Hành Khúc Ngày Và Đêm (Bản thu đầu tiên trước 1975) | Hà Nội Vi Vu

preview_player
Показать описание
Trong sự nghiệp âm nhạc phong phú của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều, "Hành khúc ngày và đêm" là một trong những tác phẩm được chính ông thừa nhận là "để lại nhiều ấn tượng sâu sắc". Ông từng bật mí với báo giới về quá trình ông sáng tác nên ca khúc trứ danh này:

Năm 1972, tình cờ Phan Huỳnh Điểu đọc được trên tạp chí Văn nghệ Quân đội bài thơ của một tác giả có tên là Bùi Công Minh. Đó là bài "Ngày và đêm". Nội dung bài thơ rất trùng hợp với hoàn cảnh của con trai ông lúc bấy giờ: Một anh bộ đội công binh, có người yêu là một cô giáo ở Hà Nội. Ngay lập tức, nhạc sĩ quyết định phổ nhạc bài thơ như một món quà dành tặng con.

Giống như nhiều trường hợp phổ thơ khác, Phan Huỳnh Điểu tận dụng lời thơ đến mức tối đa. Bài thơ " Ngày và đêm" khi chuyển thể thành "Hành khúc ngày và đêm", câu chữ của nhà thơ gần như được giữ tới 95%. Đây là phần ca từ của bài hát: "Rất dài và rất xa/ Là những ngày thương nhớ/ Nơi cháy lên ngọn lửa/ Là trái tim thương yêu/ Là trái tim yêu thương/ Anh đang mùa hành quân pháo lăn dài chiến dịch/ Bồi hồi đêm xuất kích chờ nghe tiếng pháo ran/ Ngôi sao như mắt anh trong những đêm không ngủ/ Giáo án em vẫn mở cho ánh sao bay vào/ Ngày và đêm xa nhau đâu chỉ dài và nhớ/ Thời gian trong cách trở đốt cháy lửa tình yêu/ Pháo anh lên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ/ Bục giảng dưới hầm sâu em cũng là chiến sĩ/ Cái chết cúi gục đầu/ Cuộc đời xanh tươi trẻ/ Ngày đêm ta bên nhau/ Những năm dài chiến đấu/ Ngày đêm ta bên nhau/ Những năm dài chiến đấu/ Đêm ngày trong chiến đấu/ Anh và em sống vẫn gần nhau".

So sánh với nguyên bản bài thơ, ta thấy nhạc sĩ chỉ thêm vào tí chút "gia giảm", như thêm điệp khúc "Là trái tim thương yêu" vào trước câu "Là trái tim yêu thương", thêm mấy câu kết bài cho tăng sức vang, ngân: "Ngày đêm ta bên nhau/ Những năm dài chiến đấu/ Đêm ngày trong chiến đấu/ Anh và em sống vẫn gần nhau". Ngoài ra, nhạc sĩ cũng có chỉnh một đôi chữ, như chữ "mong nhớ" đổi thành "thương nhớ"; "Vẫn cháy ngời tình yêu" thành "Đốt cháy lửa tình yêu"; "Những đêm ngày chiến đấu" thành "Những năm dài chiến đấu". Xem ra, những chỗ thay đổi này đều hợp lý, làm tăng sức khái quát cho cả bài thơ.

Mặc dù bài thơ thể hiện một tình yêu đôi lứa trong sáng, lý tưởng, "giàu tình cảm cách mạng" là vậy, song, theo nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu kể lại thì khi chuẩn bị thu âm, "Hành khúc ngày và đêm" vẫn gặp phải một sự cố mà tác giả không lường tới: Nghe những câu "Rất dài và rất xa/ Là những ngày thương nhớ", có người đã góp ý nên bỏ mấy chữ "Rất dài và rất xa" đi, vì đang kháng chiến mà nói như thế sẽ làm nản lòng chiến sĩ. Không còn cách nào khác, nhạc sĩ buộc phải chấp nhận. Vậy là mở đầu ca khúc, ca sĩ Phan Huấn (người đầu tiên thể hiện bài hát để ghi âm cho Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng) đã phải thay bằng câu: "Hờ hờ hờ hớ hơ/ là những ngày thương nhớ". Tác giả bài hát cho biết, hiện ông vẫn còn giữ được băng ghi âm có lời hát "cải biên" nói trên, và sự tình phải đến khi ta giải phóng miền Nam thì bài hát mới được "phục hồi nguyên trạng".

