Làm sao NHẬP ĐỊNH khi Ngồi Thiền? - Vấn Đáp Thầy Thích Pháp Hòa

preview_player
Показать описание
Kênh Youtube Nghe Pháp Mỗi Ngày đăng tải video chính thức về tất cả các bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa.

Mời đại chúng bấm 𝗟𝗜𝗞𝗘 - 𝗦𝗨𝗕𝗦𝗖𝗥𝗜𝗕𝗘 - 𝗦𝗛𝗔𝗥𝗘 - 𝗖𝗢𝗠𝗠𝗘𝗡𝗧 để nhận video mới nhất.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
►Thầy Trụ Trì Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại Cần Thơ, Việt Nam.
► Định cư tại Canada năm 12 tuổi, xuất gia năm 15 tuổi.
► Thọ Tỳ-kheo tại Pháp Quốc năm 20 tuổi.
► Thầy tiếp nhận trách vụ trụ trì TV. Trúc Lâm năm 2006 và TV. Tây Thiên 2007.

#nghephapmoingay #thichphaphoa #thayphaphoa
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Pháp Hòa giảng như vậy là lạc đề, không đáp ứng cho câu hỏi rồi. Định là trạng thái cao nhất trong 5 trạng thái của một người tu thiền, đó là “Tầm–Sát–Phỷ-Lạc–Định.”, phạn ngữ gọi là “Vitakka–Vicāra–Pīti–Sukha–Ekaggāta”, anh ngữ gọi là
1. Tầm (Vitakka–Observing)
Khi mới thiền, trạng thái đầu tiên của người Thiền Sinh là tập trung ý tưởng về một đề mục, hay một vật thể như lần chuổi hạt. Cách dễ nhất là để Tâm đến một cơ phận trên thân thể, ví dụ như giữa trán, đỉnh đầu, chóp mũi, nhân trung … cao hơn nữa là các trung tâm điểm của Thần Kinh Hệ.
Đối với những người mới tập thiền thì chỉ giới hạn trong trạng thái Tầm Thiền hay Sơ Quán Thiền. Do vì ở thời điểm này, Thân họ còn nhiều trọng trược, Tâm chưa yên, Trí chưa tịnh, nên chỉ thiền trong thiền trong chốc lát là đã xả thiền. Thân thì ngứa ngáy quạy cọ, Trí thì cứ suy nghĩ lung tung đến chuyện này chuyện kia. Chẳng qua là vì tầng số rung động của Tâm họ còn thấp nên dễ bị nhiễu sóng bởi ngoại cảnh. Nếu ai bền tâm vững chí tiếp tục hành thiền mỗi ngày thì sẽ vượt qua trạng thái này tương đối dễ dàng, thông thường từ 30 đến 45 phút.
2. Sát (Vicāra - Discernment)
Sau trạng thái Tầm Thiền là trạng thái Sát Thiền có nghĩa là quan sát, quán chiếu. Ở giai đoạn này, Thiền Sinh bắt đầu cảm nhận những cảm giác ở các cơ phận mà Y đang để Tâm đến. Điều này rất dễ hiểu, vì khi ta chú tâm đến bất cứ cơ phận nào trên cơ thể của mình thì hệ thần kinh liên quan đến cơ phận đó sẽ hoạt động tích cực hơn, khiến ta có thể cảm nhận các cảm giác khá dễ dàng.
Ví dụ: Khi ta chạm tay lên người yêu mình thì cả ta và người yêu ta đều có những cảm giác đặc biệt khác lạ. Do đó trong khi thiền, ta chú Tâm đến nhân trung thì sau một thời gian ta sẽ cảm nhận được cảm giác nhột nhột, rần rần ở đó. Đó là vì hệ thần kinh ở khu vực mà ta đang chú Tâm đến hoạt động tích cực hơn. Tiến xa hơn một bước nữa là ta có thể dùng Tâm Ý để vận chuyển chân khí từ điểm này qua điểm khác trong cơ thể của chúng ta.
