Độ tuổi nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhất?| ThS. BS CKI Nguyễn Thị Thanh Bình tư vấn

preview_player
Показать описание
#khopgoi #thoaihoa #thoaihoakhopgoi

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Đà Nẵng, thoái hóa khớp gối là bệnh lý rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở các khớp lớn, phải chịu trọng lực nặng của cơ thể. Hiểu một cách đơn giản, bệnh thoái hóa khớp chính là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

Ở người bệnh thoái hóa khớp, sụn khớp sẽ bị phá hủy dẫn đến mất đi độ trơn láng và hở xương dưới sụn, từ đó hình thành các khuyết xương, gai xương dưới khớp. Kèm theo phản ứng viêm sẽ làm hạn chế vận động ở người bệnh thoái hóa khớp.

Bệnh thoái hóa khớp tiến triển âm thầm, lặng lẽ và rất nguy hiểm. Theo thống kê, có đến 80% người bệnh thoái hóa khớp bị giảm khả năng vận động, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Đau là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể bị đau sâu vào trong khớp, đau khi đi lại vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn sau của tiến trình thoái hóa khớp gối thì các cơn đau có thể diễn ra suốt ngày đêm, khiến cho người bệnh vô cùng khổ sở.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% người bị thoái hóa khớp ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, ngày nay không chỉ có người cao tuổi mới mắc phải các bệnh thoái hóa khớp mà ngay cả người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải, làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động.

Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. Do vậy, cần phòng ngừa thoái hóa khớpthoái hóa khớp từ sớm với các biện pháp đơn giản:

Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.

Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.

Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi.

Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.

Thoái hóa khớp gối là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế. Vì vậy khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Liên hệ với Vinmec:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Bác sĩ cho tôi hỏi mua thuốc bác sĩ bảo ở ạ

NgôToanthi-jo
Автор

Cảm ơn Bác Sỹ đã chia sẽ kiến thức về xương khớp rất kỹ ạ .

consaubaby
Автор

Xin hỏi BS uống glucosamine có hại bao tuqr ko😊

AnhDuyTran-dsws
Автор

tôi năm nay65tuổi bị đau khớp gối từ hôm28tết mà chịu đau đến 6tết khi đó mới đi khám bs cho uống thuốc ga no sô mim mà tôi uống 2đợt mỗi đợt là 10 ngày rồi mà vẫn chưa khỏi cứ ngưng thuốc giảm đau thì lai đau vậy tôi muốn hỏi bs là tôi phải uống bao lâu gcucô mim

chikhanh
Автор

Dạ bác sĩ uống glucosamin bao lâu hay dùng thường xuyên ạ

ThuanNguyen-xxzd
Автор

Dude, I don't usually comment, but let's just say I had to like and comment this video!

truongnguyencong
Автор

Dạ cho em hướng dẫn bài tập tại chỗ cho khớp gối!

thuydinh
Автор

Tối ngủ mà khớp chân thường xuyên bị mỏi có phải là dấu hiệu thoái hoá khớp ko bs

APH
Автор

Mình đá bóng nhiều ngón chân cái bị đau uống được không

nguyenminhluan
Автор

Cho cháu hỏi cháu bị đau đầu ngốì xin bs tư vấn dùm

phuongphamthi
Автор

cảm ơn bs! cảm ơn kênh đã chia sẻ thông tin bổ ích

HieuNguyenvan-dsgf
Автор

Xin một lời chia xẻ tôi đanh rất đâu về bệnh thái hóa

nguyenso