filmov
tv
Thai nhi tuần 15-20: Em bé đã có thể nghe thấy bạn nói rồi đấy!
![preview_player](https://i.ytimg.com/vi/g0w-5_csUPI/maxresdefault.jpg)
Показать описание
#mangthai #thainhi #thaisan
Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra!
Sự phát triển của thai nhi tuần 15 (tương đương 13 tuần sau thụ tinh) diễn ra rất nhanh và mạnh. Tổng thể, ngoại hình của thai nhi dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ. Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một khoảng thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi tuần 15 cũng bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa. Mắt của thai nhi tuần 16 có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.
Sự phát triển của thai nhi tuần 17 (tương đương 15 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự xuất hiện của móng chân thai nhi tuần thứ 17. Lớp mỡ dưới da của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển đến khi hết thai kỳ. Trái tim thai nhi tuần 17 không còn đập tự do nữa, mà đập dưới nhịp điều khiển của não bộ (140 - 150 chu kỳ/phút), và có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 - 48 lít máu mỗi ngày).
Ở tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương 16 tuần sau thụ tinh), tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động. Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần có chiều dài dưới 7 inch (17,8 cm) và nặng khoảng 7 ounce (0,2 kg). Mẹ có thể cảm thấy những cử động đầu tiên của bé, điều này thường xảy ra trong khoảng từ tuần 18 đến 20. Những cử đầu tiên này diễn ra nhanh chóng, phần lớn bà bầu cảm thấy thai máy giống như có sủi bọt bên trong bụng vậy, đôi khi nhẹ nhàng như vòi nước chảy. Đôi khi em bé đạp/đá nhẹ vào thành bụng và nếu bạn hoặc người khác chạm tay vào thì có thể cảm nhận được một cách gián tiếp. Sau này, sản phụ sẽ cảm thấy thai nhi đá, đấm và có thể là nấc ở trong bụng, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng giữa.
Thai nhi tuần 20 được bao phủ trong một chất màu trắng gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây. Chất này giúp bảo vệ làn da bé của bạn khỏi bị kích thích khi ở trong nước ối. Ngoài ra, chất gây này cũng làm cho thai nhi tuần 20 dễ dàng di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo một cách dễ dàng hơn khi sinh thường. Ở tuần này, thai nhi tuần 20 đã bắt đầu thải ra phân su, một chất dính màu xanh đậm hoặc đen. Một số ít em bé bị phân su khi còn trong tử cung hoặc khi chuyển dạ.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra!
Sự phát triển của thai nhi tuần 15 (tương đương 13 tuần sau thụ tinh) diễn ra rất nhanh và mạnh. Tổng thể, ngoại hình của thai nhi dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ. Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một khoảng thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi tuần 15 cũng bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa. Mắt của thai nhi tuần 16 có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.
Sự phát triển của thai nhi tuần 17 (tương đương 15 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự xuất hiện của móng chân thai nhi tuần thứ 17. Lớp mỡ dưới da của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển đến khi hết thai kỳ. Trái tim thai nhi tuần 17 không còn đập tự do nữa, mà đập dưới nhịp điều khiển của não bộ (140 - 150 chu kỳ/phút), và có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 - 48 lít máu mỗi ngày).
Ở tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương 16 tuần sau thụ tinh), tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động. Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần có chiều dài dưới 7 inch (17,8 cm) và nặng khoảng 7 ounce (0,2 kg). Mẹ có thể cảm thấy những cử động đầu tiên của bé, điều này thường xảy ra trong khoảng từ tuần 18 đến 20. Những cử đầu tiên này diễn ra nhanh chóng, phần lớn bà bầu cảm thấy thai máy giống như có sủi bọt bên trong bụng vậy, đôi khi nhẹ nhàng như vòi nước chảy. Đôi khi em bé đạp/đá nhẹ vào thành bụng và nếu bạn hoặc người khác chạm tay vào thì có thể cảm nhận được một cách gián tiếp. Sau này, sản phụ sẽ cảm thấy thai nhi đá, đấm và có thể là nấc ở trong bụng, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng giữa.
Thai nhi tuần 20 được bao phủ trong một chất màu trắng gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây. Chất này giúp bảo vệ làn da bé của bạn khỏi bị kích thích khi ở trong nước ối. Ngoài ra, chất gây này cũng làm cho thai nhi tuần 20 dễ dàng di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo một cách dễ dàng hơn khi sinh thường. Ở tuần này, thai nhi tuần 20 đã bắt đầu thải ra phân su, một chất dính màu xanh đậm hoặc đen. Một số ít em bé bị phân su khi còn trong tử cung hoặc khi chuyển dạ.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии