Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking) - 4 Bước Đơn Giản Để Rèn Luyện | Huỳnh Duy Khương

preview_player
Показать описание
🔍 Tư Duy Phản Biện - Critical Thinking không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong công việc mà còn là chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đưa ra những quyết định sáng suốt. Trong video này, tôi sẽ chia sẻ với bạn:

- Tư duy phản biện là gì?
- Tại sao Tư Duy Phản Biện lại quan trọng đến vậy?
- Dấu hiệu cho thấy bạn cần cải thiện tư duy phản biện
- 4 bước thực tế, đơn giản giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện một cách hiệu quả

------------------------
TIMECODE:

00:00 - Giới thiệu: Critical Thinking (Tư duy phản biện)
00:30 - Ai mới là người đi tắm (1 câu chuyện rèn luyện tư duy phản biện của Socrates)
03:02 - 3 dấu hiệu của người cần rèn luyện Tư Duy Phản Biện - Critical Thinking
04:31 - Critical Thinking (Tư duy phản biện) là gì?
05:22 - Đáp án cho câu chuyện của Socrates
08:42 - Bước #1: Nhận diện và loại bỏ 5 tư duy giới hạn cho tư duy phản biện của bạn
08:53 - Tư duy 1: Tư duy ỷ lại
09:35 - Tư duy 2: Tư duy đổ lỗi
10:39 - Tư duy 3: Tư duy vâng lời
11:44 - Tư duy 4: Tư duy thiếu thốn
13:17 - Tư duy 5: Tư duy trung bình
14:35 - Bước #2: Hãy ở gần những người có Tư Duy Phản Biện - Critical Thinking rồi
16:33 - Bước #3: Mượn góc nhìn của người giỏi hơn
17:35 - Bước #4: Mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của mình
18:59 - Series đối thoại giúp bạn rèn luyện Critical Thinking (Tư duy phản biện)

► Tìm Hiểu Khoá Học Về Giao Tiếp và Lãnh Đạo tại đây:

► Tìm Hiểu Hội Thảo Training Miễn Phí Tại đây:

Video này sẽ chia sẻ về Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking) - 4 Bước Đơn Giản Để Rèn Luyện

Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

em hiện tại là sinh viên năm cuối, em từ nhỏ đã có cái tư duy phản biện, lớn lên em mới biết dc nó gọi là tư duy phản biện, nó giúp ích cực kì nhiều trong cuộc sống của em, em tự biết định hướng nghề nghiệp của mình sau này, em biết mình cần học gì, đam mê của mình nằm đầu, mọi vấn đề em gặp em đều nhìn ra được cốt lõi của vần đề, nếu ai chưa có được tư duy phản biện thì hãy rán rèn luyện nó, vì nếu bạn là người bình thường có được tư duy này thì mặc định bạn thông mình hơn những người còn lại r, bạn học 1 thì bạn sẽ hiểu được 10, 1 phần thì học từ trong sách vở, thầy cô, bạn bè, còn 9 phần còn lại là do chính bạn dạy bạn. Tóm lại là " HÃY THẮC MẮC NHIỀU LÊN", khi thắc mắc thì hay tự trả lời câu hỏi đó, và đừng tin vào những gì người khác nói, hãy đặt câu hỏi trước khi tin nó là điều gì, khi đó bạn sẽ càng ngày càng giỏi 😉

nguyenminhhung
Автор

tư duy ỷ lại : nhiều
tư duy đổ lỗi: tương đối
tư duy vâng lời: nhiều
tư duy thiếu thốn: tương đối
tư duy trung bình: kha khá, nhưng đối vs 1 số lĩnh vực vs quan điểm của tôi chỉ nên là chỉ nên làm đến bước này thôi là đạt yêu cầu rồi

trithuc
Автор

Cái này cũng có nhược điểm đó là khi suy nghĩ, tư duy quá nhiều thì sẽ biến thành "Over Thinking" . Để kiểm soát được cả Critical Thinking và Over Thinking rất rất là khó. Nên là cần thời gian để rèn luyện. Một khi cân bằng được 2 thứ này, bạn sẽ nhìn được ở một góc độ nào đó cuộc sống này nó thú vị như thế nào.

anhtuanpham
Автор

1. Tư duy phản biện là gì?
-Critical thinking là cách tư duy, suy nghĩ, lập luận để tìm ra "điểm cốt lõi" của một vấn đề.
2. Dấu hiệu của người cần tư duy phản biện?
-Hay đưa ra kết luận hời hợt và vội vàng
-Ai nói gì nghe đấy
-Im lặng vì không biết suy nghĩ từ đâu
3. Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

