filmov
tv
TƯ VẤN PHÁP LUẬT: THỦ TỤC LY HÔN VỢ NGƯỜI VIỆT NAM CHỒNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Показать описание
TƯ VẤN PHÁP LUẬT: THỦ TỤC LY HÔN VỢ NGƯỜI VIỆT NAM CHỒNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
MC: Xin chào cô Dung ạ
LS Tiến: Vâng chào cô Dung ạ
Cô Dung: Tôi đăng ký kết hôn với một người Đài Loan và đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam từ năm 2011
Hiện tại thì Tôi đang ở Việt Nam còn chồng thì đang ở Đài Loan và Tôi muốn làm thủ tục ly hôn
Nhưng mà bây giờ Tôi muốn hỏi là bây giờ chồng Tôi thì đang ở bên Đài Loan và không về Việt Nam làm thủ tục được nhưng hai vợ chồng thì có thể làm thủ tục là đồng thuận ly hôn hay không?
Và nếu mà không làm được thủ tục đồng thuận ly hôn thì chồng không về đây được thì có làm thủ tục đơn phương ly hôn được hay không?
LS Tiến: Tư vấn với cô là ở đây trường hợp này cô có thể làm được thủ tục đồng thuận ly hôn nếu như quan trọng nhất là chồng cô đồng ý. Thì có rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật sẽ được giải quyết ở đây để thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn nhiều.
Nếu như thông thường là chấp hành nộp đơn và cô lưu ý là nộp đơn ở đây Tòa án có thẩm quyền giải quyết là toà án nhân dân cấp Tỉnh, cấp Tỉnh chứ không phải toà án cấp Quận Huyện giống như những trường hợp thông thường sẽ không có thẩm quyền giải quyết vì ở đây có đương sự là người nước ngoài, nên của cô sẽ phải đưa cái thẩm quyền lên toà án nhân dân cấp Tỉnh
Cô có thể là làm một bộ hồ sơ ly hôn bao gồm: Đơn xin ly hôn hai vợ chồng ký, Đăng ký kết hôn, Chứng minh nhân dân, Số hộ khẩu và những hồ sơ liên quan đến con cái và tài sản sau đó thì gửi đến tòa. Theo như những thủ tục thông thường thì cô sẽ phải cung cấp địa chỉ nơi chồng cô hiện nay đang cư trú và Tòa án sẽ có văn bản cho ủy thác tư pháp để gửi sang bên Đài Loan để bên Đài Loan Tống đạt Văn bản đó đến tay cho chồng cô. Sau đó chồng cô gửi văn bản sau
khi hợp pháp hóa lãnh sự, ý kiến và gửi về cho Việt Nam. Thủ tục đó sẽ mất rất nhiều thời gian vì không phải là một lần ủy thác Tư pháp là xong mà uỷ thác tư pháp ít nhất là 2 đến 3 lần.
Vì đầu tiên là người thông báo thụ lý cũng phải ủy thác tư pháp đến để chồng cô có ý kiến về. Cho đến những Thông báo mời họp rồi thông báo mở phiên họp thì cũng sẽ phải có những cái thủ tục ủy thác tư pháp. Tất cả những lần Tống Đạt Văn bản Tố tụng đều phải qua thủ tục ủy thác tư pháp nếu như theo thủ tục thông thường mà làm thì các thủ tục uỷ thác tư pháp mất rất nhiều thời gian, thông thường là từ 2 đến 3 tháng một lần thì mới làm xong thủ tục ủy thác tư pháp, vì tòa phải thông qua Bộ Tư Pháp, thông qua Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán thì mới chuyển được cái văn bản đó đến bên nước ngoài để tống đạt đến tay của chồng cô để ký.
Thế nên là nếu như thủ tục thông thường như vậy sẽ tương đối mất thời gian
Vậy nên lời khuyên của luật sư là cô nên làm việc trước và định hướng với thẩm phán, tại vì có rất nhiều những trường hợp mà thẩm phán ít làm những vụ về nước ngoài thì sẽ khó có thể có định hướng tốt thì Cô có thể định hướng với thẩm phán rằng đây là trường hợp ly hôn thuận tình. Và trong thực tế Luật sư đã làm việc như trường hợp này rồi thì thay vì phải thực hiện qua rất nhiều bước ủy thác tư pháp.
