Chu Trình Giúp Tập Trung Nhanh Nhất | Flow State

preview_player
Показать описание
4 Bước giúp mình đạt trạng thái tập trung theo dòng chảy (flow) nhanh nhất!

CREDIT:
Nội dung & Quay phim: Chi Nguyễn

BLOG:

PODCAST:

INSTAGRAM:

FACEBOOK:

EMAIL:

//CÔNG CỤ:
🖥 Vieo được biên tập với FINAL CUT PRO X

Disclosure: Một số đường link phía trên là affiliate link. Nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi cho bạn), The Present Writer sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để tiếp tục hoạt động và phát triển bền vững. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ Chi và The Present Writer!

00:00 Giới thiệu chu trình
02:29 Bước 1
03:57 Bước 2
06:01 Bước 3
08:55 Bước 4
11:55 Tổng kết
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Dạ sẵn đây em cũng chia sẻ những bước giúp em tập trung hơn khi làm việc để các bạn cùng tham khảo, biết đâu có ích với một vài bạn ạ.

B1: Không gian: Tối / có ánh sáng nhẹ / cây xanh tươi mát (không bị chói / hắt nắng).
B2: Vật dụng trên bàn:
- Laptop, đế kê laptop.
- Tập giấy A4 để nháp. (Ghi chú quan trọng em sẽ để trên máy tính cho tiện lục lại).
- Hộp bút nhỏ có bút bi đen, bút dạ, bút chì, thước, tẩy, … (Không phải lúc nào cũng dùng nhưng em muốn nhắc nhở bản thân mình phải học nên em mới để, để hoài thì quen luôn)
- Bóng đèn bàn: Lúc tập trung làm việc thì để bóng trắng. Lúc đọc sách nhẹ nhàng thì để bóng vàng nhạt.
- Gương để bàn nhỏ để soi bản thân và có cảm giác mình đang làm việc. Hoặc lâu lâu nghía qua thấy ai mà vừa đẹp vừa chăm quá ta :))))
- 2 ly nước: 1 cafe, 1 nước lọc (có đế kê ly để nước đá không bị nhiễu lên).
B3: Âm thanh
- Cần tập trung 100%: Youtube Study with me (Pomodoro học 1 tiếng nghỉ 10 phút), nghe video không nhạc mà có âm thanh thư viện. (Em hay mở của bạn Merve vì video đẹp nét, âm thanh thật, có đủ loại thời gian từ 2h - 9h) (Dành công việc/ bài học quan trọng, cần đầu tư nhiều chất xám và tập trung cao độ).
- Cần tập trung 70%: Spotify nhạc Ghibli của bác Joe Hisaishi, … (Dành cho công việc quan trọng nhưng mình đã hiểu nó rồi nên không cần quá sức).
- Cần tập trung 50%: Nhạc gì cũng được, thích là được (Dành cho mấy công việc đơn giản không quá dùng não, cần sự sáng tạo và cảm hứng.

*Quan trọng
- Để điện thoại khuất tầm mắt, tạm tắt tin nhắn / thông báo không quan trọng.
- Lúc nghỉ ngơi cũng đừng cầm điện thoại, hãy chỉ đi toilet, uống nước, chơi với mèo, giãn cơ, hoặc cứ ngồi vô tri là được.
- Làm xong 4 tiếng thì đi ăn / ngủ trưa 30 phút - 1 tiếng để cho cơ thể thực sự nghỉ ngơi (và cái bụng được no).
- Việc nào khó quá thì hãy ghi chú ra kết quả mà mình muốn từ công việc đó, rồi dẹp qua một bên làm cái khác/ không còn gì quá quan trọng thì đi ngủ luôn cũng được, ngày hôm sau quay lại giải quyết tiếp.

*Quan trọng số 2 (Ý là làm hay không làm cũng được nhưng mà làm thì sẽ vui hơn á)
- Lau bàn học sạch sẽ.
- Rửa tay rửa chân sạch sẽ khô ráo trước khi ngồi vào bàn.
- Son dưỡng môi, dưỡng da.
- Mặc bộ đồ mỏng mát thoải mái.
- Thắp nến thơm (tuỳ tâm trạng).