B1: Nhận diện và loại bỏ 5 tư duy giới hạn
-Tư duy ỷ lại
-Tư duy đổ lỗi
-Tư duy vâng lời
-Tư duy thiếu thốn: sợ mất đi thứ gì đó
-Tư duy trung bình
B2: Ở gần những người đã có Critical thinking (cởi mở, tiếp thu, lắng nghe từ họ)
B3: Mượn góc nhìn của người giỏi hơn: a/c sếp sẽ làm gì khi đối diện với vấn đề này?
B4: Mạnh dạn chia sẻ ra suy nghĩ của mình

thovu
Автор

Có thể nói là t nhận thức được bản thân đang có tư duy trung bình nhưng lại chưa từng thử cái thiện nó, có thể t đang mắc phải một cái tư duy nữa, là " tư duy trì hoãn ", t cảm thấy mình đang trì hoãn cãi thiện bản thân nên mỗi khi nhận điểm kiểm tra kém đều kiểu " ồ, kém thật, phải cố gắng hơn vào lần sau ", đây là một lời khuyên lòng cho nhiều ng là đừng nghĩ và phụ thuộc vào suy nghĩ đó quá nhiều mà hãy nghĩ là " ồ, mình phải cố gắng hơn ngay từ bây giờ "

AHGJin
Автор

[trả lời cho cái ông Socrates]
>> ông nào đi cũng được, Đó là nhu cầu của người ta !!!
Cảm ơn chia sẻ của chủ kênh

nguyenthanhson
Автор

thật ra chữ 'critical' trong 'critical thinking' không có nghĩa là 'cốt lõi'. Nó là adjective của từ 'criticism' tức là 'chỉ trích' hay chính là 'phản biện'. Mục đích của 'critical thinking' không phải để tìm ra 'cốt lõi', hay tìm ra cái hay nhất, đúng nhất, mà tìm ra cái hay nhất, đúng nhất VỚI MÌNH hoặc với cái tình huống mà mình đang gặp phải. Lỗi suy nghĩ này rất hữu dụng nhưng cũng có nhiều người lên án lắm, vì nó dựa trên quan điểm của mỗi người nên dễ dẫn đến bàn ra thay vì bàn vào nếu không biết cách áp dụng hợp lý. Để mà critical thinking thành công thì cần có proofs, evidence là cái tư duy mà mình đang phản biện sẽ dẫn đến kết quả tốt nhất; tại vì nếu không thì nó sẽ là emotional thinking, để cảm xúc dẫn dắt thay vì lý trí và facts.

jbaby
Автор

Tôi có 1 cách để học được critical thinking đó là nhìn ra được cái tư tưởng của người đang lập luận:
Ví dụ lại chị nv trong video nói là *em bán được ít hàng hơn trong tháng này* vì *mọi người nghỉ lễ, đi chơi hết, không ai mua hàng*
Và thế là ông sếp đã nhìn ra được tư tưởng trong cách lập luận của chị này đó là *cứ đi chơi nghỉ lễ là không mua hàng* cho nên là ông ta có thể đặt ra những câu hỏi đó là: liệu có cách nào để tận dụng doanh thu vào ngày nghỉ lễ của khách hàng không? Liệu có cách nào lường trước việc mọi người sẽ nghỉ lễ không?

newhorizon
Автор

Sau khi xem video của anh thì em thấy em là người tư duy trung bình rất nhiều, nghĩ là như vậy là đủ rồi không cần tốt hơn nữa, luôn đề cập bản thân ở mức an toàn, mình chỉ như vậy là đủ rồi không cần phải cố hơn nữa, nhưng mà bâyh em nhận ra em đã sai, có góc nhìn khác và mới mẻ, em thấy em sẽ khác đi sau khi xem video của anh, rất cảm ơn anh vì đã làm video nàyy!

thuho
Автор

4 cách để rèn luyện :
-Cách 1: cần loại bo r5 tư duy này ( tư duy ỷ lại, tư duy đổ lỗi, tư duy vâng lời, tư duy thiếu thốn, tư duy trung bình).
-Cách 2 : tiếp xúc, cởi mở, lắng nghe những ng Critical Thinking,
-Cách 3 : Nên mượn góc nhìn của những ng giỏi
- Cách 4 : Nên mạnh dạn chia sẻ .