Ví dụ: Khi ta hít vào thì để Tâm đến nhân trung, khi ta thở ra thì để Tâm đến Đan Điền (vị trí giữa Rốn và bộ phận Sinh Lý), cứ tiếp tục như vậy thì sau một thời gian thiền, ta có thể cảm giác được luồng chân khí từ trên đầu rần đến huyệt Đan Điền. Điều này rất bổ ích cho sức khỏe của Ta, vì các luồng chân khí này giúp đả thông kinh mạch cho mình.
Ta có thể hình dung trạng thái Tầm Thiền (Vitakka Jhāna) như là con Ong hay con Chim đang bay qua bay lại, để ý đến một nụ hoa nào đó trên một cây hoa. Thế rồi con chim hay con ong đó chu mỏ vào một nụ hoa, hai cánh nó rung động vo vo, nhưng thân nó vẫn duy trì tại một vị trí để hút mật hoa, trong khi đó mật hoa di chuyển từ thân cây đến nhụy hoa qua các tuyến mật của nhánh hoa. Hiện tượng này cũng giống như khi ta thiền thì chân khí di chuyển trong cơ thể theo sự điều khiển của Tâm Ta, đây là trạng thái Sát Thiền (Vicāra Jhāna).
Đồng thời đây cũng là giai đoạn mà người Thiền Sinh gặp phải rất nhiều thử thách. Thử thách thường gặp nhất là cảm giác đau nhức ở các bộ phận trong cơ thể, càng thiền lâu thì càng có cảm giác bứt rứt, đau nhức toàn thân; nhất là những người có nhiều bệnh tật, những người sống trong môi trường ô nhiễm, và những người ăn uống thực phẩm công nghiệp, được chế biến pha lẫn hóa chất như gia vị tố, sắc màu tố, bột ngọt, bột nêm…. làm cho kinh mạch bị bế nghẽn, gọi là thân tâm bị nhiễm trược khí và trược chất. Do đó sự đau nhức là trạng thái các luồng chân khí vận hành tẩy rửa các trược tố ra khỏi cơ thể của ta qua các lổ chân lông. Những triệu chứng như: chảy nước mắt, giựt tay chân, kim chích ở lòng bàn chân, nóng hay lạnh… thường xuyên xảy ra cho những Thiền Sinh có nhiều trược tố trong cơ thể.
Các hiện tượng vừa đề cập, cũng giống như ta giặt quần áo dơ bẩn. Khi chưa giặt thì ta biết là đồ dơ, nhưng nếu ta lười biến không đem đi giặt thì ta vẫn có khuynh hướng mặc đi mặc lại. Đến khi ta cho bộ đồ đó vào thau giặt thì mới thấy toàn màu đen của đất bụi, cộng với mồ hôi của ta…. Rồi ta phải vo, phải chải và xả đi xả lại nhiều lần thì bộ đồ mới sạch.
Thông thường người Thiền Sinh phải thực tập thiền định mỗi ngày trong hai trạng thái Tầm và Sát khoảng vài năm, mỗi lần thiền từ 45 phút trở lên mới có thể cảm nhận được trạng thái thứ ba tức Phỷ Thiền. Còn đối với những người trẻ trung, thân thể khỏe mạnh, thì thời gian trải nghiệm hai trạng thái Tầm Thiền và Sát Thiền tương đối ngắn hơn.
