filmov
tv
Làm Sao Để Phân Biệt Đúng Sai? Điều Đó Quan Trọng Không?
Показать описание
Ở đâu có chánh niệm, ở đó có sự thật. Ở đâu có sự thật, ở đó có chân lý.
Kinh thánh và đạo Phật đều để lại di ngôn dẫn dắt cho con người cách phân biệt đúng sai. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng đủ duyên lành và khả năng lĩnh ngộ từng câu, từng chữ. Chỉ với người sống trong tỉnh thức, việc phân định bản chất đúng sai vấn đề mới trở nên dễ dàng rõ nét đến độ tự nhiên. Người ta hiểu được rằng để kết luận điều gì, trước tiên phải thấy. Thấy được rồi phải biết được nó là gì. Biết được nó thực sự là gì, ta buộc lòng phải tôn trọng nó. Bởi nó chính là sự thật.
Ở trên đời, không thiếu kẻ không thấy và không biết, vẫn đi vào phân tích đạo lý đúng sai. Cũng có cả hạng người thấy biết cả rồi, nhưng cố tình mặc cho háo thắng, mụ mị, sân si đang tâm đánh tráo.
Mọi thứ đến trong đời sống vốn dĩ đều có một căn nguyên. Chỉ dựa vào căn nguyên, nó đến từ đâu và để làm gì, ta mới có thể nhìn ra sự thật, mới hình thành chánh kiến. và mới biết nó đúng sai thế nào.
Khi ta khát, hãy nghĩ về nước uống. Khi đói bụng, hãy nghĩ về thức ăn. Làm sao lại nghĩ đến một câu thần chú để giải cơn đói khát.
Đó là cách tư duy dựa vào yếu tố nhân duyên của 1 vấn đề, mà đức Phật gọi là: như lý tác ý.
1. THẤY VẤN ĐỀ - 2. BIẾT NHÂN DUYÊN VẤN ĐỀ - 3. HIỂU RA SỰ THẬT - 4. TÔN TRỌNG SỰ THẬT - 5. HÌNH THÀNH CHÁNH KIẾN - 6. PHÂN ĐỊNH ĐÚNG SAI - 7. ĐƯA RA HÀNH ĐỘNG.
------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------
#chanlycuocsong #lesongcuocdoi #tinhthuc #nangluongtichcuc #nlg
Kinh thánh và đạo Phật đều để lại di ngôn dẫn dắt cho con người cách phân biệt đúng sai. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng đủ duyên lành và khả năng lĩnh ngộ từng câu, từng chữ. Chỉ với người sống trong tỉnh thức, việc phân định bản chất đúng sai vấn đề mới trở nên dễ dàng rõ nét đến độ tự nhiên. Người ta hiểu được rằng để kết luận điều gì, trước tiên phải thấy. Thấy được rồi phải biết được nó là gì. Biết được nó thực sự là gì, ta buộc lòng phải tôn trọng nó. Bởi nó chính là sự thật.
Ở trên đời, không thiếu kẻ không thấy và không biết, vẫn đi vào phân tích đạo lý đúng sai. Cũng có cả hạng người thấy biết cả rồi, nhưng cố tình mặc cho háo thắng, mụ mị, sân si đang tâm đánh tráo.
Mọi thứ đến trong đời sống vốn dĩ đều có một căn nguyên. Chỉ dựa vào căn nguyên, nó đến từ đâu và để làm gì, ta mới có thể nhìn ra sự thật, mới hình thành chánh kiến. và mới biết nó đúng sai thế nào.
Khi ta khát, hãy nghĩ về nước uống. Khi đói bụng, hãy nghĩ về thức ăn. Làm sao lại nghĩ đến một câu thần chú để giải cơn đói khát.
Đó là cách tư duy dựa vào yếu tố nhân duyên của 1 vấn đề, mà đức Phật gọi là: như lý tác ý.
1. THẤY VẤN ĐỀ - 2. BIẾT NHÂN DUYÊN VẤN ĐỀ - 3. HIỂU RA SỰ THẬT - 4. TÔN TRỌNG SỰ THẬT - 5. HÌNH THÀNH CHÁNH KIẾN - 6. PHÂN ĐỊNH ĐÚNG SAI - 7. ĐƯA RA HÀNH ĐỘNG.
------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------
#chanlycuocsong #lesongcuocdoi #tinhthuc #nangluongtichcuc #nlg
Комментарии