Nunuwilliam
Автор

1. **Dấu hiệu của người chưa giỏi CT:**
- Đưa ra câu trả lời vội vàng, hời hợt ⇒ Suy ngẫm 1 lúc lâu đa góc nhìn rồi đưa ra câu trả lời
- Ai nấy nói gì nghe nấy ⇒ Có chính kiến riêng và phản biện lại quan điểm
- Không biết suy nghĩ từ đâu nên im lặng ⇒ “Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học”
1. **Định nghĩa:**
- Cách tư duy tìm ra điểm **CỐT LÕI** của 1 vấn đề
- WHY - WHY - WHY ⇒ Tìm cách thích ứng
1. **How to do:**
a. **Loại bỏ 5 tư duy**
- Tư duy ỷ lại
- Tư duy đổ lỗi
- Tư duy vâng lời
- Tư duy thiếu thốn >< Tư duy trù phú (Scarcity >< Abundance)
- Tư duy trung bình

**b. Hãy gần những người có CT - Cởi mở**

**c. Mượn góc nhìn của người giỏi hơn**

**d. Mạnh dạn chia sẻ góc nhìn của mình**

traninhmanh
Автор

em bị vướng vào tư duy ỷ lại, và tư duy đổ lỗi, sau khi xem xong video của anh em mới nhận ra được lí do khiến những tư duy ấy của em, xin cảm ơn anh khương nhiều

ndmggcy
Автор

Bổ ích lắm anh ơi. Em là người mà tư duy nào anh liệt kê ra cũng có. Tư duy phản biện chắc em chỉ dùng khi nào em nghiêm túc lắm lắm thôi, và rất ít. Nhưng em may mắn, thứ nhất là em có một đứa bạn thân mà bản thân nó là người đã có tư duy phản biện từ nhỏ, thứ hai là ông sếp người Nhật của em, người Nhật làm việc mọi thứ rất bài bản cho nên em cũng ảnh hưởng một phần của ổng và bạn em. Tuy nhiên em biết bản thân chỉ mới dừng lại trên mức tiếp xúc, hiểu, nắm vững lý thuyết, đến khi bản thân trực tiếp đụng tay thì chưa chắc thực hiện được rành rọt tư duy phản biện, nên em sẽ thực hành dài dài. Cảm ơn nội dung hữu ích mà anh đã chia sẽ.

TienNguyen-eutj
Автор

em là học sinh cấp 3 mà em xem kênh của a cũng giúp cho vc học của em rất nhiều

Oanhchuotvlog
Автор

em gặp cả 5 loại tư duy này, và nó thể hiện ra rất rõ rệt.

NaughtyLuvcoko
Автор

Cảm ơn anh và ekip vì video rất nhiều ạ.

Em thấy có người góp ý về giọng nói của anh. Nhưng với em thì mọi thứ đã có được sự tự nhiên cần thiết của nó rồi. Em nghĩ nếu anh có để tâm đến những góp ý khác và có nghĩ tới chuyện thử nghiệm thay đổi thì em mong sao anh và ekip sẽ cân nhắc thật kĩ ạ. Vì em thấy mọi thứ hiện tại thật sự là những điểm mạnh tự nhiên của anh, là life style mà anh hướng tới. Nếu mất nhiều khi cũng tiếc ạ. Vì em thấy có những ng nghe 1 clip r đưa ý kiến, nhưng đôi khi mình thay đổi ng ta cũng k nghe clip thứ 2 của mình. Còn những ng đã nghe nd anh chia sẻ vì chất lượng của nội dung đó, thì dù anh thay đổi hay thử nghiệm gì ng ta cũng sẽ nghe ạ.

Trước đây em có trải nghiệm nghe sách nói, lúc đó em cũng bị khớp về giọng đọc, em thấy nhiều ng khen hay nhưng k hợp gu với em. Dù vậy sau đó em đã nỗ lực và vẫn nghe được.

Em thấy quan trọng là mọi người thấy nd và kiến thức đủ quan trọng thì sẽ tạm gác lại những vấn đề về gu cá nhân, và dành cho ekip thực hiện những sự trân trọng chân thành của mình.

Cảm ơn anh và ekip lần nữa ạ ❤

LMH
Автор

Em có 1 chút câu hỏi :
Anh làm video này để làm j ?
Ng khác tốt hơn nhiều ng giỏi hơn mình sẽ lép vế hơn đúng ko ? Vậy mục đích a chia sẽ là j ?
Vội vàng tin tưởng a cũng ko đc vậy những j anh nói thật sự có ý nghĩa ko ?
Tại sao lại trả lời câu hỏi của em ? Lý do và a đc lợi ích hay có đc j ?

Matnaden-
Автор

cám ơn anh đă chia sẻ chủ đề cực kì hữu ích này

hoanglan.
Автор

Theo Tôi..Tư Duy Phản Biện Giúp Chúng Ta TRỞ THÀNH CON NGƯỜI..KHÔNG PHẢI CON VẬT..OK❤❤❤❤

Hung-fbql
Автор

Ở trường e hằng tuần debate giữa các lớp vs nhau về một vấn để nào đó vs vd về ‘AI will take over human in future ‘ một bên sẽ là Negative, một bên Affimative cùng nhau debate và có Coach làm giám khảo vs audience . E mong sẽ có nhiều trường tổ chức như vậy cho sv ❤

bxofchb