filmov
tv
Tìm Kiếm Đức Khôn Ngoan || Kinh Thánh 50 Tuần || Sách Huấn Ca & Khôn Ngoan || TTTT Tuần 37
Показать описание
Tìm Kiếm Đức Khôn Ngoan || Kinh Thánh || Sách Huấn Ca & Khôn Ngoan || TTTT Tuần 37.
Sách Huấn ca được sáng tác bằng tiếng Híp-ri do ông “Giê-su, con ông Xi-ra.” Ngoại trừ sách Các Ngôn Sứ thì Huấn ca là tác phẩm duy nhất trong Cựu Ước người ta biết rõ tên người viết. Việc tác giả ghi tên mình ở cuối sách (50,27) là theo thói quen của người Hy-lạp thời ấy. Thánh Giê-rô-ni-mô vào thế kỷ IV còn được đọc Huấn ca bằng nguyên ngữ, nhưng rồi bản văn bị thất truyền mãi cho tới cuối thế kỷ 19; tức là năm 1896, hai phần ba bản Híp-ri được tìm thấy gần một hội đường cổ xưa tại Cai-rô. Năm 1964, người ta còn tìm thêm được nhiều đoạn bản cũng khá quan trọng khác tại Mát-xa-đa, cho thấy các thủ bản ở Cai-rô là chính xác.
Theo chỉ dẫn trong sách, tác giả là một nhân hào ở Giê-ru-sa-lem, một kinh sư từ thiếu thời đã tỏ ra tha thiết mến yêu và miệt mài với Luật Mô-sê. Ông luôn quan tâm truyền đạt cho người khác (24,34), nhất là giới trẻ quý tộc tại thủ đô, những kiến thức và kinh nghiệm của ông. Như một bậc thầy với nhiều năm kinh nghiệm đã nhiều lần hiệu đính giáo trình của mình, ông Ben Xi-ra cuối cùng đã quyết định lưu lại giáo huấn của mình “cho những ai thích học hỏi, để nhờ thế mà sống phù hợp hơn với Lề Luật”.
Sách Khôn ngoan được viết toàn bộ bằng tiếng Hy-lạp, chứ không phải là tiếng Híp-ri và cũng không phải là bản dịch từ nguyên bản Híp-ri! Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển và có những hình thức hùng biện rất tự nhiên. Sách này đã được các giáo phụ từ thế kỷ II (SCN) sử dụng và, đặc biệt là thánh Giê-rô-ni-mô, sách này đã được nhìn nhận là tác phẩm được Thiên Chúa linh hứng ngang hàng với các sách thuộc quy điển Híp-ri.
Dù viết bằng tiếng Hy lạp, nhưng tác giả hắc chắn là một người Do-thái: Ông am hiểu sâu xa Kinh Thánh, tin vào “Thiên Chúa của cha ông” (9,1), hãnh diện vì được thuộc về “dân thánh”, “dòng giống vẹn toàn” (10,15). Nhưng tác giả cũng là một người Do-thái am hiểu văn hoá Hy-lạp: biết triết lý, đặc điểm và các phong trào văn hoá Hy-lạp. Tác giả sống ở A-lê-xan-ri-a: cung cách hành văn nhấn mạnh tới cuộc Xuất Hành, đối chọi Ai-cập với Ít-ra-en, nhất là thái độ của tác giả đối với việc tôn thờ súc vật, một điều chỉ có ở Ai-cập lúc bấy giờ. Ngoài ra ở A-lê-xan-ri-a thời này còn có một cộng đoàn kiều dân Do-thái đông đảo ở đó.
#ThucTinhChannel
#ThachThucTriTueTuan37
#SachHuanCa
#SachKhonNgoan
#KinhThanh50Tuan
Sách Huấn ca được sáng tác bằng tiếng Híp-ri do ông “Giê-su, con ông Xi-ra.” Ngoại trừ sách Các Ngôn Sứ thì Huấn ca là tác phẩm duy nhất trong Cựu Ước người ta biết rõ tên người viết. Việc tác giả ghi tên mình ở cuối sách (50,27) là theo thói quen của người Hy-lạp thời ấy. Thánh Giê-rô-ni-mô vào thế kỷ IV còn được đọc Huấn ca bằng nguyên ngữ, nhưng rồi bản văn bị thất truyền mãi cho tới cuối thế kỷ 19; tức là năm 1896, hai phần ba bản Híp-ri được tìm thấy gần một hội đường cổ xưa tại Cai-rô. Năm 1964, người ta còn tìm thêm được nhiều đoạn bản cũng khá quan trọng khác tại Mát-xa-đa, cho thấy các thủ bản ở Cai-rô là chính xác.
Theo chỉ dẫn trong sách, tác giả là một nhân hào ở Giê-ru-sa-lem, một kinh sư từ thiếu thời đã tỏ ra tha thiết mến yêu và miệt mài với Luật Mô-sê. Ông luôn quan tâm truyền đạt cho người khác (24,34), nhất là giới trẻ quý tộc tại thủ đô, những kiến thức và kinh nghiệm của ông. Như một bậc thầy với nhiều năm kinh nghiệm đã nhiều lần hiệu đính giáo trình của mình, ông Ben Xi-ra cuối cùng đã quyết định lưu lại giáo huấn của mình “cho những ai thích học hỏi, để nhờ thế mà sống phù hợp hơn với Lề Luật”.
Sách Khôn ngoan được viết toàn bộ bằng tiếng Hy-lạp, chứ không phải là tiếng Híp-ri và cũng không phải là bản dịch từ nguyên bản Híp-ri! Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển và có những hình thức hùng biện rất tự nhiên. Sách này đã được các giáo phụ từ thế kỷ II (SCN) sử dụng và, đặc biệt là thánh Giê-rô-ni-mô, sách này đã được nhìn nhận là tác phẩm được Thiên Chúa linh hứng ngang hàng với các sách thuộc quy điển Híp-ri.
Dù viết bằng tiếng Hy lạp, nhưng tác giả hắc chắn là một người Do-thái: Ông am hiểu sâu xa Kinh Thánh, tin vào “Thiên Chúa của cha ông” (9,1), hãnh diện vì được thuộc về “dân thánh”, “dòng giống vẹn toàn” (10,15). Nhưng tác giả cũng là một người Do-thái am hiểu văn hoá Hy-lạp: biết triết lý, đặc điểm và các phong trào văn hoá Hy-lạp. Tác giả sống ở A-lê-xan-ri-a: cung cách hành văn nhấn mạnh tới cuộc Xuất Hành, đối chọi Ai-cập với Ít-ra-en, nhất là thái độ của tác giả đối với việc tôn thờ súc vật, một điều chỉ có ở Ai-cập lúc bấy giờ. Ngoài ra ở A-lê-xan-ri-a thời này còn có một cộng đoàn kiều dân Do-thái đông đảo ở đó.
#ThucTinhChannel
#ThachThucTriTueTuan37
#SachHuanCa
#SachKhonNgoan
#KinhThanh50Tuan
Комментарии