Cách an toàn xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

preview_player
Показать описание
#vinmec #chamsoctre #kienthucsuckhoe #suckhoe #sức_khỏe #sống_khỏe #songkhoe

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, nếu cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời, đúng cách thì có thể sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh và gây nguy hiểm cho trẻ. Vấn đề “bé sặc sữa lên mũi phải làm sao?” hay “xử lý sặc sữa trẻ sơ sinh như thế nào?” được Điều dưỡng Hà Thị Thắm - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Vinmec Times City hướng dẫn cụ thể như sau:
Trước tiên cha mẹ cần đánh giá tình trạng bé sặc sữa (sặc sữa trong khi ăn hoặc sau khi ăn) khiến bé không thở được, tím tái, sữa trào ra miệng hay mũi của em bé. Khi gặp phải tình trạng này, cha mẹ hãy từ từ cho bé nằm nghiêng sang 1 bên, dùng 1 tay vỗ vào lưng của bé. Đồng thời mẹ hãy quan sát xem sữa có trào ra không, mặt em bé có hồng hào trở lại không.

Nếu thấy sữa trào ra mũi miệng, bé hồng hào trở lại và khóc được thì tức là tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm cho bé nữa, mẹ hãy vệ sinh mũi miệng cho bé. Trường hợp sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh và sau khi vỗ lưng bé vẫn tiếp tục tím tái, không thở, không khóc thì hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình chờ nhân viên y tế thì mẹ vẫn tiếp tục sơ cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ, các ngón tay ôm trọn phần ngực bé để giữ. Vị trí vỗ sặc sữa trẻ sơ sinh nằm giữa đường nối 2 xương bả vai của bé. Mẹ dùng cườm tay để vỗ bé sặc sữa, lực nghiêng từ trên xuống. Vỗ 5 lần, tần suất 1 giây/lần. Sau đó lật bé lên để đánh giá tình trạng bé sặc sữa. Nếu bé đã trở lại bình thường thì mẹ hãy dừng việc vỗ sặc sữa cho bé và tiến hành vệ sinh mũi miệng cho bé. Nếu bé vẫn chưa bình thường trở lại thì tiếp tục dùng tay ấn ngực cho bé, tốc độ 1 giây/ lần, ấn 5 lần liên tiếp. Trường hợp bé vẫn tiếp tục tím tái thì mẹ tiếp tục vỗ sặc sữa và ấn ngực, thực hiện 5 chu kỳ và đồng thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời nhé.

Trong quá trình xử lý sặc sữa trẻ sơ sinh thì mẹ cần đánh giá đúng tình trạng của bé để có cách sơ cứu kịp thời. Không nên hoảng loạn vì có thể khiến bé gặp nguy hiểm hơn.

Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Hãy quá bác sĩ ơi nếu nhà nào có xem được video này thì hay biết mấy cảm ơn bác sĩ nhé chúc cô có được nhiều sức khỏe để cô có được nhiều video hay để phục vụ cho các bé

zazazaazazaz
Автор

Biết ơn bs hướng dẫn rất chi tiết và bổ ích🩷

luuthiphuongnga
Автор

Cảm ơn bác sĩ, rất chi tiết và hữu ích 🙏

kronostg
Автор

Các bước dạy rất chi tiết. Hay quá. Tks bác sĩ 😊😊

thuynguyenthianh
Автор

Bác sĩ cho em hỏi bé e được một tháng mà bị đờm giữa cổ chi có cách gì cho bé khỏi k

tamnguyen-dnfw
Автор

Bạn cho mình hỏi em bé nhè chút sữa ra rồi ho sặc một tiếng khi em bé dang nằm ngửa thì mình làm thế nào cho đúng cảm ơn bạn

laquang
Автор

Hay lắm chị chỉ dẫn rất chi tiết dễ hiểu ♥️

phuongtranthi
Автор

Bình thường ăn song cũng vỗ đc ko chị . với lại ăn sống bao nâu thì vỗ

hongbichs-tsmx
Автор

Chị cho e hỏi e bé sơ sinh có ngủ máy lạnh được k ạ?

vangcomet
Автор

Vậy lúc nghiêng e bé khóc được rồi. Vậy sữa còn lại trong mũi m sử lý như nào ạ

hoaiinspirit
Автор

Nếu sau khi bé sặc sữa mình xử lí đx mà bé vẫn bị nghẹt mũi phải làm sao ak

oanhnguyen-zijh
Автор

Bé gái nhà em thường sac sữa ho nhiều khi sac

linhmy
Автор

Vỗ vi trí thì đúng rồi, mà vỗ mạnh theo video chắc gãy xương e bé quá

lamquynh
Автор

Chị ơi e có thể xin kết bạn Zalo với chị đc ko ạ

lanthan