Thực ra không cần thiết phải có toàn bộ những bước trên thì mới tập trung, căn bản là chỉ cần: một không gian không ồn + deadline không thể không làm thì kiểu gì cũng sẽ tập trung được thôi :))) Nhưng nếu chuẩn bị được những bước trên thì sẽ giúp bản thân tập trung lâu dài, có động lực và vui vẻ hơn.

Và đó là những thứ mình làm hơn 8 tháng nay để duy trì sự tập trung. Tất nhiên có những hôm không tập trung nổi, mình vui vui đi coi phim, đánh cờ, nghe nhạc, lướt điện thoại hoặc đi ngủ. Thôi biết sao giờ, “tha thứ” cho bản thân rồi tiếp tục chăm chỉ tiến về phía trước thoi haha. Nhìn chung thì nó vẫn rất hiệu quả để giúp mình có kết quả tốt trong công việc. Chúc các bạn thành công.

loventhy
Автор

Key takeaways: Nghỉ đúng cách và đúng lúc
- Nghỉ đúng cách: làm việc gì đó thiết yếu cho sự tập trung (hít thở, đi toilet, uống nước, ...), không nên làm những việc xao nhãng khiến não mình hoạt động (xem phone, TV, ...).
- Nghỉ đúng lúc: nghiên cứu về viết lách, người viết chuyên nghiệp thường dừng trang viết trong ngày khi xuất hiện ý tưởng hay. Họ chỉ dừng lại ở việc viết outline thôi và đóng máy ngay → ngày hôm sau hào hứng quay trở lại hơn; nếu dừng lại ở điểm kiệt sức, ở chỗ mình đang tắc nghẽn thì mất nhiều thời gian và động lực để mình quay trở lại hơn.

quangtruong
Автор

Comment 5 ngày sau khi đăng video: Mình rất, rất, rất vui vì video này nhận được phản hồi tích cực của các bạn 🥰. Thực sự quá trình mình làm video này rất gian nan. Xem thấy rất mượt mà, ngắn ngủi vậy thôi nhưng mình phải viết kịch bản, quay video thoại chính, quay video minh họa và cả team edit phải cặm cụi ghép lại hai tuần mới xong. Chưa kể quay đi, quay lại, feedback vài vòng. Với những bạn làm content full-time thì chắc thời gian làm sẽ nhanh hơn nhiều, nhưng vì công việc chính của mình là giảng dạy và nghiên cứu, content chỉ là phụ nên mình chỉ có thể làm sau giờ làm việc và cuối tuần nên tiến độ khá chậm. Đọc comment của các bạn làm mình cảm thấy vui vì có vẻ "chậm mà chắc"—content chất lượng và có giá trị với mọi người. Cảm ơn các bạn rất nhiểu! Mình viết đôi dòng "hậu trường" không phải để than vãn mà để nói rằng sự ủng hộ và động viên của các bạn truyền động lực rất lớn cho mình! <3

ThePresentWriter
Автор

B1 _ chuan bi khong gian lam viec tap trung
B2 - tao khong khi lam viec (mood)
B3 - song trong dong chay
b4 - nghi & ngung dung luc

newme-rhtj
Автор

Em chào chị Chi. Dù chỉ mới biết kênh Youtube của chị dạo gần đây nhưng em rất yêu thích các video của chị. Em rất biết ơn vì đáp án của những vấn đề em đang trăn trở trong cuộc sống dường như sau khi xem xong video của chị em đều có một đáp án. Về trạng thái tập trung hiệu quả flow mà chị chia sẻ trong video, em cũng có những trải nghiệm tương tự. Em là một người rất yêu thích viết lách, mỗi lần em viết lách trung bình sẽ từ 4 đến 5 tiếng tập trung, và hầu như trong khoảng thời gian này em không còn cảm nhận được điều gì ngoài màn hình máy tính trước mắt nữa. Mọi âm thanh đều biến mất, mọi hoạt động xung quanh như ngừng lại, và ý tưởng trong đầu thì luôn không ngừng tuôn ra. Trung bình một lần như thế em có thể viết từ 5000 đến khoảng 10000 từ, hoàn thành một chương trong sách. Trước đây em không biết đến trạng thái flow, nên vẫn luôn gọi đây là trạng thái tập trung cao độ. Em nhận ra là phải thật sự đặt niềm yêu thích và hứng thú của ming vào công việc mình làm thì flow mới xuất hiện được. Mặc dù hiện tại mỗi lần viết lách hay đọc sách - hoạt động yêu thích của em, thì đưa mình vào trạng thái flow không phải là một điều khó khăn, nhưng trong học tập thì thực sự vẫn còn là một thách thức lớn đối với em. Em cảm ơn chị đã chia sẻ những kinh nghiệm và trải nghiệm của chị, và em tin rằng nếu em áp dụng theo những gì chị đã chia sẻ, em sẽ dần cải thiện được trạng thái flow trong học tập ạ. Em cảm ơn chị và mong chị sẽ sản xuất thêm thật nhiều video chất lượng như thế này ạ ❤

