filmov
tv
Những sai lầm thường gặp trong nhiếp ảnh (Phần 1)

Показать описание
1 – SIẾT KHẨU QUÁ MỨC
- Lỗi rất phổ biến đối với người mới chơi nhiếp ảnh là siết khẩu rất nhỏ, thậm chí là nhỏ nhất có thể để có trường ảnh thật sâu và ngay cả đối với người chơi lâu năm hơn đôi khi cũng siết khẩu nhỏ nhất để chụp được tia sáng mặt trời dài hơn. Về lý thuyết thì điều đó không sai nhưng thực tế sẽ là một vấn đề lựa chọn giữa cái được và mất. Cái được là sẽ có trường ảnh sâu hơn hoặc có hiệu ứng dòng nước mềm hơn hoặc có hiệu ứng tia mặt trời dài hơn nhưng đánh đổi lại là ảnh sẽ bị mất độ nét và tương phản (soft) do nhiễu xạ của ống kính. Vậy nhiễu xạ là gì và giải pháp nào để tối ưu giữa mục đích chụp và chất lượng ảnh?
- Nhà khoa học Huygen cho rằng, ánh sáng hoạt động như một làn sóng, trong đó mỗi sóng như một bước sóng nhỏ và khi lan ra sẽ tạo thành sóng lớn hơn rồi lớn hơn. Khi ánh sáng đi vuông góc với một khe nhỏ, mặt sóng sẽ phình ra sau khi đi qua khe nhỏ và tạo ra đường cong xung quanh góc và và hiện tượng này được gọi là nhiễu xạ. Khi ánh sáng đi qua một lỗ rất nhỏ, chúng sẽ không truyền theo một đường thẳng nữa mà bắt đầu uốn cong ở các góc khiến ánh sáng tập trung vào các hướng khác nhau trên cảm biến gây nhiễu xạ và hình ảnh bị mờ.
- Thực tế nhiễu xạ có thể phát sinh ngay cả ở những khẩu độ lớn trên các ống kính nhưng mức độ rất ít nên khó có thể phát hiện được và khi khẩu độ/lỗ khẩu đủ nhỏ thì hiện tượng nhiễu xạ rất dễ phát hiện.
- Hiệu ứng tia mặt trời là một dạng của hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Tại các khẩu độ mở lớn, các lá khẩu trong ống kính thường tạo ra một lỗ tròn hơn và khi siết khẩu nhỏ lại thì lỗ khẩu có xu hướng tạo ra các cạnh rõ ràng dọc theo các lá khẩu cùng với sự nhiễu xạ càng lớn sẽ tạo ra các tia rõ và dài hơn. Tùy theo cấu trúc của từng ống kính cụ thể, hiệu ứng ánh sao có thể xuất hiện ngay tại khẩu độ f/11, thường thì tại f/16 (tức là cách khẩu độ tối thiểu f/22 là 1 stop) cũng là điểm tôi cho là sự đánh đổi được cân bằng giữa việc tạo ra hiệu ứng tia sáng nhưng vẫn cho chất lượng ảnh chấp nhận được.
- Đối với trường hợp cần độ sâu trường ảnh sâu hơn với điểm lấy nét khá gần (trong các chủ đề chụp cận cảnh hoặc phong cảnh cần độ nét cả cho tiền cảnh) thì cách tốt hơn là sử dụng kỹ thuật focus stacking với nhiều tấm ảnh có điểm lấy nét khác nhau rồi ghép các trường ảnh lại.
- Đối với trường hợp cần thời gian phơi sáng lâu hơn nhằm tạo hiệu ứng thác nước mềm hoặc mặt nước phẳng mà không có filter ND hoặc filter ND là chưa đủ thì cũng cần cân nhắc khi sử dụng khẩu độ nhỏ nhất.
2 – TỐC ĐỘ MÀN TRẬP QUÁ CHẬM
- Trong thời gian đầu đến với nhiếp ảnh, tôi thường xuyên mắc phải lỗi tốc độ màn trập quá chậm gây nhòe các chủ thể chuyển động mà tôi không mong muốn. Một phần do chưa có kinh nghiệm về đặt tốc độ tối thiểu phù hợp cho từng tốc độ chuyển động, một phần cũng do hiểu sai về độ sâu trường ảnh nên thường siết khẩu độ rất nhỏ như đã nêu ở nội dung thứ nhất làm cho lượng ánh sáng vào cảm biến thiếu và máy sẽ tự động giảm tốc độ màn trập. Phần quan trọng nữa là chưa biết hết những tính năng thông minh của máy ảnh nên không biết sử dụng những tính năng này để hỗ trợ trong những tình huống phù hợp.