3. Phỷ (Pīti – Enlivening)
Tiếp theo trạng thái Sát Thiền là trạng thái Phỷ Thiền hay Hỷ Thiền. Đây là trạng thái mà người Thiền Sinh cảm giác sự hưng phấn trong khi thiền định. Trạng thái này xảy ra sau mỗi lần tẩy rửa một lớp trược tố hay bế nghẽn nào đó trong cơ thể. Tuy nhiên, trạng thái này chỉ xảy ra trong thoáng chốc chừng năm, mười phút. Sau đó nếu tiếp tục thiền thì ta sẽ trở lại cảm giác của trạng thái thứ hai, để tẩy rửa các lớp trược tố hay bế nghẽn khác. Sau đây là một số hiện tượng của trạng thái Phỷ Thiền:
• Khuddka Pīti: Cảm thấy thoải mái do các thớ thịt rung động hay khớp xương răng rắc.
• Kanika Pīti: Cảm thấy thích thú như là ánh sáng chớp nhoá. Tuy nhiên có nhiều người mới tập thiền nhưng lại nói rằng họ thấy ánh sáng tỏa ra như hào quan, đó là vì ảo tưởng sanh ra ảo giác.
• Okkantika Pīti: Cảm thấy nhấp nhô lắc lư như con thuyền trên sóng biển. Đây là hiện tượng chân khí vận hành theo từng nhịp thở vào và ra, làm cho người Thiền Sinh lắc lư theo. Tuy sự lắc lư này không có gì hại, nhưng ta phải điều khiển thân mình, không để nó lắc lư; vì như thế ta sẽ trở thành thụ động theo quán tính; người khác nhìn vào họ sẽ tưởng là ta đang lên đồng bóng.
• Ubbega Pīti: Cảm thấy bay bổng giống như mảng bông gòn lững lờ trong không khí.
• Pharana Pīti: Cảm thấy như là bao tử bị no hơi, phình lên như cái bong bóng rồi xì ra làm cho ta cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái.
4. Lạc (Sukha - Equanimity)
Kế đến, là trạng thái Lạc tức an nhiên tự tại. Trong trạng thái này. Hệ thần kinh não và tuyến Yên (pituitary gland) tiết ra những dược tố thiên nhiên trong cơ thể gọi là endorphins. Dược chất này có khả năng giúp tái tạo lại các tế bào hư hỏng, giảm đau và bình thản trạng thái Phỷ. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà người Thiền Sinh dễ lâm vào tình trạng hôn trầm, ngủ gục (thina) hay thụy miên (midha). Một số Thiền Sinh lâm vào trạng thái thụy miên, rồi nói rằng: “hôm nay tôi thiền vô định, đả quá…” Thật ra đó chỉ là sự ngộ nhận của miên thiền.
5. Định (Ekaggāta - Tranquillity)
Sau cùng, người Thiền Sinh đi vào trạng thái Định tức Thân Yên, Trí Tịnh; Tâm hoàn toàn vắng lặng và trong suốt trong tĩnh thức, không còn bị chi phối bởi những hổn loạn của ngoại cảnh, cũng như quấy nhiễu của nội ma. Đây là giai đoạn mà Trí Huệ phát sinh. Khi người Thiền Sinh đạt được trạng thái Định thì coi như là đã thật sự trở thành một Thiền Giả. Bây giờ, thực tập thiền định thường nhật trong nhiều giờ là phần quan thiết nhất trong đời sống của Thiền Giả.

