Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở

preview_player
Показать описание
#tresosinh #treem #hocdivat

Theo ThS.BS Phạm Khắc Tiệp (đơn nguyên Cấp cứu Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) thì trẻ bị hóc dị vật đường thở là một tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra đặc biệt là khi trẻ đang ăn uống một thứ gì đó. Trẻ bị hóc dị vật đường thở nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể tử vong. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết được các cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Trẻ bị hóc dị vật đường thở có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày bởi các nguyên nhân như: Thói quen đưa đồ vật cầm ở tay vào mồm của trẻ, dị vật rơi trúng đường thở khi trẻ hít mạnh hoặc đang cười, khóc...Di vật rơi vào đường thở do liệt họng hoặc đơn giản là thức ăn bị kẹt lại đường thở khiến trẻ bị hóc di vật.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật rất đơn giản, tuy nhiên vì không hiểu biết nên có nhiều bậc cha mẹ dùng tay móc họng khiến cho dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng và trẻ càng khó thở, gặp nguy hiểm hơn.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, cha mẹ thực hiện cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như sau: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu của trẻ khỏi bị tuột, sau đó dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Tiếp tục lật trẻ qua tay phải và quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại, đã thở và khóc được chưa, đồng thời kiểm tra miệng của trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp, lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Với đối tượng trẻ bị hóc dị vật đường thở trên 2 tuổi và còn tỉnh táo thì hãy để cho trẻ đứng, cha mẹ hoặc người sơ cứu sẽ đứng phía sau lưng trẻ hoặc quỳ gối rồi choàng 2 tay ra phía trước của trẻ, một tay nắm thành nắm đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh. Nếu trẻ bị hóc dị vật chưa thể thở được và dị vật chưa ra thì tiếp tục thực hiện biện pháp từ 6-10 lần.

Trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở và hôn mê, bất tỉnh thì hãy đặt trẻ nằm ngửa, cha mẹ hoặc người sơ cứu quỳ gối, tựa 2 chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn mạnh vào dưới xương ức của trẻ theo chiều từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Thực hiện hà hơi thổi ngạt 2 cái, nếu dị vật vẫn chưa ra và trẻ không thở được thì tiếp tục thực hiện sơ cứu cho đến khi dị vật văng ra và trẻ khóc trở lại.

Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Đã là thực hành thì ngắn gọn súc tích, nhìn vô hiểu liền làm liền. Dài dòng quá, lấp ba lấp bấp!

KieuNguyen-jhnv
Автор

Đã từng sơ cứu cho con trai khi bị hóc, thật hú vía, nếu đợi đi cấp cứu chắc không kịp, các bố mẹ cần tìm hiểu và học

minhtientran
Автор

okê! cảm ơn BS, anh hướng dẫn rất cụ thể, giờ thì tôi thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ

cuchoang
Автор

Bs Tiệp hướng dẫn rất chi tiết, rất hữu ích cảm ơn bs!

bacsyledung
Автор

Mình chuẩn bị cho con ăn dặm BLW và video này rất bổ ích 😊 cảm ơn bs rất nhiều

gianglaihuong
Автор

cám ơn bác sĩ đã hướng dẫn rất kỹ lưỡng và dễ hiểu

DuyLe-rurn
Автор

Thank bác sĩ, mõi người cần biết các kĩ năng này vì khi có chuyện xẩy ra có thể sẽ hối hận khi không biết

vantapnguyen
Автор

Rất may mắn khi mình chọn Vinmec Nha Trang là nơi chào đời của bé !! Cảm ơn đội ngũ y, bác sỹ rất nhiều !!!

Hienthichcau
Автор

Hay quá, lang thang trên internet và vào đây :D

WonDerAnh
Автор

Giọng bác sĩ tuyệt vời 🥰🥰🥰. Cảm ơn bác sĩ.

huonghai
Автор

Thông tin thêm:
-Cách xử lí khi bé bị ọe
Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị nghẹn, ho và đang cố gắng ọe để đẩy thức ăn ra ngoài, điều này chứng tỏ bé đang TỰ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ, bố mẹ nên bình tĩnh quan sát tiếp. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MÓC HỌNG HAY CHO BÉ UỐNG NƯỚC vì những hành động này có thể khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở, dẫn đến nguy cơ bị hóc tăng cao.
-Các bước xử lí khi bé bị hóc
+ Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi bị hóc: một em bé bị hóc thực sự thường sẽ IM LẶNG, MẶT TÍM TÁI, KHÔNG THỂ HO, KHÓC HAY KÊU vì lúc này đường thở đã bị dị vật bít hoàn toàn.
+Nếu bạn ở cùng người khác: Nhờ người khác gọi xe cấp cứu, trong lúc đó bạn thực hiện các phương pháp sơ cứu khẩn cấp
+Nếu bạn chỉ có một mình với bé: thực hiện sơ cứu trước và sau đó gọi xe cấp cứu
+Các dấu hiệu nguy hiểm khác: gọi ngay xe cấp cứu trong trường hợp bạn nhận thấy cổ họng bé bị sưng (nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn), tim đập nhanh hoặc đột ngột ngất xỉu
Tóm lại, ăn dặm bé chỉ huy là một phương pháp rất hữu ích trong việc khuyến khích con ăn tự giác và yêu thích việc ăn uống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên thực hiện dựa trên cơ sở bố mẹ TÌM HIỂU KĨ VÀ NẮM VỮNG CÁCH SƠ CẤP CỨU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BÉ TRONG QUÁ TRÌNH ĂN. Hi vọng bố mẹ và các bé sẽ có những trải nghiệm thật vui trong bữa ăn gia đình.

Автор

Cảm ơn bs rất nhiều. Hướng dẫn cụ thể dễ hiểu và áp dụng. Chúc bs thật nhiều sức khoẻ và thành công ạ

maioi
Автор

Cảm ơn bs đã cho những lời khuyên bổ ích cho trẻ

LanhNguyen-tvqs
Автор

Cám ơn bác sĩ, mình giữ cháu có một mình, cháu mình lả con trai đươv 11 tháng, nó nghịch lắm, cái gì cũng bỏ vào miệng

lehuong
Автор

Cảm ơn bác sĩ.thêm một kiến thức chăm sóc trẻ

TanLe-exwn
Автор

Quá tuyệt vời luôn . Cảm ơn bs tận tình hướng dẫn cho các bậc phụ huynh có con nhỏ

thenguyenquang
Автор

Cảm ơn bác sĩ hướng dẫn rất cụ thể thực tế chúc bác có nhiều sức khỏe và hạnh phúc

atlethanh
Автор

Mk đang cho con ăn blw. Nên rất lo con bị hóc. Cảm ơn bs vì video ạ.

thoathoa
Автор

Tuyệt vời mình đã học thêm được 1 kỹ năng mới cực hữu ích nữa

BìnhTrầnNhư-jd
Автор

Em cảm ơn bác sĩ và đội ngũ bệnh viện ạ

dtomlin