filmov
tv
Tập ăn thô cho bé đúng cách | BS Phạm Lan Hương, BV Vinmec Times City

Показать описание
#biengan #andam #treantho
Trong video dưới đây, ThS BS Phạm Lan Hương, Bác sĩ Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City sẽ chia sẻ lợi ích của việc ăn thô và tập ăn thô đúng cách cho bé.
Tập ăn thô là tăng dần độ thô trong thức ăn của bé, từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Mục tiêu là dần dần bé sẽ ăn được thức ăn nguyên hình dạng và cấu trúc như người lớn.
Đầu tiên, ba mẹ cần chú ý đến Thời điểm tập ăn thô: Trong quá trình phát triển của bé, khoảng thời gian từ 7,8 tháng đến 1 tuổi là thời điểm tuyệt vời để tập cho bé ăn thô. Bởi vì, giai đoạn này bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên, rất thuận tiện cho việc làm quen với thức ăn mới. Nếu giai đoạn đó qua đi mà bé không có cơ hội sử dụng kỹ năng của mình thì ba mẹ sẽ rất vất vả khi dạy bé kỹ năng đó sau này.
Ba mẹ cũng cần lưu ý trong quá trình tăng dần dần độ thô của thức ăn:
1. Bắt đầu tập ăn thức ăn, bé có thể bị ọe ra. Bố mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ hết sau vài hôm nếu chúng ta tăng thô từ từ đúng cách.
Nếu ba mẹ thấy con oẹ mà không dám tăng thô nữa sẽ bỏ qua giai đoạn tập nhai của bé. Hậu quả sau này bé sẽ không chịu nhai, hay nuốt chửng và rồi ăn gì thô một chút là oẹ…Nên vì vậy ba mẹ nên tăng thô đúng cách cho bé nhé.
2. Tăng độ thô thức ăn cho bé theo độ tuổi: Ba mẹ nên chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm mà ba mẹ có thể áp dụng cho các bé.
Một là ăn dặm kiểu Nhật:
- Mẹ bắt đầu từ việc đút cho bé ăn. Thức ăn gồm đủ các nhóm thực phẩm sẽ được đặt trong bát hoặc khay riêng. Mẹ cho bé ăn từng món, hết món này sẽ sang món khác.
- Mục tiêu của ăn dặm Kiểu Nhật là cho bé tập các kỹ năng xử lý thức ăn để sau 1 tuổi bé có thể ăn được các món như người lớn và tự xúc ăn.
- Độ thô của thực phẩm sẽ được tăng lên theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (5-6 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:10 sau đó lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín và rây nhuyễn.
Giai đoạn 2 (7-8 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:7, không lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín rồi được nghiền nhỏ.
Giai đoạn 3 (9-11 tháng): Cháo nấu tỉ lệ 1:5 hoặc 1:3 . Các món ăn được cắt nhỏ hoặc xé tơi. Đây cũng là giai đoạn bé được làm quen với kỹ năng bốc thức ăn bằng cách mẹ đề thức ăn dạng que dài lên bàn ăn và cho bé tập bốc.
Giai đoạn 4 (12-18 tháng): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm. Các món ăn được cắt hoặc để nguyên miếng. Bé được tập sử dụng thìa
Hai là phương pháp ăn dặm truyền thống:
- Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất.
- Bé sẽ được ăn bột hoặc cháo kèm rau củ, đạm xay nhuyễn ngay từ khi mới ăn dặm.
- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này theo tư tưởng cũ là việc bé ăn thô kém. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này đã được cải tiến để hỗ trợ bé ăn thô tốt hơn bằng việc phân ra các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (6-9 tháng): Bé được ăn bột
Giai đoạn 2 (10-13 tháng): Bé ăn cháo xay
Giai đoạn 3 (14-18 tháng): Bé ăn cháo đặc
Giai đoạn 4 (18 tháng trở lên): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm
Giai đoạn 5 (30 tháng trở lên): Bé ăn cơm mềm, cơm khô
Ba là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning):
- Bé được tự ăn thức ăn thô ngay từ đầu nên không có giai đoạn tăng thô.
