Philosophy 101 | Cuộc sống của bạn đáng giá bao nhiêu?

preview_player
Показать описание
Tập thứ 2 của series Triết học 101. Chúng ta sẽ đi qua khá nhiều ví dụ để xem một hệ tư tưởng đặt ích lợi chung của xã hội lên hàng đầu lại có những hạn chế như thế nào. Nếu ở tập trước, bạn không muốn động tay vào vô lăng để bẻ lái con tàu, bạn không muốn ăn thịt cậu bé khi đang đói tới chết trên biển vì bạn không muốn làm hại tới người khác, thì ở tập này, vẫn cùng lối suy nghĩ đó, bạn có sẵn sàng tra tấn một người thuộc diện tình nghi để có được thông tin mà với thông tin đó bạn có thể cứu sống 3 nghìn người khác hay không? Bạn có sẵn sàng tính toán và gán toàn bộ giá trị cuộc đời mình cho một con số nhất định nào đó hay không? Hãy nghe và ngẫm nghĩ với mình nhé!

00:00 Intro
01:25 utilitarianism và cost-benefit analysis
10:18 lập luận phản đối utilitarianism
16:12 lập luận ủng hộ utilitarianism
19:34 hạn chế của utilitarianism

Subscriber count: 461,888

Nếu bạn thấy nội dung có ích, hãy cân nhắc donate để đóng góp cho sự phát triển của kênh nhé.
🎁 Bank: 222 6868 111 - NGUYEN DUY THANH - MB (NH Quân Đội)

Podcast: More Perspectives
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Mình rất vui khi thấy tập đầu tiên được các bạn ủng hộ đến thế. Cảm ơn các bạn nhiều. Hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh nhưng luôn mở mang để tiếp nhận những góc nhìn mới nhé :)

duythanhish
Автор

Triết học còn khá xa lạ với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam hiện tại rất ít kênh làm về triết. Thời điểm hiện tại là quá phù hợp để lan toả triết học đến với công chúng nhiều hơn. Cảm ơn a Thành đã giành thời gian và tâm huyết để làm nên series 'Philosophy 101' này

bachofficial
Автор

Hạn chế lớn nhất của Utilitarianism là không quan tâm đến lợi ích của nhóm thiểu số. Nếu ủng hộ Utilitarianism, hệ quả lâu dài sẽ dẫn đến triệt tiêu nhóm nhỏ để bảo toàn lợi ích cho nhóm lớn. Xã hội phân hoá và hội tụ theo lợi ích nhóm, từng nhóm gia tăng số lượng để cạnh tranh quyền lợi. Mỗi người phải chọn “nhóm” cho mình hoặc sẽ trở thành thiểu số bị coi rẻ và bị tiêu diệt. Những người đứng đầu tổ chức hoặc quốc gia lợi dụng “lợi ích nhóm” để bành trướng và bảo toàn quyền lực. Hệ quả kế tiếp dẫn đến Chế độ độc tài hoặc Quân chủ chuyên chế; Lợi ích các nước nhỏ bị coi rẻ hơn các nước lớn, và thế cục Đế quốc quay trở lại.
Nếu thật sự nhóm nhỏ không được coi trọng, thì không có phúc lợi cho người khuyết tật, không có quyền cho LGBT, không có chính sách phát triển đời sống dân tộc thiểu số, và nhiều “không” khác nữa.

ChauNguyenbang
Автор

em hiện tại chỉ học lớp 9 th e xem kênh của a khá là lâu r tầm khoảng lớp 7 j đấy, từ những vid như tư duy win-win, tư duy nhanh và chậm, ..., thật sự là đầu óc em chưa được mở mang như anh và cả anh chị trong cmt để bàn luận chuyên sâu về những khái niệm và câu hỏi phức tạp trong triết học nhưng qua kênh của a e thật sự đã dần thích triết học nhiều hơn, được mở ra những câu hỏi mà trước đây em chưa từng nghĩ tới, em càng khâm phục đầu óc, lối suy nghĩ của con người nói chung và anh nói riêng ạ

nguyenschaus
Автор

4:28 không liên quan lắm nhưng mình thích cái âm báo hiệu chuyển phần nội dung này vãi

rn
Автор

đỉnh :))) nghe xong bớt procrastinate với lại thấy nghe về triết lý trên kênh của anh còn thú vị hơn là lướt reels với shorts ! siêu ủng hộ series này của anh ạ

cutiepied
Автор

Qua đây mình cũng nhận thấy rõ góc nhìn và động lực chi phối của con người giữa các lục địa.