Mình không phải múa rìu qua mắt thợ, chỉ trình bày lại điều Phật dạy và trải nghiệm bản thân.

deantran
Автор

Ai ccũng có thể chỉ cho ta cách đi xe đạp, nhưng thời khắc tự đi được chỉ mình ta cảm nhận được.
Ai ccũng ccó thể chỉ cho ta cách bơi lội dưới nước, nhưng thời khắc tự bơi được cũng chỉ mình ta cảm nhận được.
Thiền cũng vậy

tdwandcdtttvtcolon
Автор

* Ghét thương phải quấy biết bao là
* Xét nét đo lường giữ lấy ta
* Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục
* bữa hằng thông thả cũng tiêu ma
* nếu người tri kỷ nên y phận
* dẫu kẻ oan gia cũng hòa đồng
* miễn tấm lòng này vô quái ngại
* Tự nhiên chứng đặng lục ba la .. tặng pháp hòa ..

KhaiNguyen-kwgp
Автор

🎉 Sao thầy giảng bài nào cũng hay vậy ạ !!!❤

hahoa
Автор

Phước Hoạ Thọ Sinh tùy Tâm nghĩ.
Tâm thể chưa Sinh nơi cõi thế, thể tâm chưa trụ nơi nào khi thân đã chết. Quản lý thân mệt mỏi giờ Ko quản nữa, xem xét duyên vận hành liệu có muốn tái Sinh. Tìm trong duyên nghiệp tâm đã tạo. Mười phần chết chín, còn phần chán chê không muốn quản. Quay về tịch mịch trụ nơi không thể tâm phóng đại cùng vũ trụ. Thể thấy ta bà nhỏ lắm thay.

tuubihyxaa
Автор

Thiền là đấu với ma Vương... Vì mình mau mong đạt được định trong thiền là mắc vô bẩy mà vương gài sẵn... Mong cầu-> Tham. Mà tham thì chỉ có đạt được cái tưởng trong thiền... Rất nguy hiểm... Có 4 cấp thiền... Được sơ thiền là căn bản... Ai có căn tu nếu quyết tâm sẽ đạt đươc định trong cấp sơ thiền... Nhưng khi ngồi lâu trong thiền sẽ đưa tatiến lên cấp nhị thiền... Lúc này bẫy mà vương giăng ra nhiều hơn... Tâm động niệm về tham sân si mê đắm thích vv... Thì dễ lọt tưởng mà cấp này trở lên dẫn ta thẳng vào ngũ ấm ma... Trong nhị thiền tâm phải vững không động niệm... Khởi niệm là lọt Tưởng thất bại

truongvo
Автор

Nam mô a di đà Phật ! Con xin tri ân công Đức của thầy ạ

loannguyenthi
Автор

Biết ơn thầy. Chúc thầy và tất cả nghe được bài này. giải thoát. Giác ngộ. Vị tha. An yên. Hạnh phúc. Đủ đầy Thịnh Vượng. Cảm ơn cảm ơn cảm ơn

viettelnguyen
Автор

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🙏🙏🙏

huyengian
Автор

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật con xin kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ🙏🙏🙏

Toilabao
Автор

Con cảm ơn bài học của thầy ạ ❤
Con chúc thầy và gia đình sức khỏe dồi dào và hạnh phúc đóng đầy ạ ❤

DungNguyen-pvzw
Автор

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu ni phật 🙏🙏🙏
Nam mô A di đà phật 🙏🙏🙏
Con xin tri ân công đức của thầy và kính chúc thầy nhiều sức khỏe thân tâm an lạc và bình an 🙏🙏🙏

kimdo
Автор

Ko ai tập trung tích cực 100%, hay ko ai nhập định 100%. Đừng lừa nhau mà mất phước, vì vậy càng nhiều ước muốn tích cực càng tốt, vì khi bị vọng tưởng thì cũng vọng vào tích cực thành có lợi cả.

HuyenNguyen-rz
Автор

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, Nam mô A Di Đà Phật.

thanhtunguyen
Автор

Adi đà phật nam mô a di đà phật nam mô a di đà phật ❤❤❤

tinphanwick
Автор

Nam Mô Bổn Sư Thích CaMâu Ni Phật 🙏🙏🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích CaMâu Ni Phật 🙏🙏🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích CaMâu Ni Phật 🙏🙏🙏 con chúc thầy an lạc

lehoa
Автор

Người ta đang hỏi là khi đang ngồi thiền thì trạng thái định như thế nào, rồi làm chủ xuất nhập định như thế nào, ??? Thầy trả lời Theo đời sống, mà không biết trả lời trạng thái định của người đang ngồi thiền là như thế nào.

truongconghien
Автор

Nam mô a di đà phật
Nam mô thích ca mô ni phật
Nam mô thích pháp hòa phật

angketnoi....
Автор

OM MUNI MUI MAHA MUNI SAKYA MUNA YE SOHA ❤
OM AMI DEWA HRIH ❤
OM MA NI PAD ME HUM ❤

othanhthao
Автор

🙏🙏🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mẫu Ni Phật
🙏🙏🙏Nam Mô A Di Đà Phật
♥️Con kính chúc thầy luôn mạnh khỏe bình an để giảng pháp cho chúng con nghe, chúng con cám ơn thầy, thầy giảng pháp rất hay và có nhiều ý nghĩa cho đời và đạo

SinhNguyen-toxj