Top 5 ĐẠI HỌC 'VÔ DỤNG' nhất??? | Nguyễn Hữu Trí

preview_player
Показать описание
Top 5 ĐẠI HỌC "VÔ DỤNG" nhất! | Nguyễn Hữu Trí

00:00 - Introduction
04:08 - Top 5 trường đại học "vô dụng"
09:03 - Bi kịch khi chọn đúng trường nhưng sai ngành học!
11:10 - Phản biện 4 ngành học bị chỉ trích trên tiktok

List video được nhắc đến

Thông tin khoá học được nhắc đến trong video:

__________________________
"Thông tin các chương trình tại HỌC VIỆN AYP của thầy Quéo:

▶️ CÁC KHOÁ HỌC GIAO TIẾP LÃNH ĐẠO

▶️ CÁC KHOÁ HỌC TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

▶️ CÁC KHOÁ HỌC DINH DƯỠNG THỂ CHẤT

▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN

▶️ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO SỰ KIỆN

---

Kết nối với Mr. Quéo (Nguyễn Hữu Trí) tại đây:

▶️ Hotline CSKH: 0983393342

---
❤️ Đừng quên Like, Share Video nếu thấy hữu ích nhé!
#nguyenhuutri #thayqueo #mrqueo
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Thông tin khoá học được nhắc đến trong video:

hacthaybachthay
Автор

e đang là sinh viên của Học viện nông nghiệp Việt Nam, e ko biết các trường khác giảng dạy nông nghiệp ntn nhưng ở trường em các thầy cô cập nhật xu hướng nông nghiệp rất nhanh, họ đều là những người trẻ và đều đã du học ở các nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, chất lượng giảng dạy của các thầy cô thực sự rất tốt, trong quá trình học tập và trải nghiệm ở trường, bọn e cũng được tìm hiểu rất nhiều hệ thống nông nghiệp hiện đại, thậm chí có thể ngồi ở nhà để điều khiển cả 1 nhà kính rộng vài ha. Có thể thấy sự hiểu biết của người Việt Nam về Nông nghiệp cũng đã chạm được đến những thứ hiện đại như vậy. Còn người nông dân hiện nay vẫn lạc hậu và khổ cực thì có rất nhiều lí do. 1, muốn có những hệ thống canh tác hiện đại ấy cần có một lượng vốn rất lớn, không phải lãnh đạo nào cũng sẵn sàng mang những thứ ấy về để áp dụng ở địa phương mình. 2, các bà con nông dân hầu hết là những người ở thế hệ trước, họ ít được tiếp xúc với tiến bộ khoa học và rất sợ rủi ro, viếc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người nông dân tiến bộ, họ luôn trau dồi, học hỏi và có 1 thu nhập thực sự đáng ngưỡng mộ. Mọi người có thể thấy ở Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022, có những người nông dân rất giỏi, thậm chí có các anh, chị nông dân có thu nhập đến hàng chục tỉ 1 năm. Việc phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân cần có sự chung tay của nhiều bộ, ngành và cần có thời gian để mọi người có thể thấy được sự thay đổi của nền nông nghiệp nước ta.

Alharvey
Автор

“Học nhiều làm gì ra trường có dùng tới đâu!”. Câu nói này rất phổ biến. Nhiều bạn đã áp dụng một cách triệt để bằng việc bỏ học trên lớp, đi làm thêm cái mà các bạn nói là “trải nghiệm thực tế”. Theo mình quan sát “một số” người xung quanh là vậy.
Mình không giám chắc điều này là đúng hay sai vì cũng có nhiều bạn không đam mê với ngành học hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhưng theo quan điểm của cá nhân mình, nếu như cha mẹ các bạn đã bỏ tiền ra đóng học thì hãy có trách nhiệm với số tiền mồ hôi của họ.
Bạn nói bạn có thể kiếm được số tiền đó cho cha mẹ bằng việc đi làm trải nghiệm, thì cũng không khác gì (-1) + 1 = 0.
Bạn đã nghĩ tới viễn cảnh khác rằng bạn vẫn đi học đầy đủ, quản lí thời gian hợp lí thì 1 + 1 = 2.
Nếu thấy quan điểm của mình có gì khác với bạn, hãy phản biện.
Cảm ơn đã đọc hết cmt này!

nmp
Автор

Là sinh viên Quản trị Kinh Doanh, Ngoại Thương cơ sở 2 tại Hồ Chí Minh, tự hào lắm ạ. Bản thân em cảm thấy đây là nguồn lực cực kì lớn để em khai thác, thúc đẩy bản thân (trung bình cộng của các người bạn xung quanh).