Người Tây phương (Châu Âu đó), nổi tiếng với chủ nghĩa tư bản và hàng loạt những phương cách gia tăng năng lực sản xuất, cũng là cái nôi của khoa học thực nghiệm đưa tới những phát minh hiện đại ngày nay. Chúng ta thấy phần lớn những người này sẽ muốn tính toán, lượng hóa thiệt hơn, cái cốt cuối cùng vẫn là câu chuyện lợi ích, và điều muốn nói ở đây là họ có xu hướng coi những giá trị vật chất đấy cao hơn cả, những thứ có thể đong đếm và nhận thấy một cách rõ ràng (lợi ích ở đây nói chung phần lớn là giá trị vật chất). Nên mọi khía cạnh họ đều muốn quy ra vật chất để tính cái này hơn, cái kia thiệt (như hãng ô tô nói trên) mà bất chấp việc mạng người hay giá trị đạo đức có thể mang lại.

Đối với người Á Châu, mình đoán khả năng sẽ có nhiều người không đồng tình với những chủ nghĩa nêu trên vì những con người tại đây ít nhiều đều tiếp xúc với tôn giáo, sẽ có xu hướng đề cao tính con người hơn, những giá trị tinh thần và việc sống hòa thuận, chia sẻ (tôn giáo thực sự không phải màu sắc mê tín, quỷ thần). Mặc dù cán cân ấy ngày nay đang chuyển dời sang hướng tiệm cận châu Âu, thích tối đa lợi ích và vật chất có thể đong đếm hơn là các giá trị bình an, tự tại như những thế hệ trước.

Quay lại câu chuyện, chúng ta đang thấy bức tranh mọi người đang cố chứng minh cho trường phái mà mình theo đuổi. Vấn đề là phe nào cũng cho thuyết của mình là tuyệt đối, là số 1, nên được áp dụng trong mọi trường hợp. Sao lại thế, vì sao không linh động áp dụng cho những vấn đề với quy mô khác nhau. Trong cuộc sống cũng thế, từ thần tượng, tôn giáo hay bất cứ gì khiến bản thân tin vào thì luôn muốn thứ mình nương theo là số 1, là đỉnh nhất. Sao không đặt ra các bối cảnh để linh động áp dụng, những trường hợp mà theo chủ nghĩa này sẽ đem sự thỏa mãn và ổn thỏa nhất (dù thế nào đi nữa mình biết đáp án cuối cùng luôn không thể thỏa mãn 100% mọi người, sẽ luôn có những người lớn lên từ hoàn cảnh khác nhau, bị định kiến và môi trường chi phối và không thể nhìn thấy vấn đề từ những phía khác. Nhưng để ra một đáp án có thể chấp nhận nhất thì cần đem thêm tham số tinh thần và những giá trị sâu sắc bên trong vào nữa, thứ mà Tây phương không tin vào và cũng ít chấp nhận).

Một chút suy nghĩ cuối về việc Duy so sánh việc tra tấn tên khủng bố với lại cậu bé thủy thủ thì hai ví dụ này vốn không tương đương mà hoàn cảnh chỉ có sự tương đồng khoảng 70% vì bạn đã bỏ qua yếu tố có tội lỗi. Cậu bé vốn dĩ vô tội và có thể trưởng thành như một công dân bình thường, còn khủng bố thì trước sau gì hay kết quả có ra sao thì cái quyền con người ấy sẽ bị thu hồi (và trong tình cảnh biết chắc hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra thì việc làm đau - chỉ là làm đau để có được thông tin ngăn chặn trong trường hợp này vẫn xứng đáng). Còn về cậu bé thì là giết (mức độ khác) với sự trong sạch của cậu bé cũng khác, nếu trong trường hợp tự nguyện thì có thể tạm chấp nhận.
Với người thấm nhuần giáo dục và đạo đức Châu Á thực sự, có lẽ cách xử trí của các bậc gọi là quân tử khi xưa sẽ là dựa mệnh trời định đoạt chứ quyết không tàn hại người khác trong tình cảnh này.

Để mà đánh giá đời sống của một con người thì cần nhiều yếu tố sâu sắc và đa dạng hơn nữa. Điều này chỉ được giải quyết thực sự khi con người có được sự hiểu biết và cân bằng được thế giới trong ngoài. Trong bối cảnh hiện tại khi phần lớn mọi người thích đong đếm, hơn thua và bám víu, coi trọng vật chất hơn cả thì sẽ không có được đáp án thỏa mãn thực sự. Sẽ thỏa mãn được phần lớn khi đem hết mọi thứ quy ra tiền để làm vật xác thực, hiện hữu nhưng sẽ luôn vấp phải sự phản đối bởi một số bộ phận nhỏ hơn coi trọng những giá trị không thể nhìn được bằng mắt. Chỉ khi có thể linh hoạt và đồng bộ nhiều tố hoàn cảnh để quyết định xem hoàn cảnh và quy mô nào nên dựa theo chủ nghĩa nào và có thêm những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về con người bên trong, lúc đó mới có câu trả lời xác đáng.

langvuduy
Автор

Một chủ đề thật lý trí.
Mình nghĩ, để có cái chung là xã hội thì phải có từng cái ta góp nhặt lại, nếu ko có cái ta trước thì không có cái chung để định lượng, nên tôn trọng quyền con người ... luôn nên đặt lên hàng đầu, vì đó là bản chất gốc.

baovi
Автор

Hay quá chời quá đất luôn anh ơi,
Lúc em học triết ở Đại Học thấy nó vô dụng, vô nghĩa cực kì chẳng được lợi gì lại chẳng thể hiểu được ý nghĩa thực sự của nội dung là gì cả.
Sau khi nghe 2 tập vừa rồi hơn 2 lần cho mỗi tập em lại thấy hay ơi hay, mới thấy được là mình đã bỏ qua nhiều điều đáng lẽ nên ngẫm ra khi học.
Cách truyền đạt của anh đối với em nó rất hay và em nghĩ mang được nhiều ý nghĩa đến cho mọi người và cả em
Nên anh nhớ làm thêm nhiều tập nhé, cảm ơn anh rất nhiều vì những giá trị mang lại cho cộng đồng

haleylearn
Автор

Thực sự nghe rất cuốn. Phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này thì mới hiểu hết được.
Cảm ơn bạn đã làm youtube vì muốn mang đến giá trị chứ không chỉ để nổi tiếng, kiếm tiền. Chúc kênh phát triển hơn nữa.

HoangNguyen-uygr
Автор

Lâu lắm rồi em mới nghe lại kênh của anh. Đôi khi em cũng có những suy nghĩ nó khá tàn nhẫn như vậy, đặc biệt là qua việc Trái Đất loại bỏ bớt sự sống của con người bằng thiên tai nhưng chưa có cơ hội hiểu biết sâu và bày tỏ với ai cả vì sợ ngta bảo mình khùng. Cảm ơn anh đã làm về chủ đề mới này, mong anh sẽ tiếp tục ra những chủ đề về triết lý này nhé!

UyenNguyen-urxs
Автор

Anh có thể làm về chủ đề khủng hoảng hiện sinh không anh? em nghĩ đây là một chủ đề sẽ rất có ích cho các bạn trẻ đang bế tắc trong cuộc sống, cũng như việc khi mỗi người bắt đầu đi tìm hiểu triết học họ cũng bắt đầu hoài nghi về các giá trị chân lí mà chúng ta vẫn lầm tưởng nó là cố hữu hiển nhiên.

shuhonkaiimpactrd
Автор

Theo thuyết Utilitarianism, hầu như mọi thứ đều được "phép tính hóa", "lượng hóa", đưa công thức "được - mất" cũng chỉ vì 1 lý do duy nhất là: tiền. "được - mất" ở đây là được bao nhiêu tiền? và mất bao nhiêu tiền?. Nhưng một số người theo "Chủ nghĩa được - mất" này, đôi khi có tầm nhìn hạn hẹp, đơn cử như ví dụ về xe Ford được anh nhắc đến trong video. Họ tính được cái mất của mình là phải chi 137 triệu đô để làm tấm chắn cho nhiên liệu, và trong những tình huống xấu nhất chỉ phải tốn chi phi 1/3 để trả. Nhưng, sao lại không nghĩ, nếu như họ làm tấm chắn nhiên liệu, định giá thương hiệu và uy tín sản phẩm của họ sẽ cao lên, sản phẩm của họ bán ra nhiều hơn và thu về được nhiều lợi hơn tư việc bán hàng. Đương nhiên, sau nửa thập kỷ, nhìn lại tính đúng-sai ở đây cũng không thể cam quyết cái nào đúng, cái nào sai, vì ngay từ đầu (theo mình), việc "lượng hóa" hay "định giá" cuộc sống của con người là đã sai rồi.
Nhưng thật tiếc, cuộc sống bây giờ, hầu như, đều vận hành theo thuyết Utilitarianism "hẹp" này.

khaphamminh
Автор

Mình nghĩ thuyết vị lợi đang được các nhà lãnh đạo, các chính trị gia hay các chuyên gia kinh tế của các quốc gia vận dụng để đảm bảo điều hành một xã hội ổn định nhất có thể vì nó lượng hoá dc tương đối các yếu tố để có thể tính toán và đưa ra quyết định có % thành công cao hơn, đương nhiên khi đó các yếu tố về quyền con người hay sự lượng hoá đó có đúng hay k thì vẫn còn nhiều điều tranh cãi. Nhân tiện mình có biết đến trong Phật giáo có điều khuyên con người rằng khi làm một việc gì đó, phải xem việc đó có lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh hay không và nên (phải) đảm bảo cả 3 yếu tố đó trước khi hành động. Thật sự cảm ơn bạn và mong bạn làm thêm video chất lượng về những chủ đề có chiều sâu tư duy như thế này nhiều hơn nữa!

