HƯƠNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN|HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

preview_player
Показать описание
HƯƠNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN|HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Zalo: 0933861839

Hướng dẫn CÁCH LẬP và KIỂM TRA Bảng Cân Đối Số Phát Sinh
Để giúp cho các bạn nắm rõ cách lập bảng cân đối số phát sinh và cách kiểm tra đối chiếu một cách chính xác nhất cho cân đối phát sinh. Hôm nay Học Viện Kế Toán Việt Nam chia sẻ với bạn cách lập bảng cân đối số phát sinh và chi tiết các bước kiểm bảng cân đối phát sinh năm như sau:

Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để phản ánh tổng hợp số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cách lập bảng cân đối số phát sinh ta căn cứ và số liệu dư cuối kỳ năm trước và toàn bộ phát sinh của năm nay trên sổ cái các tài khoản kế toán phát sinh trong kỳ..

– Cột số hiệu tài khoản: Lấy toàn bộ các tài khoản cấp 1 và các tài khoản cấp 2,.. sử dụng hạch toán trong năm báo cáo.
– Cột tên tài khoản: Tên tài khoản tương ứng với từng số hiệu tài khoản. Bạn có thể Copy hoặc dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm
– Cột Dư Nợ đầu kỳ, Dư có đầu kỳ: Đây chính là số dư cuối kỳ năm trước. Các bạn có thể copy hoặc sử dụng hàm Vlookup để lấy số dư của từng tài khoản.
– Cột PS Nợ, PS Có trong kỳ: Đây chính là số liệu phát sinh Nợ, Có trên Nhật ký chung hoặc Bảng nhập liệu (tùy vào ứng dụng Excel của bạn). Kế toán sử dụng hàm SUMIF để tổng hợp giá trị tổng phát sinh của từng tài khoản trong kỳ.
– Cột số dư Nợ, Có cuối kỳ: Bạn sẽ xác định số dư nợ hoặc có cuối kỳ bằng công thức:
Dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
Tuy nhiên đây là công thức trên lý thuyết, còn ứng dụng vào Excel thì bạn cần làm như sau: = MAX(Dư Nợ đầu năm + PS Nợ trong năm – Dư Có đầu năm – PS Có trong năm,0)

Chi tiết mời các bạn Xem Video hướng dẫn cách lập bảng cân đối số phát sinh ở cuối bài viết.

2/ Cách lập bảng cân đối số phát sinh trên phần mềm. Khi lập trên phần mềm thì phần mềm tự động cập nhật số liệu lên cân đối cho bạn. Bạn chỉ cần kiểm tra đúng sai là Ok.
3/ Các bước kiểm tra cách lập bảng cân đối số phát sinh cho một số tài khoản:
Nguyên tắc: Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
Đầu tiên chúng ta sẽ kiểm tra nhanh một số yếu tố như:
– Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang,
– Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ,
– Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ
Sau khi đã kiểm tra tính cân đối của của bảng cân đối số phát sinh chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản kế toán như sau:
– Các tài khoản đầu 1, 2 không có số dư bên Có, trừ một số TK 131, 138, 214, các TK dự phòng…
– Các tài khoản đầu 3,4 không có số dư bên Nợ, trừ một số TK 331, 333, 338, 421…
– Các tài khoản đầu 5 đến 9 không có số dư

Tiếp đến là kiểm tra chi tiết một số TK chủ yếu:

+ TK 111: Tài khoản luôn có số dư bên nợ, số dư cuối kỳ trên bảng cân đối số phát sinh sẽ khớp với sổ quỹ tiền mặt và bảng kiểm kê quỹ cuối kỳ. Trên sổ quỹ tiền mặt không được phép âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

+ TK 112: Tài khoản này luôn có số dư bên Nợ, số dư cuối kỳ tài khoản 112 sẽ khớp với số tiền còn lại trên sao kê của tài khoản ngân hàng

+ TK 131, 331: Hai tài khoản này hoặc có thể dư nợ, hoặc có thể dư có. Sau khi kiểm tra xong các bạn sẽ phải đối chiếu giữa Sổ chi tiết công nợ với Bảng tổng hợp cộng nợ. Và số sư cuối kỳ tài khoản 131, 331 trên Bảng cân đối phát sinh sẽ bằng số dư trên Bảng tổng hợp công nợ. Cuối tháng, quý các bạn cần làm các biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp. Để kiểm tra chính xác công nợ phải thu, công nợ phải trả.

+ TK 133: Tài khoản này có số dư bên Nợ thì tài khoản 33311 sẽ không có số dư bên có và ngược lại (cũng có trường hợp 33311 dư nợ do bạn nộp thừa VAT). Nếu tài khoản 133 có số dư bên nợ sẽ khớp với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế thuế GTGT kỳ tương ứng (khớp giữa việc hạch toán và kê khai). Nếu TK 33311 có số dư bên có thì nó sẽ khớp với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT kỳ tương ứng.

+ TK 242: Tài khoản này luôn có số dư bên nợ, số dư cuối kỳ tài khoản 242 sẽ phải khớp với giá trị còn lại trên bảng phân bổ CCDC và chi phí trả trước

+ TK 152, …, 157: “Nhóm hàng tồn kho” Các tài khoản này luôn có số dư bên nợ và số dư cuối kỳ các tài khoản sẽ bằng giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa,… trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Các bạn cần kiểm tra lại thẻ kho để kiểm tra có bị âm kho hay không.

cách kiểm tra bảng cân đối phát sinh,
bảng cân đối số phát sinh tiếng anh,
lập bảng cân đối kế toán từ bảng cân đối số phát sinh,
hướng dẫn lận bảng cân đối tài khoản,
huong dẫn lập bảng cân đối phát sinh
Рекомендации по теме