- Thức ăn chính ban đầu của bé là rau củ quả được cắt dạng thanh dài sau đó hấp hoặc luộc. Sau đó thức ăn sẽ dần được cắt nhỏ theo thời gian phù hợp với tốc độ phát triển kỹ năng bốc nhón và kỹ năng sử dụng thìa, đũa của bé.
Bốn là phương pháp ăn dặm kết hợp:
- Nhiều ba mẹ lựa chọn việc kết hợp hai phương pháp ăn dặm cùng lúc để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Thông thường ba mẹ hay kết hợp như sau:
Ăn dặm kết hợp ăn dặm truyền thống với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé sẽ vừa được ăn thức ăn dạng nhuyễn, trộn lẫn các loại thức ăn trong một bát vừa được ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu. Như vậy bé cũng sẽ được tập ăn thô sớm từ những tuần đầu tiên ăn dặm.
Ăn dặm kết hợp kiểu Nhật với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé ăn thức ăn dạng nhuyễn, được để riêng mỗi loại một khay và kết hợp với ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu. Ba mẹ chú ý khi ăn dặm kết hợp thì bữa ăn đút và bữa ăn bé chỉ huy nên tách nhau ra. Bé sẽ không bị bối rối và học tập kỹ năng nhanh hơn.
Ăn dặm là thời kỳ chuyển giao quan trọng, bắt đầu làm quen và khám phá các thức ăn vô cùng đa dạng phong phú, mà còn hình thành thói quen ăn uống khoa học. Để giúp bé luôn yêu thích mỗi bữa ăn, mỗi món ăn, tránh bị biếng ăn cha mẹ hãy lưu ý lựa chọn cách ăn dặm phù hợp cho bé nhé.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Trong video dưới đây, ThS BS Phạm Lan Hương, Bác sĩ Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City sẽ chia sẻ lợi ích của việc ăn thô và tập ăn thô đúng cách cho bé.
Tập ăn thô là tăng dần độ thô trong thức ăn của bé, từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Mục tiêu là dần dần bé sẽ ăn được thức ăn nguyên hình dạng và cấu trúc như người lớn.
Đầu tiên, ba mẹ cần chú ý đến Thời điểm tập ăn thô: Trong quá trình phát triển của bé, khoảng thời gian từ 7,8 tháng đến 1 tuổi là thời điểm tuyệt vời để tập cho bé ăn thô. Bởi vì, giai đoạn này bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên, rất thuận tiện cho việc làm quen với thức ăn mới. Nếu giai đoạn đó qua đi mà bé không có cơ hội sử dụng kỹ năng của mình thì ba mẹ sẽ rất vất vả khi dạy bé kỹ năng đó sau này.
Ba mẹ cũng cần lưu ý trong quá trình tăng dần dần độ thô của thức ăn:
1. Bắt đầu tập ăn thức ăn, bé có thể bị ọe ra. Bố mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ hết sau vài hôm nếu chúng ta tăng thô từ từ đúng cách.
Nếu ba mẹ thấy con oẹ mà không dám tăng thô nữa sẽ bỏ qua giai đoạn tập nhai của bé. Hậu quả sau này bé sẽ không chịu nhai, hay nuốt chửng và rồi ăn gì thô một chút là oẹ…Nên vì vậy ba mẹ nên tăng thô đúng cách cho bé nhé.
2. Tăng độ thô thức ăn cho bé theo độ tuổi: Ba mẹ nên chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm mà ba mẹ có thể áp dụng cho các bé.
Một là ăn dặm kiểu Nhật:
- Mẹ bắt đầu từ việc đút cho bé ăn. Thức ăn gồm đủ các nhóm thực phẩm sẽ được đặt trong bát hoặc khay riêng. Mẹ cho bé ăn từng món, hết món này sẽ sang món khác.