Dựa trên trải nghiệm cá nhân, em có một số tips để chia sẻ cho mọi người (biết đâu sẽ ai đó sẽ sử dụng được). MBTI của em là ENFJ - Hướng ngoại năng động và ADHD nhẹ, nếu ai giống em thì có thể thử tips của em:

Môi trường: Bàn rộng gần cửa sổ, thoáng đãng, hơi tối một chút và tốt nhất là xung quanh có người nhiều người đang tập trung giống mình (Giống quán cà phê học tập).

Bày trí bàn học: Đơn giản hết mức, gồm máy tính ở giữa, sách học tập hoặc tài liệu nếu có ở bên trái vì những người thuận tay phải cầm bút thường có xu hướng nhìn qua bên trái để xem tài liệu, đầy đủ bút thước và gôm tẩy để gọn gàng ở bên phải nhưng không vướng tay.

Nước: Thường sẽ gồm 2 loại nước, nước lọc nhuận cổ và nước khác (Em thường là cà phê, trà Atisô hoặc trà sữa để tỉnh táo).

Âm nhạc: Nhạc mình thích và phù hợp với hoàn cảnh (Như em, nếu viết truyện thì em thường chọn các bài hát Trung buồn, hơi chậm để tạo moods, còn học bài thì em chọn nhạc Remix vì em thấy nó khá năng suất), bật âm lượng vừa phải, tốt nhất là đeo tai nghe.

Lưu ý:
1. Để điện thoại tránh xa tầm nhìn.
2. Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc trước khi vào bàn, sạc máy tính, tai nghe đầy pin, lấy đủ nước để uống trong thời gian làm việc.
3. Gối tựa lưng để đỡ đau lưng.
4. Không gian mát mẻ, tốt nhất là máy lạnh cỡ 22 đến 24 độ để thoái mái.
5. Em thường có thói quen đung đưa chân nên nếu được hãy chọn ghế lớn, ngồi khoanh chân sẽ rất thoải mái.
6. Trong thời gian làm việc, tuyệt đối không tán ngẫu với bạn bè hoặc mở mạng xã hội, nhất là Zalo, thông báo sẽ làm xao nhãng.
7. Không ăn quá no, ăn nhiều carbohydrates có thể khiến cơ thể mệt mỏi và dễ buồn ngủ.

Đây là tips của em, hi vọng sẽ là góp ý hữu ích. Bản thân em cũng chưa hoàn toàn áp dụng được flow, nhưng đang trong quá trình rèn luyện. Đây là những kinh nghiệm thực chiến khi em thành công áp dụng 1 lần flow vào học tập và làm việc ạ 🥹

anhthupham
Автор

chu trình giúp tập trung nhanh nhất:
1. chuẩn bị ko gian làm việc tt ( bàn học, chỗ ngồi, đồng hồ và biết mình định làm gì)
2. tạo không khí làm việc (swm, loại bỏ & hạn chế những thứ gây sao nhãng, ghi ra giấy snghĩ sao nhãng)
3. sống trong Dòng Chảy (tập trung hoàn toàn)
4. nghỉ và ngừng đúng lúc (5, 10 ko sd đt) người quen tt (1ngày/4-5h) ng mới (1ngày/1, 5h) người viết chuyên nghiệp thg dừng viết khi có ý tưởng hay (đã ghi). để ngày hôm sau có động lực và hào hừng quay lại, chứ ko để dở dang sang hôm sau khi đang “bí”