Em được kế thừa không phải duy nhất là kiến thức chuyên môn. Mà còn là môi trường, thầy cô, bạn bè, anh chị, cách mà nhà trường định hướng cho sinh viên phát triển.
Ở đây chúng em được tự làm rất nhiều, (Trong câu lạc bộ chúng em được tự xây dựng, làm việc nhóm, được trainning và trainning, Workshop, các cuộc thi, các buổi nghe diễn giả, ....).
Chính vì em biết giá trị mình nhận lại, nên chưa bao giờ em hổ thẹn khi nghe "Ngành Quản trị bây giờ vô dụng".

Em nghĩ ở đâu cũng là cơ hội và thách thức. Hiểu càng rõ yếu tố bên trong (chủ quan), cà các yếu tố bên ngoài (khách quan), chính là cách tốt nhất để khai thác thế mạnh, biến thách thức trở thành cơ hội ạ

Qua đây em cũng cảm ơn anh Trí nhiều ạ.

hoangdang
Автор

Top 5 trường đại học vô dụng nhất:
1. Trường có ngành mà NHU CẦU BỊ THU HẸP, CÓ XU HƯỚNG BỊ THAY THẾ BỞI AI( dịch thuật, thiết kế đồ hoạ, copywrite cơ bản, xuất nhập khẩu, giao dịch quốc tế, hành chính, thư kí, lái xe, giao dịch ngân hàng)
2. Ngành vẫn còn rất quan trọng nhưng công nghê giảng dạy của trường lỗi thời cũ kĩ.
3. Ngành có yêu cầu đầu vào và đầu ra, đễ dàng
4. Trường đặt nặng lí thuyết, giảng dạy theo kiểu truyền thống, học vẹt.
5. Trường học có giảng viên chạy xô, sinh viên làn nhàn.
3 yếu tố cần quan tâm để lựa chọn môi trường, ngành học phù hợp
1. Nhu cầu thị trường
2. Môi trường học tập
3. HIỂU BẢN THÂN.
4 ngành bị chỉ trích:

Ngành quản trị kinh doanh: dễ bị mơ hồ về lĩnh vực vì có thể làm đc ở bất cứ ngành nào-> nên xác định lĩnh vực mà mik sẽ làm.
Ngôn ngữ Anh: dễ bị thay thế bởi AI, CẦN CÓ personal skill .
Marketing: cần có khả năng thực chiến.
Nhân sự:phải hiểu về hành vi tổ chức, chiến lược xây dựng tổ chức, phát triển văn hoá doanh nghiệp, cần tìm những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia để chơi đc những cuộc chơi sâu sắc của ngành nhân sự.

-LâmMỹLinh-A
Автор

Em cảm ơn anh Trí đã chia sẻ những góc nhìn để các bạn học sinh đang sắp đối diện với ngưỡng cửa Đại học có thêm góc nhìn, sự tự tin. Hi vọng và chúc các bạn sẽ chọn cho mình 1 ngành học phù hợp. Và quan trọng hơn là sự nổ lực nghiêm túc trong học tập, rèn luyện thì môi trường Đại học sẽ trở thành bàn đạp tuyệt vời để các bạn trưởng thành hơn😍

quanthai
Автор

Chetroi :( mặc dù ngành e học e cảm thấy nó phù hợp với e nhưng mà khi a vừa đưa ra những dấu hiệu về" Top 5 trường ĐH vô dụng nhất", thì trường e mắc phải như là môi trường học tập chủ yếu là lý thuyết và ít thực hành, đầu vào và đầu ra dễ, bạn bè xung quanh thì có tinh thần học tập đa số chỉ là làn nhàn, ko có tinh thần học tập, học cho có. Vì vậy mỗi khi làm việc nhóm e rất sợ :(.
Lỡ học đến cuối năm 2 rồi nên ko có cơ hội lựa chọn lại. Vì vậy, nhờ thầy Quéo nhắc đến trong video là AI sẽ có thể thay thể mình, e sẽ cố gắng ko ngừng trau dồi bản thân và k bị nhụt chí hay bị kéo xuống bởi môi trường xung quanh. Cảm ơn thầy Quéo <3