Sau khi được phát sóng nối tới thính giả cả nước, "Hành khúc ngày và đêm" nhanh chóng trở thành bài hát nằm lòng của các bạn trẻ, không chỉ với những người đang xông pha nơi trận mạc. Sức động viên, cổ vũ của bài hát thật to lớn. Sau này, trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả hành khúc "Tiến bước dưới Quân kỳ" đã có một nhận xét tinh tế: Phan Huỳnh Điểu đã làm được điều đặc biệt, là biến tình ca thành hành khúc. Tình ca vẫn có thể chiến đấu với giặc được. Điều ghi nhận của Doãn Nho cũng chính là điều mong ước của Phan Huỳnh Điểu khi ông bắt tay vào sáng tác "Hành khúc ngày và đêm". Chẳng là, khi đọc bài thơ của Bùi Công Minh, trong ông đã nảy một ý nghĩ: Bài thơ viết rất trữ tình, trong khi nhiều ca khúc của ta (lúc bấy giờ) lại quá thiên về kêu gọi chiến đấu. Tại sao nhà thơ viết được mà nhạc sĩ không viết được?

Từ những thành công to lớn của ông trong việc phổ thơ, ta có thể thấy khả năng phân thân, khả năng đồng cảm với cộng đồng của ông mạnh biết chừng nào. Và ông ý thức rất rõ khả năng ấy của mình. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Thanh niên, rằng: "Ông nghĩ gì khi có nhiều ý kiến cho rằng ông lấy những nỗi đau và tâm sự của riêng mình để sáng tác", người nhạc sĩ cao niên đã phản đối ngay tắp lự: "Nếu tôi lấy sự đau khổ, phiền muộn của mình ra để sáng tác thì nhạc của tôi không sống được đến bây giờ. Cũng như có ý kiến cho rằng mỗi bài hát của tôi là nói về một người con gái. Nếu thế thì tôi sống như thế nào với bà nhà tôi đây"

Nguyễn Trọng Phát
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Nhớ đồng đội tôi quá :)) lính pháo binh đơn vị C1 -D13- E458-F323 -Đặc khu Quảng Ninh. Những năm 1977-1981 . Những địa danh từng đóng quân : Mã Tế Nam, Tài Phật( Hà Cối), đài quan sát 313, U Bò 1, 2, 3.( Dân Tiến - Hải Ninh ). Nếu có đồng đội nào nghe và đọc bình luận thì lên tiếng nhé.U70 với nhau cả rồi !

VanTunghoang-fq
Автор

Sau khi được phát sóng nối tới thính giả cả nước, "Hành khúc ngày và đêm" nhanh chóng trở thành bài hát nằm lòng của các bạn trẻ, không chỉ với những người đang xông pha nơi trận mạc. Sức động viên, cổ vũ của bài hát thật to lớn. Sau này, trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả hành khúc "Tiến bước dưới Quân kỳ" đã có một nhận xét tinh tế: Phan Huỳnh Điểu đã làm được điều đặc biệt, là biến tình ca thành hành khúc. Tình ca vẫn có thể chiến đấu với giặc được. Điều ghi nhận của Doãn Nho cũng chính là điều mong ước của Phan Huỳnh Điểu khi ông bắt tay vào sáng tác "Hành khúc ngày và đêm". Chẳng là, khi đọc bài thơ của Bùi Công Minh, trong ông đã nảy một ý nghĩ: Bài thơ viết rất trữ tình, trong khi nhiều ca khúc của ta (lúc bấy giờ) lại quá thiên về kêu gọi chiến đấu. Tại sao nhà thơ viết được mà nhạc sĩ không viết được?

Từ những thành công to lớn của ông trong việc phổ thơ, ta có thể thấy khả năng phân thân, khả năng đồng cảm với cộng đồng của ông mạnh biết chừng nào. Và ông ý thức rất rõ khả năng ấy của mình. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Thanh niên, rằng: "Ông nghĩ gì khi có nhiều ý kiến cho rằng ông lấy những nỗi đau và tâm sự của riêng mình để sáng tác", người nhạc sĩ cao niên đã phản đối ngay tắp lự: "Nếu tôi lấy sự đau khổ, phiền muộn của mình ra để sáng tác thì nhạc của tôi không sống được đến bây giờ. Cũng như có ý kiến cho rằng mỗi bài hát của tôi là nói về một người con gái. Nếu thế thì tôi sống như thế nào với bà nhà tôi đây"

fuongnam
Автор

HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM
Thơ: BÙI CÔNG MINH
Nhạc: PHAN HUỲNH ĐIỂU
Ca sĩ: PHAN HUẤN