VyVy-ltzm
Автор

Chào chị Chi. Gần như em không bỏ qua một video nào của chị. Rất biết ơn chị ạ. Về những điều chị chia sẻ trong video em cũng đã có trải nghiệm hiệu quả trong trạng thái flow. Em biết đến Flow lần đầu tiên từ cô Nguyễn Phi Vân, sau đó kết hợp với Pomodoro từ chị Chi. Năm ngoái em đã tham gia một chương trình về Nghiệp Vụ Sư Phạm và được học những phương pháp giúp tập trung một cách khoa học tương đồng với chị ạ. Qua video này mn có thể biết đến những phương pháp khoa học và chuyên này dễ dàng hơn là từ một khóa học. ^^ Tuy vậy vượt qua "cám dỗ" để duy trì thói quen vào flow cũng là thách thức lớn mà em chưa làm được hihi. Vẫn còn trì hoãn rất nhiều.

thynguyen
Автор

Hôm qua em ngồi cafe làm việc liên tục 7 tiếng từ chiều đến tối, chỉ đứng lên đi vệ sinh một lần. Xong về nhà em thấy mệt mỏi kinh khủng và rồi ngồi lướt điện thoại tới khuya luôn 😢.

Đúng là cần nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm hết sức lúc cao hứng ạ :'>

emmahuynh
Автор

ui nghe chị Chi nói về flow state, em mới biết là mình đã và đang áp dụng nó được 1 thời gian rùi và làm đủ theo các bước c Chi luôn.

e hay bật video study with me của James Scholz (b thường học 1h, nghỉ 10p) để làm việc cùng b. Phần vì thích sound noise (chỉ thuần là âm thanh trắng thui), phần vì khi kết thúc, b sẽ có 1 câu nói quen thuộc giúp e biết à mình được nghỉ giải lao rùi.

để cho mình ở trạng thái flow, với em điểm quan trọng nhất là setup không khí làm việc. chỉ cần mình ở trong 1 setup cố định và tạo bản thân 1 mindset/habit là "ở không gian, không khí này mình sẽ học", là bản thân em tự vào trạng thái working luôn ạ

thuynguyen
Автор

Em đang thực hành pp deep work này kết hợp với cuốn atomic habit, bản thân em trước đó là 1 người chỉ tập trung được 1 thứ sau khi biết đến deep work càng giúp em được nhiều hơn🥰

Tieulongdayboi
Автор

Đúng là em cũng đã có những lúc tập trung đến độ đồng nghiệp xung quanh đang làm gì em cũng k biết ạ.
- Bật đồng hồ
- Mở nhạc thích nghe
- Để sẵn cốc nước
- Đeo tai nghe xong là vào việc ạ

Cám ơn chia sẻ của Chị. ❤

kellythuy
Автор

Nội dung của Chi càng ngày càng có chiều sâu. Cảm ơn những chia sẻ rất ý nghĩa của bạn

vanluong
Автор

em chào chị
e mới biết tới chị khoảng 2 ngày nay thôiii
những gì chị chia sẻ cực kì bổ ích ạ
em nhớ những lần e đc chìm vào flow và khi e đọc kinh, thiền và 1 số lần làm bài tập
cảm giác ấy hấp dẫn cực kì, giống như việc mình dùng hết sức mạnh của não ấy
em cảm ơn chị

longleba
Автор

Thật sự rất cảm ơn chị. Gần đây em đang gặp rất nhiều vấn đề và rắc rối về việc tập trung. Em là một người cũng có biết qua khái niệm về Flow, cá nhân em khá dễ vào Flow, nhưng vấn đề của em cũng xuất phát từ đó. Em thường hay làm tới kiệt sức. Hơn nữa môi trường và các tín hiệu cũng không rõ ràng. Dẫn đến Flow mà em vào lại không phải là ở những chỗ em cần khiến em cạn kiệt năng lượng làm những chuyện cần thiết. Ngoài ra, có một số ngày theo em nghiên cứu, có sự ảnh hưởng từ các hormone trong chu kì, dễ dẫn đến một số người sẽ có mong muốn overdo cực độ, lúc đó em rất thường multi-task và cuối cùng là kiệt sức.
Nhờ video của chị mà tuần này mọi thứ đã ổn với em hơn rất nhiều dù chỉ là một buổi sáng.
Cả em và chồng mình đều làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Rất rất cảm ơn chị và ekip vì video.
Và mong sẽ sớm được đọc quyển sách tiếp theo của chị ạ/
<3