Như vậy thì có thể cho chồng cô dự thảo tất cả văn bản bằng tiếng Việt, tiếng Đài Loan hoặc là Tiếng Anh song ngữ. Nếu chồng cô có thể hiểu được sau đó chồng cô làm tất cả những văn bản đó bao gồm: Bản tự khai, Bản trình bầy ý kiến, Đơn xin xét xử, đơn xin giải quyết vắng mặt luôn tại Việt Nam. Bên cạnh đó phải có luôn đơn đề nghị giám định chữ ký kèm theo đó là một danh sách chữ ký mẫu làm sẵn để cho chồng cô ký. Toàn bộ các văn bản đó Chồng cô gửi về Việt Nam.
Đó là một kỹ thuật làm để không cần phải qua những bước ủy thác tư pháp hoặc là thông qua đại sứ quán cũng như là hợp pháp hóa lãnh sự mất rất nhiều thời gian thì khi về Việt Nam cô sẽ chịu thêm một lần phí.
Đấy là cô đề nghị tòa án giải quyết một việc dân sự riêng trong quá trình giải quyết một vụ án ly hôn. Như vậy là đề nghị tòa án trưng cầu giám định đối với cái chữ ký của chồng cô. Mà trong đăng ký kết hôn cũng sẽ có chữ ký của chồng cô đúng như cái mẫu cũ để đối chiếu so sánh để xác định rằng cái văn bản nước ngoài gửi về đúng là chữ ký của chồng cô, thì dựa trên cơ sở đó Tòa án có thể giải quyết được cho hai vợ chồng ly hôn mà không buộc Chồng cô phải về Việt Nam cũng không buộc phải qua quá nhiều cái thủ tục rườm rà về ủy thác tư pháp cũng như là hợp pháp hóa lãnh sự sẽ mất rất rất nhiều thời gian cũng như là chi phí của cô.
Thế nhưng câu chuyện là cô nên hiểu rõ về quy trình này mình sẽ tư vấn và có thể có những cái tham vấn cũng như là xin ý kiến của tòa
Vì thực sự là Tôi đi làm việc rất nhiều Tòa, thì ở Hà Nội có thể là rất rõ được quy trình này vì làm nhiều nhưng một số Tỉnh thì làm rất ít, cũng như về kinh nghiệm và các kỹ thuật xử lý có thể là chưa được đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính và vẫn đảm bảo được quyền lợi cho cô. Đó là một cách mà cô có thể tham khảo
MC: Như vậy là trong trường hợp này của cô Dung ở Bắc Giang thì Luật sư cũng đã hướng dẫn rất chi tiết rồi.
MC: Xin chào cô Dung ạ
LS Tiến: Vâng chào cô Dung ạ
Cô Dung: Tôi đăng ký kết hôn với một người Đài Loan và đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam từ năm 2011
Hiện tại thì Tôi đang ở Việt Nam còn chồng thì đang ở Đài Loan và Tôi muốn làm thủ tục ly hôn
Nhưng mà bây giờ Tôi muốn hỏi là bây giờ chồng Tôi thì đang ở bên Đài Loan và không về Việt Nam làm thủ tục được nhưng hai vợ chồng thì có thể làm thủ tục là đồng thuận ly hôn hay không?
Và nếu mà không làm được thủ tục đồng thuận ly hôn thì chồng không về đây được thì có làm thủ tục đơn phương ly hôn được hay không?
LS Tiến: Tư vấn với cô là ở đây trường hợp này cô có thể làm được thủ tục đồng thuận ly hôn nếu như quan trọng nhất là chồng cô đồng ý. Thì có rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật sẽ được giải quyết ở đây để thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn nhiều.
Nếu như thông thường là chấp hành nộp đơn và cô lưu ý là nộp đơn ở đây Tòa án có thẩm quyền giải quyết là toà án nhân dân cấp Tỉnh, cấp Tỉnh chứ không phải toà án cấp Quận Huyện giống như những trường hợp thông thường sẽ không có thẩm quyền giải quyết vì ở đây có đương sự là người nước ngoài, nên của cô sẽ phải đưa cái thẩm quyền lên toà án nhân dân cấp Tỉnh
Cô có thể là làm một bộ hồ sơ ly hôn bao gồm: Đơn xin ly hôn hai vợ chồng ký, Đăng ký kết hôn, Chứng minh nhân dân, Số hộ khẩu và những hồ sơ liên quan đến con cái và tài sản sau đó thì gửi đến tòa. Theo như những thủ tục thông thường thì cô sẽ phải cung cấp địa chỉ nơi chồng cô hiện nay đang cư trú và Tòa án sẽ có văn bản cho ủy thác tư pháp để gửi sang bên Đài Loan để bên Đài Loan Tống đạt Văn bản đó đến tay cho chồng cô. Sau đó chồng cô gửi văn bản sau
khi hợp pháp hóa lãnh sự, ý kiến và gửi về cho Việt Nam. Thủ tục đó sẽ mất rất nhiều thời gian vì không phải là một lần ủy thác Tư pháp là xong mà uỷ thác tư pháp ít nhất là 2 đến 3 lần.
Vì đầu tiên là người thông báo thụ lý cũng phải ủy thác tư pháp đến để chồng cô có ý kiến về. Cho đến những Thông báo mời họp rồi thông báo mở phiên họp thì cũng sẽ phải có những cái thủ tục ủy thác tư pháp. Tất cả những lần Tống Đạt Văn bản Tố tụng đều phải qua thủ tục ủy thác tư pháp nếu như theo thủ tục thông thường mà làm thì các thủ tục uỷ thác tư pháp mất rất nhiều thời gian, thông thường là từ 2 đến 3 tháng một lần thì mới làm xong thủ tục ủy thác tư pháp, vì tòa phải thông qua Bộ Tư Pháp, thông qua Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán thì mới chuyển được cái văn bản đó đến bên nước ngoài để tống đạt đến tay của chồng cô để ký.
Thế nên là nếu như thủ tục thông thường như vậy sẽ tương đối mất thời gian
Vậy nên lời khuyên của luật sư là cô nên làm việc trước và định hướng với thẩm phán, tại vì có rất nhiều những trường hợp mà thẩm phán ít làm những vụ về nước ngoài thì sẽ khó có thể có định hướng tốt thì Cô có thể định hướng với thẩm phán rằng đây là trường hợp ly hôn thuận tình. Và trong thực tế Luật sư đã làm việc như trường hợp này rồi thì thay vì phải thực hiện qua rất nhiều bước ủy thác tư pháp.
Như vậy thì có thể cho chồng cô dự thảo tất cả văn bản bằng tiếng Việt, tiếng Đài Loan hoặc là Tiếng Anh song ngữ. Nếu chồng cô có thể hiểu được sau đó chồng cô làm tất cả những văn bản đó bao gồm: Bản tự khai, Bản trình bầy ý kiến, Đơn xin xét xử, đơn xin giải quyết vắng mặt luôn tại Việt Nam. Bên cạnh đó phải có luôn đơn đề nghị giám định chữ ký kèm theo đó là một danh sách chữ ký mẫu làm sẵn để cho chồng cô ký. Toàn bộ các văn bản đó Chồng cô gửi về Việt Nam.
Đó là một kỹ thuật làm để không cần phải qua những bước ủy thác tư pháp hoặc là thông qua đại sứ quán cũng như là hợp pháp hóa lãnh sự mất rất nhiều thời gian thì khi về Việt Nam cô sẽ chịu thêm một lần phí.
Đấy là cô đề nghị tòa án giải quyết một việc dân sự riêng trong quá trình giải quyết một vụ án ly hôn. Như vậy là đề nghị tòa án trưng cầu giám định đối với cái chữ ký của chồng cô. Mà trong đăng ký kết hôn cũng sẽ có chữ ký của chồng cô đúng như cái mẫu cũ để đối chiếu so sánh để xác định rằng cái văn bản nước ngoài gửi về đúng là chữ ký của chồng cô, thì dựa trên cơ sở đó Tòa án có thể giải quyết được cho hai vợ chồng ly hôn mà không buộc Chồng cô phải về Việt Nam cũng không buộc phải qua quá nhiều cái thủ tục rườm rà về ủy thác tư pháp cũng như là hợp pháp hóa lãnh sự sẽ mất rất rất nhiều thời gian cũng như là chi phí của cô.
Thế nhưng câu chuyện là cô nên hiểu rõ về quy trình này mình sẽ tư vấn và có thể có những cái tham vấn cũng như là xin ý kiến của tòa
Vì thực sự là Tôi đi làm việc rất nhiều Tòa, thì ở Hà Nội có thể là rất rõ được quy trình này vì làm nhiều nhưng một số Tỉnh thì làm rất ít, cũng như về kinh nghiệm và các kỹ thuật xử lý có thể là chưa được đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính và vẫn đảm bảo được quyền lợi cho cô. Đó là một cách mà cô có thể tham khảo
MC: Như vậy là trong trường hợp này của cô Dung ở Bắc Giang thì Luật sư cũng đã hướng dẫn rất chi tiết rồi.
Комментарии