- Mục tiêu của ăn dặm Kiểu Nhật là cho bé tập các kỹ năng xử lý thức ăn để sau 1 tuổi bé có thể ăn được các món như người lớn và tự xúc ăn.
- Độ thô của thực phẩm sẽ được tăng lên theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (5-6 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:10 sau đó lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín và rây nhuyễn.
Giai đoạn 2 (7-8 tháng): Cháo nấu với tỉ lệ 1:7, không lọc qua rây. Các món ăn được hấp chín rồi được nghiền nhỏ.
Giai đoạn 3 (9-11 tháng): Cháo nấu tỉ lệ 1:5 hoặc 1:3 . Các món ăn được cắt nhỏ hoặc xé tơi. Đây cũng là giai đoạn bé được làm quen với kỹ năng bốc thức ăn bằng cách mẹ đề thức ăn dạng que dài lên bàn ăn và cho bé tập bốc.
Giai đoạn 4 (12-18 tháng): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm. Các món ăn được cắt hoặc để nguyên miếng. Bé được tập sử dụng thìa
Hai là phương pháp ăn dặm truyền thống:
- Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất.
- Bé sẽ được ăn bột hoặc cháo kèm rau củ, đạm xay nhuyễn ngay từ khi mới ăn dặm.
- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này theo tư tưởng cũ là việc bé ăn thô kém. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này đã được cải tiến để hỗ trợ bé ăn thô tốt hơn bằng việc phân ra các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (6-9 tháng): Bé được ăn bột
Giai đoạn 2 (10-13 tháng): Bé ăn cháo xay
Giai đoạn 3 (14-18 tháng): Bé ăn cháo đặc
Giai đoạn 4 (18 tháng trở lên): Bé ăn cơm nát hoặc cơm mềm
Giai đoạn 5 (30 tháng trở lên): Bé ăn cơm mềm, cơm khô
Ba là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning):
- Bé được tự ăn thức ăn thô ngay từ đầu nên không có giai đoạn tăng thô.
- Thức ăn chính ban đầu của bé là rau củ quả được cắt dạng thanh dài sau đó hấp hoặc luộc. Sau đó thức ăn sẽ dần được cắt nhỏ theo thời gian phù hợp với tốc độ phát triển kỹ năng bốc nhón và kỹ năng sử dụng thìa, đũa của bé.
Bốn là phương pháp ăn dặm kết hợp:
- Nhiều ba mẹ lựa chọn việc kết hợp hai phương pháp ăn dặm cùng lúc để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Thông thường ba mẹ hay kết hợp như sau:
Ăn dặm kết hợp ăn dặm truyền thống với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé sẽ vừa được ăn thức ăn dạng nhuyễn, trộn lẫn các loại thức ăn trong một bát vừa được ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu. Như vậy bé cũng sẽ được tập ăn thô sớm từ những tuần đầu tiên ăn dặm.
Ăn dặm kết hợp kiểu Nhật với Ăn dặm bé chỉ huy: Bé ăn thức ăn dạng nhuyễn, được để riêng mỗi loại một khay và kết hợp với ăn thức ăn dạng thanh dài ngay từ khi mới bắt đầu. Ba mẹ chú ý khi ăn dặm kết hợp thì bữa ăn đút và bữa ăn bé chỉ huy nên tách nhau ra. Bé sẽ không bị bối rối và học tập kỹ năng nhanh hơn.
Ăn dặm là thời kỳ chuyển giao quan trọng, bắt đầu làm quen và khám phá các thức ăn vô cùng đa dạng phong phú, mà còn hình thành thói quen ăn uống khoa học. Để giúp bé luôn yêu thích mỗi bữa ăn, mỗi món ăn, tránh bị biếng ăn cha mẹ hãy lưu ý lựa chọn cách ăn dặm phù hợp cho bé nhé.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии