Hang BeLem - Hải Linh

preview_player
Показать описание
Nhạc phẩm bất hủ: Hang Belem
Sáng tác: Ns.Hải Linh -Minh Châu (1945)
Trình tấu: Ca đoàn Hồn Nước (1970-1975)
Điều khiển: Nhạc sư Hải Linh
Audio: Trích trong "Một giờ hợp ca số I" (1970-1975)
Video : Trích trong Phim "The Nativity story" ( Câu chuyện Giáng Sinh)
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

 Đôi nét về nhạc phẩm Hang Belem

*1945: Mùa Noel này, sáng tác nhạc phẩm bất hủ HANG BELEM. Hải Linh cho biết đại ý như sau: Tháng 11 năm 1945, Hải Linh đang dạy Nhạc tại Trường Thầy Giảng ở Nam Định, một hôm đi ngang qua toà soạn báo Đường Sống (ở Nam Định), ông Minh Châu Đỗ Viết Phúc, Chủ nhiệm - thấy Hải Linh hay sáng tác những bài về Đức Mẹ, Thánh Giuse… nên đố Hải Linh sáng tác một ca khúc Giáng Sinh để ông đăng trên báo Đường Sống, số đặc biệt Giáng Sinh. Hải Linh nhận lời và chỉ mấy ngày sau, Hải Linh đã cầm nhạc bản HANG BELEM tới toà soạn báo Đường Sống, tập cho anh em trong 
Toà soạn hát thử. Mọi người thích quá, ông Minh Châu cho người cầm bản nhạc lên Hà Nội, nhờ Hoạ sĩ Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ và phổ biến trên báo Đường Sống. Hải Linh gởi lên Hà Nội mấy bản. 
Theo như Nhạc sư Hải Linh kể cho tôi (Nhị Long) thì chính Hải Linh cầm một số bản Hang Belem về Phát Diệm, biếu tặng Cha Phạm Ngọc Chi, Giám đốc Đại Chủng viện Thượng Kiệm, Phát Diệm (sau này là Giám mục Bùi Chu, Qui Nhơn, Đà Nẵng). Hải Linh gặp Cụ Hội Phan Ngọc Hoan (Bác của Hải Linh) - đang giữ chức Chánh Hội Ca Vịnh Nhà thờ Chính toà Phát Diệm - biếu Cụ bản nhạc mới sáng tác, còn nóng hổi. Cả hai bác cháu cùng tập cho Hội Ca vịnh. 

Lễ Đêm Giáng sinh 24.12.1945 tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm do Đức cha Lê Hữu Từ chủ tế. Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển các Thày Đại Chủng viện Phát Diệm hợp xướng bài TÌM HANG ĐÁ do Linh mục Phương Linh mới sáng tác, Linh mục Mai Văn Điệu hoà âm. Hải Linh điều khiển Hội Ca vịnh Nhà thờ Chính toà hợp xướng bài HANG BELEM. Sau Thánh Lễ, Cha Phạm Ngọc Chi khen ngợi và khích lệ Hải Linh rất nhiều. Kể từ đó, Ngài bắt đầu lưu ý đến tác giả bản nhạc bất hủ này. Và 5 năm sau, khi Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Giáo phận Bùi Chu, Ngài đã tuyển chọn Hải Linh qua Roma 
học hỏi về Âm nhạc

Đôi nét về Ca Đoàn HỒN NƯỚC 

Từ Paris, Pháp quốc, Hải Linh khăn gói lên đường trở về cố hương. Sở trường và hành trang từ ngoại quốc về, chỉ thành công khi có được những cộng tác viên tâm đắc, thiết lập một môi trường Hợp Ca. 
Điều này, Cha Ngô Duy Linh đã cho tôi (Nhị Long) biết đại ý như sau: Khi Hải Linh về Việt Nam thì việc lập một Ca đoàn không khó vì nhân sự là Chủng sinh Tiểu Chủng viện Phanxicô Bùi Chu di cư, cạnh Nhà thờ Huyện Sĩ. Tuy nhiên, chỉ có bè Nam. Còn bè Nữ lấy ở đâu ra? Hải Linh bàn với Cha Ngô Duy Linh, xin phép Đức Cha Phạm Ngọc Chi, tuyển bè Nữ ở ngoài. Cha Linh gạt đi: Chắc chắn, Đức cha sẽ không chấp thuận. Do vậy, nhân sự CA ĐOÀN HỒN NƯỚC hoàn toàn không dính dáng gì đến “Nhà Tu”.
Sau khi về Sàigòn ít lâu, Nhạc sư Hải Linh nhận dạy tại Âm Nhạc viện Sàigòn. Tuy nhiên, vẫn ôm ấp một hoài bão kiện toàn Ca đoàn Hồn Nước đạt tới mức nghệ thuật điêu luyện như các Ca đoàn tại các nước tiên tiến như Pháp, Đức, Thụy Sĩ..
Như đã viết ở trên, năm 1956 trở về Việt Nam, dù bất cứ giá nào, Hải Linh cũng phải gầy dựng một Ca đoàn có tầm vóc. Công việc đã tuần tự diễn tiến tốt đẹp. Ngôi trường Trung học Nguyễn Bá Tòng (đường Bùi Thị Xuân, Quận 3, Sàigòn) là địa điểm sinh hoạt của Ca đoàn Hồn Nước trong các ngày Chủ Nhật mỗi tuần. Lúc bấy giờ do Linh mục Đỗ Đình Tiệm làm Hiệu trưởng

Mùa Giáng sinh 1957, ca đoàn Hồn Nước ra mắt giới thưởng ngoạn Sàigòn một cách phấn khởi tại rạp Thống Nhất. Năm 1958, tại Thảo Cầm Viên Sàigòn, Ca đoàn trình tấu hợp xướng Đà Lạt Trăng Mờ với phần nhạc đệm của Ban Nhạc Hòa Tấu New York của Nhạc trưởng Sherman dưới sự điều khiển của chính Nhạc sư Hải Linh.

- Năm 1959, vào những ngày 16, 17, 18 tháng 2 năm 1959, Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc tổ chức tại thủ đô Sàigòn mang tầm vóc Quốc tế với sự hiện diện của Đức Hồng y Agagianian, Đức sứ của Đức Thánh Cha Gioan 23 và nhiều Giám mục Á Châu - Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Hồn Nước đảm nhận phần Thánh ca trong Thánh Lễ đại Trào trước Vưong cung Thánh Đường (Nhà thờ Đức Bà) Sàigòn. Bài Kính Mừng Nữ Vương được Giải Nhất trong dịp này.

Ngày 21.11.1971, Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần đầu tiên, do Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng và Linh mục Nhạc sĩ Gioan Nguyễn Văn Minh tổ chức tại hội trường La San Taberd Sàigòn, ca đoàn Hồn Nước lại một lần nữa sáng chói trong Đại hội. Trong Đại hội long trọng này, Ca trưởng Hải Linh điều khiển Ca đoàn Đại Hợp xướng Liên Tu sĩ với mấy trăm ca viên gồm các Đại Chủng sinh Sàigòn, đại diện các Dòng tu Nam nữ, cùng với Ca đoàn Hồn Nước - trình tấu Giáo Trường ca AVE MARIA.

bantruyenthonggx.chinhtam