filmov
tv
Chi phí hỏa táng ở TP.HCM tăng cao giữa đại dịch | VOA
Показать описание
#VOATIENGVIET
Tính đến ngày 6/8, con số thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam cho thấy riêng Tp.HCM có hơn 2.300 người tử vong vì đại dịch COVID-19, chiếm đại đa số trong tổng cộng hơn 3.000 người thiệt mạng vì dịch trên cả nước.
Một bài báo của tác giả Đức Hiển đăng hôm 6/8 trên báo Pháp Luật Tp.HCM cho hay trong những ngày gần đây, nhiều gia đình có người thân mới mất ở một số bệnh viện rơi vào tình cảnh bị các dịch vụ tang lễ “ép giá” 30-45 triệu đồng mỗi ca thiêu.
Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ có bài tường thuật rằng nhiều gia đình “khốn khổ” vì chi phí hỏa táng người thân là ít nhất 25 triệu đồng/người, và có những cơ sở hỏa táng đòi 35-40 triệu đồng/ca thiêu nếu đó là trường hợp tử vong vì COVID-19.
Theo tìm hiểu của VOA, chính quyền Tp.HCM có quy định rằng đối với người tử vong vì COVID-19, chi phí hỏa táng ở mức 4,2 triệu đồng sẽ được miễn phí, “còn lại các chi phí khác về dịch vụ mai táng thì người nhà sẽ tự chọn với đơn vị dịch vụ mai táng”.
Các bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại thành phố được hỏa táng tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân. Hiện nay, cơ sở hỏa táng này hoạt động 24/24 giờ.
Bài báo trên Pháp Luật Tp.HCM lý giải rằng Trung tâm Bình Hưng Hòa “không làm tiền” gia đình người quá cố mà do các dịch vụ mai táng “đẩy giá” quan tài và thủ tục tâm linh.
Bên cạnh đó, hai báo Pháp Luật Tp.HCM và Tuổi Trẻ cho rằng tình trạng chi phí tăng còn do lượng người tử vong tăng đột biến, trong khi các dịch vụ tang lễ bị quá tải, thiếu nhân công vì nhiều người đã nghỉ việc do lo sợ về lây nhiễm. Hai tờ báo không nêu tên cụ thể của các cơ sở dịch vụ.
Những thông tin kể trên cũng được hàng trăm người chia sẻ trên mạng xã hội, dẫn đến nhiều lời lên án gay gắt dành cho các dịch vụ mai táng và kêu gọi chính quyền thành phố “xử lý ngay” những cơ sở dịch vụ này.
Bình luận về sự việc này, giáo sư Mạc Văn Trang, một cư dân thành phố, nói với VOA:
“Trong lúc khó khăn như thế này mà họ lại tăng giá dịch vụ hỏa táng lên để bòn rút của người dân, cái đó rất là dã man, hết sức đáng lên án, thật là vô nhân đạo, không thể chấp nhận được, phải trừng phạt”.
Nhắc lại khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” của chính quyền các cấp ở Việt Nam, giáo sư Trang đưa ra quan điểm rằng việc chính quyền để xảy tình trạng trục lợi ở các cơ sở tang lễ là “rất đáng tiếc”.
Ông Trang cho rằng chính quyền thành phố phải tăng cường quản lý vì chỉ cách đây 3 ngày, ông được người quen kể lại rằng người mẹ của họ qua đời trong bệnh viện, được chính quyền địa phương lo hỏa táng, giao lại tro cốt và “không tính tiền gì hết”.
“Như thế mới là đúng tinh thần của nhà nước trong lúc chống dịch như chống giặc thế này”, giáo sư Trang nói.
VOA cố gắng liên lạc với lãnh đạo Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Tp.HCM để hỏi về động thái của họ đối với vấn đề nêu trên, nhưng chỉ có một trợ lý của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấc máy. Người này nói rằng lãnh đạo thành phố không trả lời qua điện thoại và đề nghị gửi câu hỏi qua email.
Ở thời điểm bài này được đăng, VOA chưa nhận được hồi đáp của ông Phong qua email.
Trên mạng xã hội, nhiều người đề xuất rằng nếu chính quyền thành phố không quản lý nổi hoạt động hỏa thiêu người qua đời trong giai đoạn căng thẳng này, cần phải huy động công an, quân đội giúp xử lý việc hỏa thiêu.
Giáo sư Mạc Văn Trang nói với VOA rằng trong hoàn cảnh đại dịch đang ở cao điểm như hiện nay, “tất cả các lực lượng nào có thể chung tay giải quyết vấn đề thì đều tốt cả”.
