Quản lý tài chính: GenZ tiêu xài sao cho không hoang phí? | VVPodcast #21

preview_player
Показать описание
Quản lý tài chính: GenZ tiêu xài sao cho không hoang phí? | VVPodcast #21

Quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ chưa giải quyết được. Do đó, nhiều người bị rơi vào cái bẫy tài chính do chính mình tạo ra.

#vatvostudio #review #podcast
_______________________________

(Email chỉ để liên hệ hợp tác, không trả lời các thắc mắc tư vấn tình cảm, yêu đương và sản phẩm. Xin cám ơn.)

© Bản quyền thuộc về VT MEDIA & Vật Vờ Studio
© Copyright by VT MEDIA & Vật Vờ Studio. Please do not Reup
--------------------------------------------------
0:00 Mở đầu
0:30 Cách chi tiêu tài chính của nhiều người trẻ hiện đại
7:56 Hệ luỵ của cách tiêu dùng không suy nghĩ
12:39 Nên làm gì để "thoát ra" khi mắc phải cạm bẫy tài chính
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

câu nói hay nhất trong ngày "nếu chúng ta cứ mua những thứ chúng ta muốn, sẽ đến lúc chúng ta phải bán đi những thứ chúng ta cần" .

Ryuu
Автор

Hồi xưa lương mình 8tr mình cũng từng như vậy, sẵn sàng mua cái đồng hồ 10tr, nạp game tháng đôi triệu. Giờ thu nhập của mình hơn 7 số 0 rồi, nhưng muốn mua sắm hay làm gì đó mình rất suy nghĩ, ví dụ lên đời điện thoại mà hơn 3 năm nay còn đắng đo chưa lên vì cái hiện tại đang dùng tốt quá, vì mình nhận ra một điều, còn nhiều thứ khác phải có tiền để dành thì mới làm bàn đạp chạm đến được ( vốn khởi nghiệp, mua đất, mua nhà, mua xe hơi...). Thấy hồi xưa mình thật phung phí. Clip này đang nói đúng thực trạng, cảm ơn một clip hay

aihieu
Автор

Đầu tiên để chi tiêu hợp lý là phải thay đổi suy nghĩ đã. VD 1 cái váy mặc lên ảnh vài lần cũng ko sao, từ chối 1 vài cuộc vui ko sao, trang phục phụ kiện dùng đồ bình thường cũng được... Khi thực sự ko có nhiều nhu cầu thì việc tiết kiệm là rất tự nhiên và dễ dàng. Còn khi vẫn có nhiều nhu cầu muốn mua sắm, mà lại ép bản thân phải tiết kiệm, thì rất khó khăn và cũng rất stress.

mieomieo
Автор

1 ng income 100 củ/tháng tiêu 10 củ -> tiết kiệm
1ng income 10 củ/tháng tiêu 10 củ -> hoang phí
Hãy cày khi nào income nhiều thì bạn tiêu như nào cũng đc.

kimsowntran
Автор

Giống mình, lương tháng 10tr, lúc lãnh lương thì mua mấy món ăn vặt vài chục nghìn cũng ko tiếc, đến lúc trong túi còn 100-200k thì ngay cả chai nước 10k cũng ko dám mua, mình thấy muốn tiêu được tiền hợp lí thì phải kiềm chế được cảm xúc ham muốn

pii
Автор

Cảm ơn podcast của anh. Hơn nữa, qua podcast này em thấy anh Vinh còn có thể đòi nợ 1 cách tinh tế :v

thanhnhanmaiquang
Автор

Thực sự nó quá đúng, em nhiều lần đã làm theo phương pháp của anh nhưng em lại không kiên trì đúng để theo những gì mình đã vạch ra. Podcast này đã truyền động lực cho em rất nhiều.