LMH
Автор

Em đang làm đúng y như chị nói như vậy lâu nay. Nhờ những tập youtube trước của chị. Bây giờ chị tả lại, và thấy mình làm y chang như vậy em mừng lém.

tiengnhateasy
Автор

Mình vừa xem Flow của Mr. Mihaly và đọc đi đọc lại 1 article về Effect of taking break strategies xong thì coi đc clip này của Chi. Rất thấm thía. Thanks bạn.

hangluu
Автор

Nghiên cứu tập trung viết lách có thể nó khác với tập chứng minh công thức toán học . Nghiên cứu tập trung chiều sâu thì cơ thể tốn năng lượng khá nhiều ( tốn calo khá nhiều ) nên thường để bánh quy, bánh socola bên cạnh sau khoảng 2 đến 3 tiếng sẽ nạp năng lượng . Trước Việt Nam có thi đại học là phải giải bộ đề thì cũng thường phải tập trung cao để giải bộ đề . Nếu không cần phải tập trung cao độ để giải kiến thức sâu thì đôi công việc vẫn gần như đồng thời làm được 3 đến 5 việc cùng 1 lúc được, cũng tương tự máy tính chạy đa nhiệm ( Hi t le cũng làm 5 việc cùng 1 lúc được ) . Phật giáo có thiền định để suy nghĩ tu duy, không căng thẳng không lo âu tập trung vào mục tiêu tu duy . Hiện đại có các phương pháp tập luyện tập trung cao độ để tư duy đến cả trên 20 lớp, bắt đầu thì tư duy 1 lớp 2 lớp dần tăng dần, xác định mục tiêu vừa đủ thách thức để không quá dễ hoặc quá khó, thời giantập trung lúc đầu 10 đến 15 phút sau là tập trung 3 đến 4 tiếng, nếu tập trung thời gian dài để giải quyết vấn đề thì phải biết đóng lại và ghi nhớ vào đầu luôn để tạm nghỉ ngơi ( để nghỉ ăn cơm, nghỉ ngủ lấy lại năng lượng ) . Nếu tập trung quen thì nên kiểm soát không nên bị chìm đắm trong dòng chảy vì có thể lúc sức khỏe mệt thì dễ tẩu hỏa lắm ( nên học mà vui vui mà học, hoặc nghiên cứu ) . Chỗ ngồi nên có đủ ánh sáng, khoảng cách mắt với sách vở khoảng 20 đến 40 cm để tránh mỏi mắt, căng mắt lâu ngày bị dị tật thì căng . Good . Vì Việt Nam Thịnh Vượng

abbaab
Автор

Video thật hữu ích và rất phù hợp để bắt đầu một tháng mới. E cảm ơn chị Chi nhiều ạ. Video nào của chị Chi cũng rất nhiều giá trị, mặc dù được xem miễn phí nhưng e hiểu đó là cả tâm huyết và sức lao động tuyệt vời của chị. E đã đọc cuốn sách đầu tiên (thực sự rất thích) và rất mong chờ cuốn sách thứ 2 của chị. Chúc chị luôn mạnh khỏe và bình an ạ.

tuyetsuong
Автор

Ôi góc làm việc của chị Chi lý tưởng quá ❤
Lúc em học Tâm lý học tích cực có đề ra những nguyên tắc cần thiết để đạt được trạng thái FLOW chuẩn nhất thì có vấn đề về mức tương quan giữa nhiệm vụ và năng lực, nhiệm vụ phải có yêu cầu khó hơn 1 chút so với năng lực. Nhiệm vụ dễ quá sẽ dễ chán hoặc không giúp ích rèn luyện, phát triển năng lực (nhất là những việc dễ và lặp đi lặp lại như lướt mạng xã hội sẽ không được xem là FLOW). Nhiệm vụ khó quá so với năng lực sẽ nhanh nản và dễ bỏ cuộc.

Đối với đứa có thính giác nhạy cảm như em thì em còn thêm tip là gắn ear plug dành cho những người khó ngủ đề giảm kích thích tiếng ồn hiệu quả nữa. Chúc cho chúng ta luyện tập FLOW đồng thời phát triển năng lực bản thân 🎉

nancynguyen
Автор

Vibe của chị thật sự khiến em tin rằng chị đã sống và làm việc trong dòng chảy hàng năm trời ròi ❤

peter
welcome to shbcf.ru