filmov
tv
Flycam Toàn Cảnh Thủ Đô Hà Nội 2023
Показать описание
#vietnamdiscovery #flycam #hanoi #khampha #skyline
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt, trung tâm văn hóa và giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.359,82 km²,[2] và dân số 8,33 triệu người,[4] Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là "bao quanh bởi các con sông", tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.[9][10]
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức.[11] Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội.[12][13] Trước đó, ngày 19 tháng 7, tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của Triều đình Việt Nam.[12] Năm 1890, phủ Lý Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.[13]
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”. Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là “河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內” (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội. “Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.[13]
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt, trung tâm văn hóa và giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.359,82 km²,[2] và dân số 8,33 triệu người,[4] Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là "bao quanh bởi các con sông", tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.[9][10]
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức.[11] Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội.[12][13] Trước đó, ngày 19 tháng 7, tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của Triều đình Việt Nam.[12] Năm 1890, phủ Lý Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.[13]
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”. Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là “河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內” (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội. “Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.[13]
Комментарии