SaKb
Автор

Ở nước ngoài người ta đã nhìn thấy vấn đề này từ lâu. Và người ta đã có những giải pháp sau đây:
Đầu vào: Trong thời gian học lớp 12 nhà trường sẽ tổ chức riêng 1 ngày để đại diện các trường đại học đến giới thiệu về trường của mình, những ngành họ giảng dạy, bạn sẽ được đào tạo như thế nào, tiêu chí đầu vào của họ, số điểm cần thiết cho mỗi ngành học... và học sinh sẽ có một khái niệm về tương lai của mình sau khi tốt nghiệp ở trường đó.
Đầu ra: Trong suốt thời gian học ở một trường nếu học sinh nhận ra là mình đã chọn sai ngành (ngành không phù hợp với mình) thì họ sẽ có những hướng đi khác cho học sinh, họ sẽ cho hs chuyển sang học ngành khác một cách dễ dàng.
Nếu anh Quéo có kinh nghiệm về vấn đề này và anh là một người yêu nước thì anh Quéo nên viết thư lên bộ trưởng bộ giáo dục VN để các đồng chí này nghiên cứu áp dụng cho VN.

JohnNy-ninp
Автор

Quan điểm cá nhân mình thì mình thấy ngành nào cũng tốt. Nhưng nếu các bạn muốn trở thành nhân sự quan trọng thì gần như cái gì các bạn cũng phải biết ở một mức độ tương đối. Cho nên cái sự học ở đại học mới chỉ là bắt đầu thôi, cốt yếu là phải giữ được tâm thế luôn học tập, luôn thay đổi.

lklam
Автор

Theo quan điểm cá nhân của riêng em thì việc hướng nghiệp ngay từ khi còn bé là việc rất quan trọng . Chỉ 1 năm trước đây thôi, em cũng là người băn khoăn và đứng trước rất nhiều lựa chọn, đôi khi nó còn áp lực hơn cả việc học . Chắc hẳn bây h nhiều bạn đang ôn thi đại học cũng chẳng biết mình muốn học ngành gì . Mình mong các bạn hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa ra lựa chọn cho bản thân mình . Lưu ý, việc chọn ngành không có đúng sai chỉ là phù hợp hay không phù hợp . Đừng nghe ai nói chọn ngành này là sai vì thế này thế Chúc các bạn chuẩn bị thi đại học có đc quyết định đúng đắn cho bản thân mình .

tuyenle
Автор

Chào anh. Em 37t. Tốt nghiệp SPKT ngành kỹ sư nhiệt lạnh. Ra trường làm chuyen ngành 3 năm (7tr) . Sau đó chuyển sang bán hàng online quần áo nam 8 năm ( tự qc, đăng, bán, giao hàng, em không có khiếu nên không live stream . 8tr/tháng). Giờ đi làm nhân viên vp trợ lý sai vặt và cv giấy tờ 1 năm (8trieu /tháng) . CV đi ngân hàng giây tờ, đòi công nợ, giao hàng khi thiếu người, đưa rước con sếp khi thiếu người, soan báo giá hợp đồng, photo tài liệu, trực fanpage, tiếp nhận trả lời khách hàng. CTY có 40 công nhân, khối văn phòng 10 người. Cty gia đình. Em thấy làm cũng được. Không ngại sai vặt. Nhưng làm lâu không có cơ hội thăng tiến lương thấp . Đi xin việc ở tuổi 37 khó, mà khó hơn khi không làm đúng chuyên ngành, cũng ko biết tìm một CV nào cho hợp.Giờ em muốn đi học lại văn bằng 2 tiếng trung + ngoại ngữ phụ tiếng Hàn/ khác ( tiếng Anh em giaotiếp thông thường được với người nước ngoài nghe hiểu nói tạm ok ). Tính cách em thì ko thích nhậu nhẹt, nịnh nọt sếp. Ko thích đi công trình. Em luôn đúng giờ hẹn và giờ làm nhưng không thích quá cứng nhắc nguyên tắc, thích linh hoạt xử lý công việc. công việc ngành xây dựng hay kỹ thuật ko hợp. Em thích du lịch, công nghệ, thời trang( hiện đang lâu lâu bán điện thoại online kiếm thêm thu nhập, không chuyên). Em muốn đi học lại 1 là để kiếm việc tốt hơn 2 là lấy năng lượng tích cực của các bạn trẻ và 3 là tiếp thu cái mới từ các cái hay của việc đi học lại. Không biết anh thấy có khả thi không. Hay em nên học 1 ngành khác á. Khả năng học em tốt ( 12 năm HS giỏi, tốt nghiệp ĐH top 1). Nhờ anh tư vấn giúp. Cám ơn anh

motchangtrai
Автор

Sau khi xem hết video, ở khúc cuối khi nói về quan điểm 4 ngành bị cho vô dụng, thì ngoài ngành nhân sự là có đôi chút khác biệt, 3 ngành còn lại thì phân tích của Trí cũng tương đối in line với cậu Huy Đào kia, có khác là Trí không nói những ngành đó vô dụng. Ở những video dài của cậu ấy trên yt, cậu ta cũng nêu ra phân tích như thế, cho nên nếu chỉ xem shorts và đưa ra kết luận về quan điểm của cậu Huy thì cũng chưa công bằng lắm.
Cảm ơn Trí vi phân tích này.

