filmov
tv
Trẻ bị táo bón có phải do hệ tiêu hóa kém? | BS Phạm Lan Hương, BV Vinmec Times City
![preview_player](https://i.ytimg.com/vi/c1crm3wKTI8/maxresdefault.jpg)
Показать описание
#taobon #tretaobon #tieuhoa
Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ bắt đầu ăn dặm. Nhiều trẻ bị táo bón dù được ăn đủ chất, thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Liệu nguyên nhân táo bón có phải do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề?
Cùng ThS. BS Phạm Lan Hương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City giải đáp câu hỏi này trong video sau đây.
Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể do:
● Chế độ ăn không hợp lý (thiếu chất, mất cân bằng giữa các chất,...). Ví dụ trẻ ăn thiếu chất xơ hoặc uống không đủ nước có thể là nguyên nhân gây táo bón
● Do trẻ nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài
● Do thay đổi môi trường sống/ sinh hoạt (trẻ đi lớp…)
● Do các bệnh lý hoặc các bất thường đường tiêu hóa. Ví dụ: Nếu trẻ thiếu các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) ở đường ruột có thể gây ra các mất cân bằng đường ruột, làm thay đổi nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy, hoặc táo bón xuất hiện...
Hệ tiêu hóa kém được định nghĩa là tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Khi nguồn thức ăn mà các bé đưa vào cơ thể đầy đủ các loại dưỡng chất nhưng tình trạng cơ thể lại luôn bị rơi vào trạng thái thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng, hay ốm vặt, dễ mắc bệnh,...
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này:
● Ăn uống không vệ sinh: Có thể khiến trẻ bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đường ruột bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường tiêu hóa,... tất cả các yếu tố trên đều có khả năng khiến việc tiêu hóa ở trẻ kém đi.
● Biến chứng từ việc điều trị các bệnh lý về hệ tiêu hóa: Một số loại thuốc điều trị các bệnh của bé được khuyến cáo trước là sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của trẻ nhỏ
● Ăn uống không điều độ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ. Trẻ thường xuyên bỏ bữa không chịu ăn hoặc ăn một lúc quá nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn có duy nhất một loại dinh dưỡng một lúc,... Tất cả những trường hợp trên đều sẽ là nguyên nhân khiến các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, giảm khả năng hoạt động,... cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ thức ăn của trẻ.
● Thiếu vi chất dinh dưỡng kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡng tại ruột: Các vi chất như sắt, canxi, vitamin nhóm A, B, C và đặc biệt là kẽm… cần có đủ trong chế độ ăn của trẻ. Trong đó đặc biệt cần lưu ý là kẽm. Kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme tham gia các hoạt động của cơ thể, giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Khi thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ bị biếng ăn, dễ bị nhiễm trùng.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ bắt đầu ăn dặm. Nhiều trẻ bị táo bón dù được ăn đủ chất, thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa. Liệu nguyên nhân táo bón có phải do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề?
Cùng ThS. BS Phạm Lan Hương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City giải đáp câu hỏi này trong video sau đây.
Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể do:
● Chế độ ăn không hợp lý (thiếu chất, mất cân bằng giữa các chất,...). Ví dụ trẻ ăn thiếu chất xơ hoặc uống không đủ nước có thể là nguyên nhân gây táo bón
● Do trẻ nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài
● Do thay đổi môi trường sống/ sinh hoạt (trẻ đi lớp…)
● Do các bệnh lý hoặc các bất thường đường tiêu hóa. Ví dụ: Nếu trẻ thiếu các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) ở đường ruột có thể gây ra các mất cân bằng đường ruột, làm thay đổi nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy, hoặc táo bón xuất hiện...
Hệ tiêu hóa kém được định nghĩa là tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Khi nguồn thức ăn mà các bé đưa vào cơ thể đầy đủ các loại dưỡng chất nhưng tình trạng cơ thể lại luôn bị rơi vào trạng thái thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng, hay ốm vặt, dễ mắc bệnh,...
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này:
● Ăn uống không vệ sinh: Có thể khiến trẻ bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đường ruột bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường tiêu hóa,... tất cả các yếu tố trên đều có khả năng khiến việc tiêu hóa ở trẻ kém đi.
● Biến chứng từ việc điều trị các bệnh lý về hệ tiêu hóa: Một số loại thuốc điều trị các bệnh của bé được khuyến cáo trước là sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của trẻ nhỏ
● Ăn uống không điều độ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ. Trẻ thường xuyên bỏ bữa không chịu ăn hoặc ăn một lúc quá nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn có duy nhất một loại dinh dưỡng một lúc,... Tất cả những trường hợp trên đều sẽ là nguyên nhân khiến các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, giảm khả năng hoạt động,... cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ thức ăn của trẻ.
● Thiếu vi chất dinh dưỡng kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡng tại ruột: Các vi chất như sắt, canxi, vitamin nhóm A, B, C và đặc biệt là kẽm… cần có đủ trong chế độ ăn của trẻ. Trong đó đặc biệt cần lưu ý là kẽm. Kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme tham gia các hoạt động của cơ thể, giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Khi thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ bị biếng ăn, dễ bị nhiễm trùng.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии