Quy hoạch tỉnh Nam Định - 3 vùng kinh tế động lực là những vùng nào?

preview_player
Показать описание
Ba vùng kinh tế động lực của Nam Định sẽ được phân bố như sau:

- Vùng thứ nhất, đó là vùng đô thị Thành phố Nam Định: Vùng này gồm thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, có diện tích khoảng: 12.090 ha, dân số năm 2030 khoảng 436.771 người, năm 2050 khoảng 665.000 người.

Tiềm năng, lợi thế: Vùng này Nằm trong miền ảnh hưởng của 2 hành lang kinh tế QL10 và QL21, đây là những hành lang động lực chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2030 và 2050. Vùng này có dân cư đông đúc, tổng vốn cơ sở vật chất lớn, đặc biệt TP. Nam Định là đô thị trung tâm đồng thời cũng là cực tăng trưởng trung tâm. Các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Đào chảy qua vùng đô thị nên có cảnh quan đẹp và tiềm năng về phát triển du lịch. Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển lớn nhất của tỉnh, thuận lợi cho phát triển đa ngành, đa lĩnh vực như đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Vùng thứ 2 là vùng Vùng nông nghiệp - nông thôn: Vùng này bao gồm Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh với diện tích khoảng 70.677 ha; dân số năm 2030 khoảng 807.500 người, năm 2050 khoảng 968.000 người.

Tiềm năng, lợi thế của vùng này: Nằm trong miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế: Hành lang cao tốc Bắc Nam - Cao Bồ - Rạng Đông, Hành lang QL10 và Hành lang cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đồng thời giáp ranh với các huyện và thành phố đang phát triển mạnh của tỉnh Ninh Bình và Hà Nam. Là vùng có cảnh quan đẹp, mật độ dân cư thấp nhất tỉnh, đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, tổng vốn cơ sở vật chất khá lớn. Vùng này có tiềm năng thuận lợi cho phát triển đa ngành, đa lĩnh vực như phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp quy mô lớn, công nghiệp đặc thù; du lịch sinh thái; văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng...

- Vùng thứ 3 là vùng kinh tế biển: Vùng này gồm Các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường với diện tích khoảng 84.115ha; dân số năm 2030 khoảng 803.000 người, năm 2050 khoảng 854.000 người.

Tiềm năng, lợi thế của vùng này: Nằm ở miền ảnh hưởng của 3 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế ven biển (Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Giao Thủy), Hành lang Cao tốc Bắc Nam - Cao Bồ - Rạng Đông; Hành lang QL21. Vùng ven biển có chiều dài 72km đường bờ biển với các khu điểm kinh tế lớn như: KCN dệt may Rạng Đông, Khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm cùng các dự án lớn như KCN Hải Long (1.100ha), Khu kinh tế Ninh Cơ. Đây là vùng có dân cư đông đúc, đất đai phì nhiêu, có tài nguyên biển, rừng ngập mặn, thủy năng, nước ngầm; cảnh sắc hữu tỉnh; đa dạng sinh thái,… thuận lợi cho phát triển đa ngành, đa lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo, luyện thép, sản xuất VLXD, điện gió, điện khí, chế biến khí, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, nông nghiệp đặc thù; du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng...

Việc phân chia tỉnh thành 3 vùng kinh tế động lực sẽ phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, mỗi vùng sẽ có tiềm năng, lợi thế, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển riêng, việc phân chia như thế này giúp cho quá trình quản lý cũng như hoạch định, ban hành các chính sách phù hợp hơn, việc điều tiết nguồn lực cho từng vùng phù hợp với nhu cầu thực tế và định hướng phát triển.

Ninh Bình News - Kênh thông tin tổng hợp chính xác, khách quan, tin cậy về Ninh Bình - Vì một Ninh Bình phát triển và thịnh vượng.

▶️ THÔNG TIN BẢN QUYỀN
► Bản quyền nội dung thuộc về tác giả Bùi Việt Hùng
► Vui lòng không sao chép và đăng tải lại dưới mọi hình thức.

▶️ THÔNG TIN LIÊN HỆ
► Phone & Zalo: 0902282930

▶️ DONATE
► Vietinbank: 0902282930 (Chủ TK: Bùi Việt Hùng)
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Một tỉnh có lợi thế lớn: 67km chiều dài bờ biển; Nơi có 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh) đổ ra biển; Hệ thống giao thông thủy bộ tương đối tốt; Nền tảng CN địa phương có truyền thống; Mặt bằng dân trí khá...Nhưng thật đáng buồn là các lợi thế đó bị "ngủ quên" hàng thập kỷ để rui các Tỉnh bạn đã vượt mặt, khi NĐ thức tỉnh thì đã quá muộn! NĐ bh hãy bằng mọi cách phát triển cảng biển tham gia lozictik và phát triển CN và dịch vụ Vận tải sông biển đúng cách cùng với đó là CN Dệt May truyền thống... để sớm lấy lại vị thế. Chúc NĐ kiên trì và nỗ lực để khỏi phụ lòng mong mỏi của người dân cần cù sáng tạo!

atTran-qehd
Автор

Mình người Thái Bình mong muốn Nam Định phát triển, cùng nhau đi lên sánh ngang Hải Phòng, Quảng Ninh

thiencharisma
Автор

Hy vọng thời gian tới Nam Định sẽ phát triển. Dập chân tại chỗ lâu lắm rồi

HungTran-qsbp
Автор

Bác Hải Đăng quay đoạn Nam Định Lạc Quần

TrungPhạm-dj
Автор

Su thế của Thế kỷ thứ 21 của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là Kinh tế biển. Nên nhà nước sẽ tập trung nguồn lực cho các tỉnh Duyên hải, hi vọng trong tương lai Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình... Sẽ cất cánh.

SonLa-tw
Автор

Tỉnh nào cũng phải quy hoạch, còn tương lai thì chưa biết thế nào

nguyentien
Автор

Nam Định khó lắm. Vùng ĐBSH có 9 tỉnh + 2 tp TTTW. Thì 7 tỉnh trong đó có định hướng lên TTTW, còn Nam Định và Thái Bình ko có định hướng. Vùng động lực NĐ cũng sẽ chỉ là dự án treo thôi

AnTran-yhbn
Автор

Nam định còn kém xa Hà nam và Ninh bình tầm nhìn hạn hẹp không có định hướng, lực lượng lao động tiềm năng rời xa, không còn gì để vơ vét.

lquyen
Автор

Chẳng biết nam định mạnh co nào mà chỉ có còn xanh Nghĩa Hưng mà giải quyết mãi không có được, người dân mất việc làm, có bắt bớ giam một số người mà không thấy sử án gì cả, để lâu khéo hòa làng,

SonNguyen-lf
join shbcf.ru