[Nghiên cứu khoa học GDNN] - CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NCKH

preview_player
Показать описание
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tính mục đích: Nghiên cứu khoa học nhìn chung là nhằm khám phá thế giới, phát hiện những quy luật, tri thức mới để vận dụng những quy luật và tri thức ấy vào cải tạo thế giới. Do đó, một công trình nghiên cứu khoa học phải có mục đích và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu là cái đích cụ thể hơn của nghiên cứu. Nó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này nhằm thực hiện được điều gì cụ thể, tạo ra sản phẩm nào cụ thể hoặc cần giải đáp được vấn đề gì cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu thường cũng phải đáp ứng tính SMART.

2. Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới sự vật hiện tượng mà con người chưa biết, vì vậy quá trình nghiên cứu khoa học luôn phải là quá trình phát hiện ra cái mới hoặc sáng tạo ra cái mới. Trong nghiên cứu khoa học, tính mới có tính mới tuyệt đối và tính mới tương đối. Tính mới tuyệt đối đề cập đến sự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những quy luật, tri thức và giải pháp mới hoàn toàn mà trước đó con người chưa biết. Tính mới tương đối đề cập đến sự tìm ra những khía cạnh mới, những phân nhánh mới nhất định trong những mảng mà trước đó con người đã khám phá, phát hiện được bản chất, quy luật của nó.

3. Tính tin cậy: Tính tin cậy của một nghiên cứu thể hiện ở chỗ kết quả nghiên cứu hoặc dữ liệu nghiên cứu đều có khả năng kiểm chứng được. Kết quả thu được giống nhau trong những lần nghiên cứu với điều kiện giống nhau. Để chứng minh tính tin cậy này, người nghiên cứu phải làm rõ những điều kiện, nhân tố và phương tiện thực hiện. Đồng thời tính tin cậy của một nghiên cứu còn thể hiện qua sự rõ ràng, có tài liệu tham khảo,…

4. Tính khách quan: Một nghiên cứu khoa học đảm bảo tính khách quan khi nó thực sự phản ánh các quy luật và bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, tôn trọng các dữ liệu và thông tin khách quan, được diễn giải, biện chứng và xử lý theo logic khách quan chứ không dựa vào cảm tính chủ quan hoặc thành kiến, định kiến của người nghiên cứu.

5. Tính kế thừa: Quá trình NCKH ngày nay còn là quá trình truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người khám phá tri thức, mở rộng tri thức và truyền bá nó cho nhau quá thời gian. Do đó, ngày nay hầu như không có nghiên cứu nào bắt đầu từ con số 0 mà đều phải kế thừa những thành quả.

6. Tính rủi ro: Một nghiên cứu khoa học có thể thành công hay có thể thất bại, đó chính là tính rủi ro của nghiên cứu. Tuy nhiên, tính rủi ro và mạo hiểm trong nghiên cứu là một động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học, đôi khi người nghiên cứu phải dũng cảm chấp nhận tính rủi ro để tìm ra được cái mới.
---------------
📍Tác giả: Nguyễn Quốc Vỹ - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
📍Điện thoại: 0983.07.07.77 (Zalo)
---------------
"Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng" (William A. Warrd)
Рекомендации по теме
visit shbcf.ru