Tính đến ngày 6/8, con số thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam cho thấy riêng Tp.HCM có hơn 2.300 người tử vong vì đại dịch COVID-19, chiếm đại đa số trong tổng cộng hơn 3.000 người thiệt mạng vì dịch trên cả nước.
Một bài báo của tác giả Đức Hiển đăng hôm 6/8 trên báo Pháp Luật Tp.HCM cho hay trong những ngày gần đây, nhiều gia đình có người thân mới mất ở một số bệnh viện rơi vào tình cảnh bị các dịch vụ tang lễ “ép giá” 30-45 triệu đồng mỗi ca thiêu.
Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ có bài tường thuật rằng nhiều gia đình “khốn khổ” vì chi phí hỏa táng người thân là ít nhất 25 triệu đồng/người, và có những cơ sở hỏa táng đòi 35-40 triệu đồng/ca thiêu nếu đó là trường hợp tử vong vì COVID-19.
Theo tìm hiểu của VOA, chính quyền Tp.HCM có quy định rằng đối với người tử vong vì COVID-19, chi phí hỏa táng ở mức 4,2 triệu đồng sẽ được miễn phí, “còn lại các chi phí khác về dịch vụ mai táng thì người nhà sẽ tự chọn với đơn vị dịch vụ mai táng”.
Các bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại thành phố được hỏa táng tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân. Hiện nay, cơ sở hỏa táng này hoạt động 24/24 giờ.
Bài báo trên Pháp Luật Tp.HCM lý giải rằng Trung tâm Bình Hưng Hòa “không làm tiền” gia đình người quá cố mà do các dịch vụ mai táng “đẩy giá” quan tài và thủ tục tâm linh.
Bên cạnh đó, hai báo Pháp Luật Tp.HCM và Tuổi Trẻ cho rằng tình trạng chi phí tăng còn do lượng người tử vong tăng đột biến, trong khi các dịch vụ tang lễ bị quá tải, thiếu nhân công vì nhiều người đã nghỉ việc do lo sợ về lây nhiễm. Hai tờ báo không nêu tên cụ thể của các cơ sở dịch vụ.
Những thông tin kể trên cũng được hàng trăm người chia sẻ trên mạng xã hội, dẫn đến nhiều lời lên án gay gắt dành cho các dịch vụ mai táng và kêu gọi chính quyền thành phố “xử lý ngay” những cơ sở dịch vụ này.
Bình luận về sự việc này, giáo sư Mạc Văn Trang, một cư dân thành phố, nói với VOA:
“Trong lúc khó khăn như thế này mà họ lại tăng giá dịch vụ hỏa táng lên để bòn rút của người dân, cái đó rất là dã man, hết sức đáng lên án, thật là vô nhân đạo, không thể chấp nhận được, phải trừng phạt”.
Nhắc lại khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” của chính quyền các cấp ở Việt Nam, giáo sư Trang đưa ra quan điểm rằng việc chính quyền để xảy tình trạng trục lợi ở các cơ sở tang lễ là “rất đáng tiếc”.
Ông Trang cho rằng chính quyền thành phố phải tăng cường quản lý vì chỉ cách đây 3 ngày, ông được người quen kể lại rằng người mẹ của họ qua đời trong bệnh viện, được chính quyền địa phương lo hỏa táng, giao lại tro cốt và “không tính tiền gì hết”.
“Như thế mới là đúng tinh thần của nhà nước trong lúc chống dịch như chống giặc thế này”, giáo sư Trang nói.
VOA cố gắng liên lạc với lãnh đạo Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Tp.HCM để hỏi về động thái của họ đối với vấn đề nêu trên, nhưng chỉ có một trợ lý của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấc máy. Người này nói rằng lãnh đạo thành phố không trả lời qua điện thoại và đề nghị gửi câu hỏi qua email.
Ở thời điểm bài này được đăng, VOA chưa nhận được hồi đáp của ông Phong qua email.
Trên mạng xã hội, nhiều người đề xuất rằng nếu chính quyền thành phố không quản lý nổi hoạt động hỏa thiêu người qua đời trong giai đoạn căng thẳng này, cần phải huy động công an, quân đội giúp xử lý việc hỏa thiêu.
Giáo sư Mạc Văn Trang nói với VOA rằng trong hoàn cảnh đại dịch đang ở cao điểm như hiện nay, “tất cả các lực lượng nào có thể chung tay giải quyết vấn đề thì đều tốt cả”.
Комментарии