chức tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ trong thời gian qua. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày một cao của giới nghiên cứu, học thuật của Hoa Kỳ nói riêng và của quốc tế nói chung đối với cuộc tranh chấp nan giải hiện nay tại vùng Biển Đông chiến lược mà Việt Nam là một bên có tuyên bố chủ quyền.
Thời gian qua Hà Nội đã phải dừng tới 2 dự án dầu khí ở khu vực này dưới sức ép từ Bắc Kinh. Và theo các chuyên gia tại buổi hội thảo thì Trung Quốc tất nhiên sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng của mình đối với nguồn lợi khoáng sản có trữ lượng lớn ở đây cũng như những lợi thế khác về khai thác hải sản, hàng hải và cả vị trí địa chiến lược quan trọng về quân sự.
Bà Bonie S.Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ nói:
Với một nền kinh tế cần nhiều năng lượng như Trung Quốc thì tất nhiên họ không thể bỏ qua nguồn lợi dầu khí ở khu vực Biển Đông khi họ đang nắm trong tay những lợi thế lớn về kinh tế, quân sự và cả sức ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á, vốn chỉ bao gồm những quốc gia nhỏ, tiềm lực kinh tế và quân sự đều thua xa so với Trung Quốc. Hơn thế đây cũng là một tuyến hàng hải quan trọng, một khu vực địa chính trị và quân sự quan trọng đối với Trung Quốc nữa.
Việc đàm phán để xây dựng thành công Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, theo các chuyên gia là một yếu tố đặc biệt quan trọng để giữ ổn định khu vực và giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực khai thác dầu khí và tự do hàng hải.
Tuy vậy, đây sẽ là một nỗ lực lâu dài từ nhiều phía, do vị thế đàm phán của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có thể nhận thấy là yếu thế hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Việc tận dụng sự ủng hộ của các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Australia và đặc biệt là sự quan tâm của Hoa Kỳ có thể là một giải pháp, theo các chuyên gia.
Ông Parashanth Parameswaran, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ cho biết:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đang có chuyến thăm lần thứ 2 tới Việt Nam. Đây là một điều đáng ngạc nhiên, bởi từ nhiều thập niên nay thường không có những chuyến thăm liên tiếp trong cùng một năm như vậy. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ đang gây sức ép mạnh mẽ lên Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại cũng cho thấy, các nước Đông Nam Á có thể tận dụng sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Biển Đông để tìm kiếm một thỏa thuận có lợi cho mình.
Bà Amy Searight, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ nói:
Theo quan điểm của tôi, các nước Đông Nam Á luôn có xu hướng muốn chặn đứng những tham vọng và đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông nói riêng và cả khu vực nói chung, mà quyết định khai tử dự án 3 tỉ đô của Trung Quốc thời gian vừa qua của Thủ tướng Malaysia Mahathir là một ví dụ. Tuy vậy thì, mỗi quốc gia Đông Nam Á lại chịu một mức độ ảnh hưởng khác nhau từ phía Trung Quốc nên việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ đòi hỏi một quá trình nỗ lực rất lâu dài.
Buổi hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia hàng đầu về Châu Á, Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là một trong số nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông được tổ chức tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ trong thời gian qua. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày một cao của giới nghiên cứu, học thuật của Hoa Kỳ nói riêng và của quốc tế nói chung đối với cuộc tranh chấp nan giải hiện nay tại vùng Biển Đông chiến lược mà Việt Nam là một bên có tuyên bố chủ quyền.