Khangdz
Автор

Mình cũng xuất thân trong gia đình k khá giả, nhưng mình lại bắt đầu tìm hiểu và đầu tư bitcoin vào năm lớp 9 (2011).. lúc đó đến năm 2 đại học (2017-2018) tài khoản của mình đc tầm 2 tỷ lúc này do giàu quá nhanh mình ăn chơi, mua sắm đủ thứ rồi thị trường lúc đó mình chơi HYIP mà k tìm hiểu nên mất không còn gì hết. Đến giờ đi làm mình vẫn quản lý tài chính, rất ít mua những thứ ko cần thiết (quần áo, đt, xe cộ chỉ là đủ xài thôi), nhưng số tiền mà mình dùng để đẩu tư thì rất nhiều nhưng ra trường mình lại thua tầm 100trieu(số tiền mình dành dụm cả 1 năm đi làm). Hiện tại thì mình vẫn tiếp tục đầu tư(chủ yếu là crypto) nhưng bây giờ đã có lãi. Khi nhận ra được, thì mình rất cám ơn những năm tháng mà mất hết số tiền đã có nó giúp mình quản lý tốt hơn những đồng tiền mình kiếm được sau này. (mỗi tháng lương mình chỉ ~10 triệu thôi) nhưng lúc nào mình cũng để dành đc ít nhất 2trieu để đầu tư(tích tiểu thành đại)

thompson
Автор

Mình đag nghĩ có khi vinh bị nợ xấu nhiều nên tiện ra video luôn😂. Tài chính cá nhân là 1 vđề mà giới trẻ hiện nay ko chú trọng. Nhưng lại rất có ích trong tương lai. Biết càng sớm càng tốt👌

NguyenNgoc-ipxt
Автор

sinh ra trong nghèo khó sẽ dạy chúng ta cách chi tiêu cho hợp lý, chính vì thế các tỷ phú đều bắt con cái họ đi phục vụ chạy bàn trước khi trao cho họ cơ ngơi, GenZ đôi khi sướng quá nên ko biết cách chi tiêu cho đúng

dunghoang
Автор

cái này 1 phải biến cố mới nhận ra, mới sáng mắt ra, còn gia đình nghèo hoặc như t gia đình cũng chỉ đủ ăn, 1 đợt quét tinh giảm biên chế là thấy rõ chi tiêu gia đình chẳng còn thoải mái như hồi trước nữa r ( thoải mái này ko phải hoang phí ), bài học quản lý tài chính phải đc học từ nhỏ, biết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng cái nào cần và cái nào MUỐN, cần thì ít mà muốn thì vô biên !

andrealarosa_sw
Автор

bệnh này nhiều bạn trẻ dính phải, một phần thời buổi mạng xã hội bây giờ cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý so sánh kiểu "áp lực đồng trang lứa"

Quoc_Collector_Luxury
Автор

Tập này hay quá ạ. Em nghĩ kênh này nên có những chuyển hướng mở rộng thêm như content như này nữa ạ!

hoangluc
Автор

mình rất thích lướt shopee và mua sắm, nhưng có một mẹo hay áp dụng để hạn chế bản thân. Thường khi thích món gì sẽ bỏ vào giỏ hàng không mua ngay (trừ những món đang thật sự cần), khoảng hơn một tuần sau quay lại giỏ hàng thì sẽ thấy không cần món đó đến thế, sẽ tự tin bỏ ra khỏi giỏ hàng

quangnhat
Автор

podcast rất hay. mong team làm nhiều hơn về những chủ đề khác nữa <3

tamnguyen
Автор

Cảm ơn a Vinh nhé, coi podcat như đang nói chn trực tiếp với a. Cảm giác thân thuộc và đc 1 ng như a dễ thấu hiểu và cho đúng lời khuyên mình cần tiếp thu

phaituan
Автор

Cách để tiết kiệm hơn là bớt lướt toptop và Sọp pe lại. Sau đợt Covid thất nghiệp thậm chí có cảm giác bị quên cách tiêu tiền rồi, giờ cái gì cần mới mua mà còn quên lên quên xuống vài lần mới mua, sau vài lần quên thậm chí còn cảm thấy món đó không cần thiết nên khỏi mua luôn.

immua
Автор

Em cảm thấy rất may mắn vì ngày càng nhiều ng chia sẻ về vấn đề này để tụi em có nhiều nguồn tham khảo.

thanhhien
Автор

Mình theo dõi anh Vinh từ khi mình còn đang học cấp 2, khi đó anh Vinh còn ở Schanel, bây giờ vẫn thích anh Vinh như vậy. Chúc anh VInh nhiều sức khoẻ và ngày càng thành công ^^

illidanstormrage
Автор

Hiện nay họ sợ người ta nói hơn sợ đói.
Vấn đề là Cơ hội sửa sai luôn tỷ lệ nghịch với tuổi tác.
Vì khi mắc lỗi, chỉ có câu "tuổi trẻ bồng bột", còn già thì chỉ đi với "mà ng*" thôi.
Hi vọng là họ nhận ra điều này sớm.

ashdgashj