0:26
Ơi hò, hò ơ ới ơi…
0:36
Ơi… hò ơ ớ…

0:53
Anh| đang mùa hành quân (QUÂL), pháo lăn dài| chiến dịch
0:59
Bồi hồi đêm xuất kích| chờ nghe tiếng| pháo ran (RAL)
1:04
Ngôi sao như mắt (MASS) anh| trong những đêm| không ngủ
1:09
Giáo án em vẫn mở| cho ánh sao| bay (BÂY) vào…

1:15
Ngày và đêm xa nhau (NHÂU)| đâu chỉ dài| và nhớ
1:19
Thời gian trong cách trở| đốt cháy (CHẤY) ngời| tình yêu
1:24
Pháo| anh lên đồi cao| nã vào đầu| giặc Mỹ…
1:28
Bục giảng dưới hầm sâu, em cũng là| chiến (CHIẾL) sĩ

1:32
Cái chết cúi gục đầu. Cuộc đời xanh tươi trẻ|
1:36
Ngày đêm ta bên nhau (NHÂU)| những đêm ngày chiến (CHIẾL) đấu
1:41
Ngày đêm ta bên nhau (NHÂU)| những đêm ngày chiến (CHIẾL) đấu
1:45
Đêm ngày trong chiến (CHIẾL) đấu, anh với em| sống vẫn gần nhau (NHÂU)…


2:13
Anh| đang mùa hành quân (QUÂL), pháo lăn dài| chiến dịch
2:17
Bồi hồi đêm xuất kích| chờ nghe tiếng| pháo ran (RAL)
2:22
Ngôi sao như mắt (MASS) anh| trong những đêm| không ngủ
2:27
Giáo án em vẫn mở| cho ánh sao| bay (BÂY) vào…

2:32
Ngày và đêm xa nhau (NHÂU)| đâu chỉ dài| và nhớ
2:38
Thời gian trong cách trở| đốt cháy (CHẤY) ngời| tình yêu
2:42
Pháo| anh lên đồi cao| nã vào đầu| giặc Mỹ…
2:48
Bục giảng dưới hầm sâu… em cũng là| chiến (CHIẾL) sĩ

2:58
Cái chết cúi gục đầu. Cuộc đời xanh tươi trẻ|
3:03
Ngày đêm ta bên nhau (NHÂU)| những đêm ngày chiến (CHIẾL) đấu
3:07
Ngày đêm ta bên nhau (NHÂU)| những đêm ngày chiến (CHIẾL) đấu
3:13
Đêm ngày trong chiến (CHIẾL) đấu, anh với em| sống vẫn gần nhau (NHÂU)…

3:17
Đêm ngày trong chiến đấu… anh với em… sống… vẫn gần nhau…

binhphuongnguyen
Автор

Vĩng biệt đồng chí ! Sự nghiệp của đồng chí sẽ là động lực của thế hệ cách mạng tiếp theo kế thừa và phát huy…

tlradio
Автор

"Rất dài và rất nhớ...", những năm tháng khói lửa đã đi qua...

PhongTran-jdos
Автор

Bản này và mấy bản thu trước 75 hát câu cuối là "Những đêm ngày chiến đấu".Mấy bản bây giờ toàn hát là "Những đêm dài chiến đấu" nó lệch đi so với bản thơ

aominhNguyen-hrwj
Автор

Giọng hát của các ca sĩ trước thật tuyệt vời.

HiềnNguyễn-xsm
Автор

quá tuyệt vời luôn ad ơi, mình cũng đang học thổi kèn bài này

nguoirung
Автор

Iu kênh toáaa💕❤✨
Không biết kênh làm bài Cánh chim báo tin vui và Chiều biên giới được không ạaa

minhhongnguyen
Автор

còn vài tháng nữa tới ngày 17/2 mong ad làm bài bài ca biên giới anh hùng ạ

TrungNguyen-eegl
Автор

Cho mình hỏi là piano của ngày đó luôn, hay là bản phối sau này ạ, và rất hay ạ..!

nhoxiro
Автор

Có thể thấy ca sỹ không được hát "Rất dài và rất xa, là những ngày mong nhớ, nơi cháy lên ngọn lửa, là trái tim yêu thương", âu cũng là yêu cầu của thời cuộc...

tamkiencao
Автор

Ad làm bài "Mỗi bước ta đi" của Thuận Yến được ko❤

nguyenoanquockhanh
Автор

Hà Nội Vi Vu có bản thu lí kéo chài không? Nghe hay lắm

phuocatnguyen
Автор

Em đang mùa hành kinh pháo anh đành tắc tị…

tranphong
Автор

Chủ kênh làm bài gì liên quan đến ngày 22/12 Đi
Ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam á

anthien