khoatrandang
Автор

mình bị dính cái loại thứ 2 như anh Trí nói, vào rất dễ và ra cũng dễ, mình đã nhận ra điều đó và đang cố gắng trao dồi thêm để ko bị tụt lại phía sau, hy vọng là vẫn còn cơ hội và tg. bạn nào đang có ý định chọn trường mà điểm ko cạnh tranh để vào trường top thì nên cân nhắc bình luận này của mình vì thà là học cao đẳng rồi ra làm thợ hơn là làm thầy mà ko có chuyên môn các bạn ạ

trungdungnguyenle
Автор

Thực sự tâm đắc và thấm thía điều cuối cùng anh nêu ra: trường tốt, ngành tốt, môi trường tốt nhưng bản thân không phù hợp, không đam mê thì không phải vô dụng mà là thảm hoạ!
Dù sao thì em vẫn luôn tự nhắc nhở bản thân rằng, học không bao giờ là thừa cả. Gần 6 năm báo cha báo mẹ, qua thì cũng qua rồi, bài học này hơi bị đắt nhưng cũng vì đắt nên nó đủ thấm đến xương tủy. Bắt đầu lại từ con số âm, tuy hơi muộn và sẽ nhiều khó khăn nhưng vẫn hơn là không quay đầu, anh nhỉ 🙂

nhaconhieubannho
Автор

Mình nghĩ đây là quan điểm cá nhân nên chỉ là cái nhìn phiến diện thôi ạ. Mình đang học sinh viên năm cuối trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyên ngành khoa học cây trồng thấy kiến thức dạy như thế là quá chuẩn rồi không thừa cũng không thiếu. Mình tự tin có thể dùng tất cả kiến thức thầy cô dạy trong 4 năm để áp dụng vào cuộc sống. Mình bây giờ có thể trồng bất cứ cây gì mà không cần phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn không thua phương pháp truyền thống, mình có thể tư vấn và quản lý trang trại hàng nghìn ha, tư vấn thiết kế sân vườn cảnh quan, quản lý sân golf...hỏi xem người nông dân có làm được như thế không. Nếu không có đội ngũ khoa học như mình thì đất nước bao giờ mới phát triển được. Hiện tại người Việt Nam mình rất chăm chỉ và thông minh nhưng canh tác sai hết vì người nông dận không biết mục đích trồng cây của mình là gì, họ chỉ nghĩ làm sao sản lượng cao nhất và họ cho bao nhiêu phân hoá học và thuốc BVTV trong khi mục đích cái cần quan tâm là chất lượng, người dân bán những thực phẩm như thế khác gì bán phân hoá học và thuốc BVTV cho người tiêu dùng ăn đâu. Mình từ lúc đi học và mình biết như thế thì không bao giờ mua rau ngoài chợ, mình chỉ cần vài cái thùng xốp là có rau ăn quanh năm hỏi xem không đi học có biết trồng đúng cách không. Hiện tại mình đang có ước mơ phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam có tiếng nói trên thị trường thế giới nên cần rất nhiều người cùng chung mục tiêu thì có thể hợp tác cùng phát triển.

tuanlinhidol
Автор

mình thấy nhành giáo dục còn rất nhiều hạn chế khi áp dụng phương pháp cũ để dạy học sinh: học sinh ra trường thiếu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, khĩ năng sống, đạo đức... tóm lại rất nhiều thứ cần cho 1 hành trình phát triển và trưởng thành của 1 con người thì ko có trong trường học. học sinh sau khi tốt nghiệp đa chỉ là những tấm bằng, những điểm số và 1 thời gian sau rất nhiều người cũng quên sạch những kiến thức trong trường trong khi đó thời gian và tiền bạc của mỗi gd lại đầu tư rất nhiều vào nghành giáo dục

thanhliem
Автор

với mình là người đang học đại học và đã chọn lý trí một lần trong quá trình chọn trường ngành thì mình có lời khuyên với mọi người là nếu thực sự không bị bó buộc thì hãy chọn trường top - thầy cô rất là vippro, và quan trọng nhất là có nhiều người học giỏi, cạnh tranh cao và phát triển rất mạnh mẽ - sau khoảng hai năm quay về các bạn học trường làng mình không có ý gì nhưng họ tương đối chậm

hoangtri
Автор

Designer thì chưa đâu anh ạ, tại creativity và human interaction trong AI với robotic vẫn đang được nghiên cứu, và AI thì phải có training model thế nên là h lquan đến nghệ thuật AI đang bị vi phạm bản quyền rất nhiều, trừ mấy ví dụ như game No Man's Sky nó generate hệ sao và hành tinh bằng thuật toán và AI ra, chứ còn AI thì sẽ k có khả năng thay thế con người, người biết dùng AI sẽ thay thế người không biết. Như Deloitte UK bọn em đây, Risk Advisory bọn em tuyển executives ngang tầm manager phải có bằng Master có lquan Enterprise/Operation Risk Management, 3 năm kinh nghiệm, và cái t3 thì kphai chứng chỉ ngôn ngữ mà là chứng minh khả năng sử dụng Python r, thế nên trong tương lai nhân sự dùng tự động hóa bằng Machine Learning cũng như AI là sớm muộn thôi. Mà thường thì như bọn em sẽ tự học python, học toán, machine, deep learning r tìm mentor chỉ về AI.
Còn về lý thuyết ngành, cũng như là mấy môn khoa học khác thôi, nó là khoa học quản trị, có nghĩa là được quan sát, nghiên cứu, và ghi chép lại bởi người trước theo kinh nghiệm và kiến thức của họ dựa trên điều kiện môi trường kinh tế, tài chính, cũng như chính trị nhất định. Cái mà các bạn học được khi thực tập hay đi làm người ta gọi là Nghệ thuật Quản trị, bao gồm 1 thứ rất quan trọng là improvise theo điều kiện kinh tế, tài chính, cũng như chính trị ở thời-địa điểm của bạn hay những uncertainties xảy ra ngoài tính toán, chứ nguyên lý, lý thuyết k chỉ để cho có. Người ta nói rồi, lý luận soi đường cho thực tiễn, thực tiễn làm sáng tỏ lý luận.

favian-hungnguyen
Автор

mục đích cuối cùng của bản thân là đi tìm sự tự do về tài chính, tự do về cuộc sống. Ngành nghề chính là công cụ để chúng ta đi tìm sự tự do đó.

hanguyenthi
Автор

Sau khi nghe xong clip của anh Trí, e xin phép đc đưa ra 1 số ý kiến sau ạ:
- Thứ nhất: E có follow cả kênh của anh Trí và anh Huy thì thực ra nếu đứng trên góc độ của người nào thì cũng đúng cả anh ạ. Chỉ là khác nhau vai trò và mục đích mỗi kênh hướng tới thôi ạ.
- Thứ hai: Là 1 người đã từng học ngành QTKD, cho đến giờ này em vẫn chưa bao giờ hối hận về quyết định chọn ngành của mình. Mỗi người 1 hoàn cảnh và 1 bộ óc khác nhau. Có thể đối với 1 cơ số người, ngành này "vô dụng" thật. Nhưng đối với 1 số người khác thì ngành này + môi trường + ... tất cả những yếu tố xoay quanh quá trình phát triển của họ sẽ cho họ những bài học và trải nghiệm mà cả đời không kiếm được ở bất cứ đâu. Nên là nói từ "vô dụng" thì chỉ đúng với 1 nhóm người cụ thể nào đó thôi. Chẳng hạn đối với những bạn trẻ dưới 18t mà nghe video của anh Huy sẽ gây hoang mang và có thể hiểu sai ý. Rồi sau đó đưa ra những quyết định chưa chắc là phù hợp nhất.
- Thứ ba: điều cuối cùng, chúng ta đều lớn cả rồi. Việc ai đó nêu lên quan điểm nào đó thì chúng ta đều có "cái đầu" để lọc thông tin mà. Chỉ cần ta hiểu đúng ý của họ (và paraphrase thành bài học cho bản thân mình) thì a Trí hoàn toàn đúng mà a Huy cũng hoàn toàn đúng, kể cả 1 chút "ngông" của a Huy e thấy cũng rất hợp lí thôi!
Em xin cảm ơn anh Trí ạ!

cuongtruong