filmov
tv
Đau thần kinh chẩm là gì | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Показать описание
Đau thần kinh chẩm là gì | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Hãy cùng Bác sĩ của bạn và TS_BS Đinh Vinh Quang ( Chuyên khoa thần kinh) tìm hiểu về bệnh đau thần kinh chẩm.
Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ 2 (C2) và (C3), đi lên và chi phối da đầu vùng gáy. Đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm, hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu, bị tổn thương hoặc bị viêm.
Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Do các triệu chứng tương tự nên đau thần kinh chẩm tđôi khi nhầm lẫn với đau nửa đầu
Đau thần kinh chẩm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh có thể xuất hiện thứ phát do liên quan đến một bệnh lý nền như:
Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ.
Bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.
Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.
Nhiễm trùng
Hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Vị trí đau phía sau của đầu. Các đặc điểm của triệu chứng đau dây thần kinh chẩm gồm:
Đau liên tục. Cơn đau thường bắt đầu tại nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
Đau nhói, đau thành nhịp, kèm xen kẽ những cơn đau nhói hoặc cảm giác như bị điện giật ở các điểm: phía trên cổ cao, đằng sau đầu, đằng sau tai
Lúc đầu cơn đau thưa, đau thành từng cơn, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn dần, lên đến 2-3 cơn/ngày hoặc thậm chí là đau liên tục
Điều trị không phẫu thuật
Chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự giảm đau bằng cách chườm ấm, nghỉ ngơi hay dùng vật lý trị liệu, như xoa bóp. Nếu cơn đau nặng hơn, bệnh nhân nên dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật như Carbamazepine và Gabapentin cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Tùy nguyên nhân của đau thần kinh chẩm mà Bác sỹ sẽ tư vấn điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Bác sĩ của bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
#bacsicuaban #dauthankinhcham #daunuadau
Hãy cùng Bác sĩ của bạn và TS_BS Đinh Vinh Quang ( Chuyên khoa thần kinh) tìm hiểu về bệnh đau thần kinh chẩm.
Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ 2 (C2) và (C3), đi lên và chi phối da đầu vùng gáy. Đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm, hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu, bị tổn thương hoặc bị viêm.
Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Do các triệu chứng tương tự nên đau thần kinh chẩm tđôi khi nhầm lẫn với đau nửa đầu
Đau thần kinh chẩm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh có thể xuất hiện thứ phát do liên quan đến một bệnh lý nền như:
Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ.
Bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.
Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.
Nhiễm trùng
Hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Vị trí đau phía sau của đầu. Các đặc điểm của triệu chứng đau dây thần kinh chẩm gồm:
Đau liên tục. Cơn đau thường bắt đầu tại nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
Đau nhói, đau thành nhịp, kèm xen kẽ những cơn đau nhói hoặc cảm giác như bị điện giật ở các điểm: phía trên cổ cao, đằng sau đầu, đằng sau tai
Lúc đầu cơn đau thưa, đau thành từng cơn, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn dần, lên đến 2-3 cơn/ngày hoặc thậm chí là đau liên tục
Điều trị không phẫu thuật
Chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự giảm đau bằng cách chườm ấm, nghỉ ngơi hay dùng vật lý trị liệu, như xoa bóp. Nếu cơn đau nặng hơn, bệnh nhân nên dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật như Carbamazepine và Gabapentin cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Tùy nguyên nhân của đau thần kinh chẩm mà Bác sỹ sẽ tư vấn điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
Bác sĩ của bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
#bacsicuaban #dauthankinhcham #daunuadau
Комментарии