Cách ghi thành phần gia đình trong Sơ yếu lý lịch

preview_player
Показать описание
Cách ghi thành phần gia đình trong Sơ yếu lý lịch
Cách ghi thành phần gia đình trong Sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn các bạn cách điền thông tin thành phần gia đình hiện tại và thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất trong mẫu CV/Sơ yếu lý lịch tự thuật chi tiết.
Cách làm như sau:
1. Thành phần gia đình hiện tại: Gia đình bạn thuộc thành phần nào thì sẽ điền thông tin vào: Công nhân, nhân viên, thợ thủ công, công chức, viên chức, nhà văn, nhà báo, bộ đội,…
2. Thành phần gia đình sau khi cải cách ruộng đất: Hãy điền thông tin phần này theo đúng quy định pháp luật với các thành phần: Cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hoặc công chức.
Định nghĩa các thành phần:
– Thành phần cố nông: người nông dân nghèo không có ruộng đất, công cụ sản xuất, họ là những người sống chủ yếu bằng cách đi làm thuê hoặc ở mướn.
– Thành phần bần nông: là những con người nghèo khổ, có cuộc sống tốt hơn thành phần cố nông một chút vì có một phần nhỏ ruộng đất, cũng phải đi làm thuê cho địa chủ để duy trì cuộc sống.
– Thành phần trung nông: Là những đối tượng nông dân ít bị bóc lột và có tài sản riêng để tự do lao động để sinh sống.
– Thành phần phú nông (địa chủ): Là những người có ruộng đất nhưng chỉ lao động một phần nhỏ và thường mượn người để cày cấy.
– Thành phần công chức, viên chức: Là những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhà Nước.
– Thành phần dân nghèo: Là những con người có xuất thân nghèo khổ, đói kém.
– Thành phần tiểu thương, thành phần tiểu chủ, thành phần tư sản, thành phần tiểu tư sản… Đây là các tầng lớp nhân dân có của cải, chuyên buôn bán nhỏ lẻ.
Рекомендации по теме