filmov
tv
Báo chí trong nước gỡ trần tình của ông Nguyễn Xuân Phúc về Việt Á | VOA Tiếng Việt
Показать описание
Cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng bảo vệ gia đình và người thân của ông trước vụ tai tiếng Việt Á nhưng phát ngôn này sau đó đã bị gỡ ra khỏi các bản tin và đoạn video tường thuật, theo tìm hiểu của VOA.
Trước đó, trong bản tin về buổi lễ bàn giao tại Phủ Chủ tịch cho Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vào chiều ngày 4/2, ông Nguyễn Xuân Phúc được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng gia đình và vợ con ông ‘không tư lợi, không tham nhũng liên quan đến Việt Á’ và điều này ‘đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng’.
Ông Phúc bị buộc từ nhiệm và ra khỏi Trung ương Đảng ngay trước Tết Nguyên đán với lý do được công bố là ‘chịu trách nhiệm chính trị với tư cách là người đứng đầu với các sai phạm của cấp dưới’ trong vụ bê bối bộ xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á.
Trước đó, đã xuất hiện những tin đồn chưa được kiểm chứng rằng ông Phúc từ nhiệm để đổi lấy việc vợ của ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu, không bị truy tố. Bà Thu được cho là ‘trùm cuối’ trong đại án tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam trong thời gian qua vốn dính líu đến hàng loạt cán bộ cao cấp dưới nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phúc.
Tuy nhiên, đến ngày 6/1, phát ngôn này của ông Phúc cũng như đoạn video ghi lại phát ngôn này đã biến mất khỏi các trang báo Việt Nam mà không rõ lý do.
Trong đoạn phát ngôn vẫn còn được giữ lại, ông Phúc được Tuổi Trẻ dẫn lời nói là ông đã nêu vấn đề xin được từ nhiệm ‘một cách dứt khoát, rõ ràng’ trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, các hội nghị Trung ương Đảng bất thường và phiên họp bất thường của Quốc hội.
“Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng,” ông Phúc nói về lý do ông từ chức, ngầm ý bác bỏ thông tin rằng ông bị buộc phải ra đi do sự dính líu của người thân trong vụ Việt Á.
“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu,” cựu chủ tịch nước được Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Ông Phúc lên làm chủ tịch nước hồi tháng 4 năm 2021 sau khi được Đại hội Đảng lần thứ 13 hồi đầu năm 2021 chọn là một trong hai trường hợp đặc biệt được giữ lại trong Ban chấp hành Trung ương dù đã quá tuổi cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Phúc đã giữ cương vị này gần 21 tháng.
Cũng tại buổi lễ bàn giao này, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng cũng đã phát biểu ca ngợi ông Phúc và nhiệm kỳ công tác của ông.
Bà Xuân được Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng ông Phúc ‘luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân’ và ‘có tác phong làm việc sâu sát, cụ thể, quyết đoán, quan tâm, dành tình cảm cho các thế hệ cán bộ, các giới, các tầng lớp nhân dân’…
Bà cũng khẳng định việc ông Phúc ra đi là ‘gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị’ chứ không phải mất chức vì gia đình và người thân có sai phạm.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Trước đó, trong bản tin về buổi lễ bàn giao tại Phủ Chủ tịch cho Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vào chiều ngày 4/2, ông Nguyễn Xuân Phúc được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng gia đình và vợ con ông ‘không tư lợi, không tham nhũng liên quan đến Việt Á’ và điều này ‘đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng’.
Ông Phúc bị buộc từ nhiệm và ra khỏi Trung ương Đảng ngay trước Tết Nguyên đán với lý do được công bố là ‘chịu trách nhiệm chính trị với tư cách là người đứng đầu với các sai phạm của cấp dưới’ trong vụ bê bối bộ xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á.
Trước đó, đã xuất hiện những tin đồn chưa được kiểm chứng rằng ông Phúc từ nhiệm để đổi lấy việc vợ của ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu, không bị truy tố. Bà Thu được cho là ‘trùm cuối’ trong đại án tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam trong thời gian qua vốn dính líu đến hàng loạt cán bộ cao cấp dưới nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phúc.
Tuy nhiên, đến ngày 6/1, phát ngôn này của ông Phúc cũng như đoạn video ghi lại phát ngôn này đã biến mất khỏi các trang báo Việt Nam mà không rõ lý do.
Trong đoạn phát ngôn vẫn còn được giữ lại, ông Phúc được Tuổi Trẻ dẫn lời nói là ông đã nêu vấn đề xin được từ nhiệm ‘một cách dứt khoát, rõ ràng’ trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, các hội nghị Trung ương Đảng bất thường và phiên họp bất thường của Quốc hội.
“Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng,” ông Phúc nói về lý do ông từ chức, ngầm ý bác bỏ thông tin rằng ông bị buộc phải ra đi do sự dính líu của người thân trong vụ Việt Á.
“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu,” cựu chủ tịch nước được Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Ông Phúc lên làm chủ tịch nước hồi tháng 4 năm 2021 sau khi được Đại hội Đảng lần thứ 13 hồi đầu năm 2021 chọn là một trong hai trường hợp đặc biệt được giữ lại trong Ban chấp hành Trung ương dù đã quá tuổi cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Phúc đã giữ cương vị này gần 21 tháng.
Cũng tại buổi lễ bàn giao này, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng cũng đã phát biểu ca ngợi ông Phúc và nhiệm kỳ công tác của ông.
Bà Xuân được Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng ông Phúc ‘luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân’ và ‘có tác phong làm việc sâu sát, cụ thể, quyết đoán, quan tâm, dành tình cảm cho các thế hệ cán bộ, các giới, các tầng lớp nhân dân’…
Bà cũng khẳng định việc ông Phúc ra đi là ‘gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị’ chứ không phải mất chức vì gia đình và người thân có sai phạm.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Комментарии