- Ngay với chủ đề chân dung, sẽ có người nghĩ là người mẫu đứng/ngồi khi chụp là một chủ thể tĩnh nên tốc độ chụp không quan trọng. Tuy nhiên thực tế người mẫu vẫn có những dao động nhất định trong cái mà chúng ta cho là tĩnh đó nên chúng ta vẫn cần tới một tốc độ màn trập đủ nhanh.
3 – KHÔNG DÁM SỬ DỤNG ISO CAO
- Những ngày đầu tôi sợ ISO cao như sợ Cọp nên thường đặt ISO cố định ở mức ISO cơ sở. Đó cũng là nguyên nhân gây đủ thứ rắc rối như ảnh bị mờ nhòe hoặc là do tốc độ chụp thấp không đủ đóng băng các chuyển động trong khung hình như đã nêu ở phần 2, hoặc thậm chí còn bị mờ nhòe do rung máy khi chụp cầm tay với tốc độ quá thấp.
- Giải pháp tốt nhất là sử dụng tính năng ISO tự động có kiểm soát trên hầu hết các máy ảnh hiện nay. Trong tính năng này, ngoài việc chúng ta cài đặt được mức ISO thấp nhất, ISO cao nhất thì còn kiểm soát được tốc độ màn trập tối thiểu. Tôi thường sử dụng và luôn hướng dẫn cho học viên của mình cách sử dụng ISO tự động này bằng cách cứ để ISO chạy từ thấp nhất đến cao nhất, và tùy từng tốc độ màn trập cho từng buổi chụp hoặc chủ đề chụp cụ thể mà chúng ta sẽ chọn tốc độ màn trập tối thiểu phù hợp.
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, ngoài việc đưa vào máy ảnh khả năng nhận dạng được nhiều loại chủ thể khác nhau ngoài con người với tốc độ cực nhanh thì trong các phần mềm biên tập ảnh hiện có thể khử nhiễu (denoise) rất hiệu quả. Những tấm ảnh sử dụng ISO từ 6400 trở lên trước đây rất nhiễu và hầu như không sử dụng được thì nay có thể làm cho nó trong vắt và những tấm ảnh đó gần như được hồi sinh.
0:00 Biến số từ khẩu - tốc - ISO
1:00 Giới thiệu kênh
1:17 Siết khẩu quá mức
4:53 Tốc độ màn trập quá chậm
6:12 Không dám sử dụng ISO cao
7:52 Lời kết
#photography #fujifilm #aperture #shutterspeed #iso
- Lỗi rất phổ biến đối với người mới chơi nhiếp ảnh là siết khẩu rất nhỏ, thậm chí là nhỏ nhất có thể để có trường ảnh thật sâu và ngay cả đối với người chơi lâu năm hơn đôi khi cũng siết khẩu nhỏ nhất để chụp được tia sáng mặt trời dài hơn. Về lý thuyết thì điều đó không sai nhưng thực tế sẽ là một vấn đề lựa chọn giữa cái được và mất. Cái được là sẽ có trường ảnh sâu hơn hoặc có hiệu ứng dòng nước mềm hơn hoặc có hiệu ứng tia mặt trời dài hơn nhưng đánh đổi lại là ảnh sẽ bị mất độ nét và tương phản (soft) do nhiễu xạ của ống kính. Vậy nhiễu xạ là gì và giải pháp nào để tối ưu giữa mục đích chụp và chất lượng ảnh?
- Nhà khoa học Huygen cho rằng, ánh sáng hoạt động như một làn sóng, trong đó mỗi sóng như một bước sóng nhỏ và khi lan ra sẽ tạo thành sóng lớn hơn rồi lớn hơn. Khi ánh sáng đi vuông góc với một khe nhỏ, mặt sóng sẽ phình ra sau khi đi qua khe nhỏ và tạo ra đường cong xung quanh góc và và hiện tượng này được gọi là nhiễu xạ. Khi ánh sáng đi qua một lỗ rất nhỏ, chúng sẽ không truyền theo một đường thẳng nữa mà bắt đầu uốn cong ở các góc khiến ánh sáng tập trung vào các hướng khác nhau trên cảm biến gây nhiễu xạ và hình ảnh bị mờ.
- Thực tế nhiễu xạ có thể phát sinh ngay cả ở những khẩu độ lớn trên các ống kính nhưng mức độ rất ít nên khó có thể phát hiện được và khi khẩu độ/lỗ khẩu đủ nhỏ thì hiện tượng nhiễu xạ rất dễ phát hiện.
- Hiệu ứng tia mặt trời là một dạng của hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Tại các khẩu độ mở lớn, các lá khẩu trong ống kính thường tạo ra một lỗ tròn hơn và khi siết khẩu nhỏ lại thì lỗ khẩu có xu hướng tạo ra các cạnh rõ ràng dọc theo các lá khẩu cùng với sự nhiễu xạ càng lớn sẽ tạo ra các tia rõ và dài hơn. Tùy theo cấu trúc của từng ống kính cụ thể, hiệu ứng ánh sao có thể xuất hiện ngay tại khẩu độ f/11, thường thì tại f/16 (tức là cách khẩu độ tối thiểu f/22 là 1 stop) cũng là điểm tôi cho là sự đánh đổi được cân bằng giữa việc tạo ra hiệu ứng tia sáng nhưng vẫn cho chất lượng ảnh chấp nhận được.
- Đối với trường hợp cần độ sâu trường ảnh sâu hơn với điểm lấy nét khá gần (trong các chủ đề chụp cận cảnh hoặc phong cảnh cần độ nét cả cho tiền cảnh) thì cách tốt hơn là sử dụng kỹ thuật focus stacking với nhiều tấm ảnh có điểm lấy nét khác nhau rồi ghép các trường ảnh lại.
- Đối với trường hợp cần thời gian phơi sáng lâu hơn nhằm tạo hiệu ứng thác nước mềm hoặc mặt nước phẳng mà không có filter ND hoặc filter ND là chưa đủ thì cũng cần cân nhắc khi sử dụng khẩu độ nhỏ nhất.
2 – TỐC ĐỘ MÀN TRẬP QUÁ CHẬM
- Trong thời gian đầu đến với nhiếp ảnh, tôi thường xuyên mắc phải lỗi tốc độ màn trập quá chậm gây nhòe các chủ thể chuyển động mà tôi không mong muốn. Một phần do chưa có kinh nghiệm về đặt tốc độ tối thiểu phù hợp cho từng tốc độ chuyển động, một phần cũng do hiểu sai về độ sâu trường ảnh nên thường siết khẩu độ rất nhỏ như đã nêu ở nội dung thứ nhất làm cho lượng ánh sáng vào cảm biến thiếu và máy sẽ tự động giảm tốc độ màn trập. Phần quan trọng nữa là chưa biết hết những tính năng thông minh của máy ảnh nên không biết sử dụng những tính năng này để hỗ trợ trong những tình huống phù hợp.
- Ngay với chủ đề chân dung, sẽ có người nghĩ là người mẫu đứng/ngồi khi chụp là một chủ thể tĩnh nên tốc độ chụp không quan trọng. Tuy nhiên thực tế người mẫu vẫn có những dao động nhất định trong cái mà chúng ta cho là tĩnh đó nên chúng ta vẫn cần tới một tốc độ màn trập đủ nhanh.
3 – KHÔNG DÁM SỬ DỤNG ISO CAO
- Những ngày đầu tôi sợ ISO cao như sợ Cọp nên thường đặt ISO cố định ở mức ISO cơ sở. Đó cũng là nguyên nhân gây đủ thứ rắc rối như ảnh bị mờ nhòe hoặc là do tốc độ chụp thấp không đủ đóng băng các chuyển động trong khung hình như đã nêu ở phần 2, hoặc thậm chí còn bị mờ nhòe do rung máy khi chụp cầm tay với tốc độ quá thấp.
- Giải pháp tốt nhất là sử dụng tính năng ISO tự động có kiểm soát trên hầu hết các máy ảnh hiện nay. Trong tính năng này, ngoài việc chúng ta cài đặt được mức ISO thấp nhất, ISO cao nhất thì còn kiểm soát được tốc độ màn trập tối thiểu. Tôi thường sử dụng và luôn hướng dẫn cho học viên của mình cách sử dụng ISO tự động này bằng cách cứ để ISO chạy từ thấp nhất đến cao nhất, và tùy từng tốc độ màn trập cho từng buổi chụp hoặc chủ đề chụp cụ thể mà chúng ta sẽ chọn tốc độ màn trập tối thiểu phù hợp.
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, ngoài việc đưa vào máy ảnh khả năng nhận dạng được nhiều loại chủ thể khác nhau ngoài con người với tốc độ cực nhanh thì trong các phần mềm biên tập ảnh hiện có thể khử nhiễu (denoise) rất hiệu quả. Những tấm ảnh sử dụng ISO từ 6400 trở lên trước đây rất nhiễu và hầu như không sử dụng được thì nay có thể làm cho nó trong vắt và những tấm ảnh đó gần như được hồi sinh.
0:00 Biến số từ khẩu - tốc - ISO
1:00 Giới thiệu kênh
1:17 Siết khẩu quá mức
4:53 Tốc độ màn trập quá chậm
6:12 Không dám sử dụng ISO cao
7:52 Lời kết
#photography #fujifilm #aperture #shutterspeed #iso
Комментарии