Sai lầm thường gặp trong tầm soát ung thư hiện nay | Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

preview_player
Показать описание
Trước hết cần phải phân biệt tầm soát ung thư và phát hiện sớm ung thư. Tầm soát là thực hiện các xét nghiệm và khám ở cộng đồng người có nguy cơ nhưng không có triệu chứng. Trong khi đó, phát hiện sớm ung thư là thực hiện trên từng cá nhân đơn lẻ. Tuy cả hai đều có chung mục đích là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và làm giảm tỉ lệ tử vong, nhưng vì tầm soát ung thư được thực hiện trên một quần thể đông nên rất tốn kém. Vì vậy, tùy điều kiện kinh tế của quốc gia mà một số các xét nghiệm có thể bỏ qua cho một số đối tượng nào đó, và chấp nhận có khả năng bỏ sót một số trường hợp nhất định.
Sàng lọc ung thư không có nghĩa là chẩn đoán chắc chắn. Nếu kết quả sàng lọc bất thường, các xét nghiệm sâu hơn sẽ được tiến hành. Ví dụ: Chụp X quang vú (mammogram) có thể phát hiện một khối trong vú. Khối này có thể là ung thư hoặc không.
Những xét nghiệm khác sẽ được chỉ định để xác định điều này. Chúng được gọi là các xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm chẩn đoán có thể gồm sinh thiết, kiểm tra các tế bào hoặc mô được lấy ra dưới kính hiển vi để tìm bằng chứng ung thư.
Một số bệnh ung thư có chương trình sàng lọc, còn lại đa phần là không có. Do đó thay vì sàng lọc, chúng ta có thể hiểu nôm na việc thực hiện các chương trình khám bệnh nhằm mục đích phát hiện sớm bệnh ung thư.
Một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các chương trình, gói khám tầm soát ung thư hiện nay:
1. Lạm dụng tầm soát ung thư cho mọi đối tượng
- Mỗi bệnh ung thư sẽ có tỉ lệ gặp khác nhau, đối tượng nguy cơ mắc khác nhau.
- Ví dụ: Người bị viêm gan B mạn tính, uống rượu nhiều năm thì tăng nguy cơ mắc ung thư gan, do đó cần tầm soát kỹ hơn về ung thư gan. Nam giới, hút thuốc lá nhiều năm, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, do đó cần được thực hiện các phương pháp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư phổi.
- Nhiều chương trình khám tầm soát áp dụng tràn lan và giống nhau cho tất cả mọi người, kể cả những người có nguy cơ thấp mắc ung thư. Điều này dẫn tới lãng phí về mặt tài chính.
2. Lạm dụng xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
Các chỉ điểm khối u là những chất hoá học được sản xuất và giải phóng vào máu bởi các tế bào ung thư hoặc bởi chính các tế bào lành của cơ thể để phản ứng với sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác (không phải ung thư).
Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, phân, tại chính khối u ung thư hoặc trong dịch màng phổi, dịch ổ bụng của một số bệnh nhân ung thư. Hầu hêt những chỉ điểm u có bản chất là phân tử protein. Tuy nhiên, xu hướng phát triển gần đây của chuyên ngành sinh học phân tử cho phép sử dụng ngay chính các đoạn gien hay thành phần phân tử ADN của tế bào ung thư với vai trò như một chỉ điểm khối u.
Phần lớn các chất chỉ điểm khối u có độ đặc hiệu không cao, mặc dù kết quả xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u tăng trên giới hạn bình thường gặp nhiều hơn trong các bệnh ung thư nhưng cũng có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác và một loại chỉ điểm khối u có thể tăng trong nhiều bệnh lý ung thư khác nhau. Do đó, tăng nồng độ các chỉ điểm khối u không cho phép khẳng
định chẩn đoán có hay không có mắc bệnh ung thư.
Mặc dù giá trị cụ thể của chất chỉ điểm u cũng không phản ánh một cách chính xác tình trạng giai đoạn bệnh ung thư (sớm hay muộn), tuy nhiên, ung thư ở giai đoạn sớm thường không làm tăng các chất chỉ điểm khối u trong máu. Do đó, với các bằng chứng khoa học hiện có, hầu hết các chất chỉ điểm khối u hiện tại không được sử dụng trên thực tế lâm sàng với mục đích chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ung thư.
- Nhiều trường hơp sau khi đi khám tầm soát ung thư, phát hiện 1 vài chỉ số tăng cao, lại không được tư vấn bởi các BS chuyên ngành ung thư, người hiểu rõ nhất việc chẩn đoán căn bệnh này, nên BN rơi vào trạng thái lo lắng, bất an. Có trường hợp viết sẵn di chúc để ra HN điều trị
- Việc sử dụng tràn lan các chất chỉ điểm ung thư không chỉ gây hoang mang cho người bệnh, mà còn làm tăng chi phí lên rất nhiều. Nhiều nơi còn quảng cáo việc tầm soát ung thư chỉ bằng các xét nghiệm máu đơn thuần, 1 vài tháng sau đi khám lại phát hiện ra bệnh ung thư, nên gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào y BS.
3. Chỉ định cận lâm sàng không phù hợp với bệnh nhân
- Vì hầu hết các nơi làm tầm soát ung thư không phải là các BS có kinh nghiệm trong CK ung bướu, nên việc đưa ra các chỉ định nhiều khi không phù hợp. Ví dụ như nữ giới trẻ tuổi, nhưng lại được chỉ định chụp xquang tuyến vú để sàng lọc ung thư. Kết quả thu được sẽ không cao, bởi vì nhu mô tuyến vú ở người trẻ thường đặc, sẽ gây ra các dấu hiệu dương tính giả trên hình ảnh chụp. Hơn nữa nhu mô vú đặc cũng gây nên cảm giác đau tức, khó chịu cho người bệnh khi chụp.
- Ngoài ra còn nhiều tình huống chỉ định cận lâm sàng quá dày, sát nhau. Ví dụ siêu âm tuyến giáp cách 3 tháng có kết quả bình thường, nhưng BS lại cho siêu âm tiếp để sàng lọc, điều này thực sự gây lãng phí cho người bệnh.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Cảm ơn Bs Tuấn tư vấn rõ ràng, hay bổ ích

MaiNguyen-wozv
Автор

Rất có tâm chúc kênh ngày càng phát triển

Автор

Cảm ơn bác sỉ thật ra mà nói người dân cũng biết tin cậy vào bác sỉ nào vì thời buổi này cái gì cũng giã giã thật thận nên chỉ khổ người dân thôi chỉ mong người bị bệnh gặp đc bác sỉ có đức có tâm

channguyenthi
Автор

Bs cho e hỏi.1nam trước e có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.đã đt hỏi.và đã làm sét nghiệm tầm soát ut ctc, kết quả bình thương.h em lại bị viêm lộ tuyến lại.e có phải làm sét nghiệm tầm soát nữa k ak.

cuongngo
Автор

tui may quang cao là kg dam mua luon

ThanhNguyen-uqnh
Автор

Mình có kêt quả xét nghiêm SCC là 5, 7 thì lên sàng lọc ung thư j vậy ạ

LienNguyen-zwtn
Автор

tầm soát sớm chỉ để chết sớm hơn. tốn tiền cho bs thêm

phucvinhphan