HungTran-ynzh
Автор

Lần thứ 2 em nghe lại video này, sau khi bản thân có nhiều trải nghiệm và kiến thức hơn. Càng biết nhiều hơn, em nhận thấy càng phải “tỉnh táo và lý trí” trước những điều mới mẻ, không phán xét đúng sai và tích cực học hỏi. Mọi thứ luôn có hai mặt. Triết học đôi khi rất trừu tượng nhưng vẫn có điểm phân tích đúng. Hi vọng mọi người vẫn giữ vững sơ tâm, ranh giới đạo đức trong quá trình phát triển đi lê

thuyhienbui
Автор

11:37 theo em thì bản thân việc so sánh trường hợp 3 ng ăn thịt cậu bé và trường hợp ở thời la mã nó đã khập khiễng rồi. Vì 1 bên là sự sống còn (nếu ko ăn thịt cậu bé thì 3 ng kia sẽ phải chết), bên còn lại là thỏa mãn dục vọng thấy ng mình ghét chết (nếu ko thấy đc cảnh đó thì những ng la mã vẫn sống khỏe mạnh) nên thuyết vị lợi ở trường hợp 2 theo em là ko chấp nhận đc.
Em rất thích series này của anh. Nó cho em thư giãn đầu óc vì cách nói chuyện nhẹ nhàng nhưng cũng khiến em phải suy ngẫm. Cám ơn anh❤

aohoangbao
Автор

Quá hay, e hay vừa nghe podcast vừa học bài, nghe đến đoạn đa số hạnh phúc lâu dài e nhìn ra giường với cả thanh tạ luôn, giường là chỗ e nằm tiktok cả ngày, còn tạ ít khi e động đến, câu này giúp e thay đổi cả suy nghĩ của mình.

huuphu
Автор

em sang năm lên lớp 12 và lúc học GDCD e thấy khá khô khan và khó hiểu lắm ạ, nhưng không hiểu sao khi nghe podcast Philosophy 101 đến tập thứ 2 thì em thấy cuốn và dễ tiếp thu hơn hẳn, đây là những kiến thức mà lần đầu em được tiếp cận, dù có vài chỗ em hơi bối rối nhưng chung quy chuỗi podcast triết học của anh thật sự rất hay ạ

vanmoonn
Автор

cái đoạn chọn lựa niềm vui lâu dài và niềm vui nhất thời cảm giác như hơi chủ quan của tác giả hoặc của mấy ông triết gia kia, cũng có trường phái trọng hưởng thụ và họ giải thích mọi sự đều trên sự hưởng thụ nhất thời cũng có cái lý của nó luôn

anhtuancromartie
Автор

Mình xin đưa ra quan điểm của mình như thế này. Thuyết Utilitarianism này luôn đề cao phúc lợi xã hội và không nhắm đến lợi ích của cá nhân hay 1 nhóm thiểu số, còn chúng ta thì đang sống trong 1 xã hội có trật tự, luật pháp được thiết lập một cách chặt chẽ và đề cao tính nhân đạo hay là quyền được sống của con người. Nếu chúng ta quay về quá khứ mấy triệu năm trước, thế giới lúc đấy vận hành theo quy luật sinh tồn, kẻ yếu bị đào thải kẻ mạnh sẽ được sống thì theo mình nghĩ đúng là thế giới trước đây vận hành theo kiểu thuyết utilitarianism. Và dường như những vấn đề, những câu hỏi từ thời đấy sẽ ít hơn và dễ dàng giải quyết hơn. Và đó là 1 phần lý do vì sao thế giới hàng triệu năm trước đây tồn tại rất lâu dẫn đến sự tiến hóa chậm trong khi đó loài người chúng ta tiến hoá rất nhanh chỉ trong vỏn vẹn 2000 năm mà chúng ta đã tiến hoá vượt bậc rồi, nhờ có trật tự và đề cao tính nhân đạo quyền con người mà dân số chúng ta càng ngày càng tăng, nhân tài càng ngày càng nhiều. Những câu hỏi của triết học thời nay không thể giúp chúng ta đưa ra câu trả lời chính xác hoàn toàn, không có gì là đúng là sai cả, triết học giúp chúng ta bàn luận về vấn đề ở mọi góc nhìn và đưa ra quyết định với mình cho là đúng đắn nhất! Đây là góc nhìn của mình về vấn đề này nhé! Peace!

manhdinhtran
join shbcf.ru