Vì Sao Lại Nói “Nghề Luật Sư Dành Cho Người Giàu”? | TVPL

preview_player
Показать описание
Người ta vẫn nói đùa rằng nghề Luật sư là nghề dành cho người giàu. Vì sao lại có câu nói đó? Hãy cùng TVPL tìm hiểu qua video này nhé!
—-------
VB:

Luật Luật sư 2006

Xin chào quý vị và các bạn!
Đặc biệt là các bạn sinh viên Luật đang ngồi trên ghế giảng đường. Trước đây thì TVPL đã đề cập tới con đường từ một cử nhân Luật trở thành một Kiểm sát viên, một thẩm phán. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nói tới nghề Luật sư, một cái nghề mà khi nhắc tới việc học luật thì hầu như ai cũng nghĩ tới.

Người ta vẫn hay nói vui, nghề Luật sư là nghề dành cho người giàu. Vì sao người ta lại nói như vậy hãy cùng TVPL tìm hiểu qua video này nhá!

Thứ nhất, nghề Luật sư dành cho người giàu có về mặt thời gian

Để trở thành Luật sư thì điều kiện tiên quyết là một người phải có bằng Cử nhân Luật. Với những ai học hệ chính quy khóa đào tạo đầu tiên thì hết cũng 3.5 - 4 năm đào tạo ở trường Đại học, tùy theo chương trình học của mỗi người.

Với những ai học hệ văn bằng 02 chính quy thì cũng mất từ 2 - 2.5 năm. Hệ đào tạo từ xa, liên thông hay tại chức cũng tương tự.

Sau khi có bằng Cử nhân Luật thì phải đăng ký lớp đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp đào tạo. Thời gian đào tạo là 01 năm.

Sau khi đào tạo xong thì bạn phải mất 01 năm đi tập sự nghề Luật sư tại tổ chức hành nghề Luật sư theo quy định.

Sau khi tập sự bạn phải thi kết thúc tập sự và chờ cấp chứng chỉ hành nghề. Đề thi kiểm tra thường sẽ bao gồm 2 phần là thi viết và thi thực hành, nội dung xoay quanh các kỹ năng hành nghề như tư vấn pháp luật, kỹ năng tham gia tố tụng. ngoài ra, người học còn phải học thật kỹ những quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà một luật sư tại Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Tóm sơ qua con đường để từ một Cử nhân Luật trở thành một Luật sư để mọi người thấy rằng nghề Luật sư là nghề dành cho người giàu… thời gian. Bởi người ta mất ít nhất cũng 6 - 7 năm mới đạt được cột mốc bắt đầu của nghề.
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, trong một số trường hợp, người có bằng cử nhân luật sẽ không phải tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và không phải tham gia khóa tập sự cùng luật sư nếu người đó là:
- Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
- Thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát
- Chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Một số trường hợp, người có bằng cử nhân luật không phải tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và được giảm thời gian đào tạo khóa tập sự cùng luật sư nếu người đó là
- Điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật: Giảm hai phần ba thời hạn tập sự, tức là thời hạn tập sự giảm còn bốn tháng;
- Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên: Giảm một nửa thời gian tập sự, tức là thời hạn tập sự giảm còn sáu tháng.
Thứ hai, phải là người giàu có về tiền bạc
Câu này tưởng nói vui nhưng nó lại đúng rất đúng. Như hầu hết chúng ta ở đây, những người học và kinh qua nghề Luật thì ai cũng biết. Mặt bằng trung bình lương của Cử nhân Luật khi ra trường là không cao, đặc biệt là với những ai chọn con đường theo đuổi và gắn bó với nghề Luật sư.
Bạn nào có kinh nghiệm thực tập nhiều, cứng việc thì có thể offer một mức lương cỡ 6 - 8 triệu ở các tổ chức hành nghề Luật sư để vừa học và vừa làm. Tuy nhiên số đó không nhiều, nhiều trường hợp các bạn cử nhân Luật phải bấm bụng đi thực tập không lương, hoặc đi làm lương rất thấp để quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp.
Chính vì vậy mà con số hàng chục triệu đồng chi phí lớp đào tạo nghề Luật sư không phải là con số nhỏ với các bạn cử nhân Luật.
Cụ thể học phí ở Hà Nội là hơn 22 triệu đồng, ở TP.HCM là hơn 25 triệu đồng.
Với lớp đào tạo chung với nghề thẩm phán, KSV thì học phí ở Hà Nội là hơn 34 triệu đồng, ở TP.HCM là hơn 37 triệu đồng.
Đó là chỉ mới xét tới chi phí cố định thôi nha, còn hàng trăm thứ chi phí cơ hội trong suốt 6 7 năm từ khi còn trên ghế giảng đường đại học với khi đi học Luật sư nữa… nếu tính ra chi tiết chắc chắn đó không phải là con số nhỏ.

tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap,luật sư,luat su,nghề luật sư,nghe luat su,cử nhân luật,cu nhan luat,hành nghề luật sư,hanh nghe luat su,học viện tư pháp,hoc vien tu phap,trường luật,truong luat,đại học luật,dai hoc luat,đại học luật tp hcm,đại học luật hà nội,luật sư thực tập,luat su thuc tap,tòa án,toa an,thẩm tra viên,thẩm phán,điều tra viên,viện kiểm sát,tham phan,dieu tra vien,vien kiem sat,tham tra vien
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Người ta vẫn nói đùa rằng nghề Luật sư là nghề dành cho người giàu. Vì sao lại có câu nói đó? Hãy cùng TVPL tìm hiểu qua video này nhé!

THUVIENPHAPLUAT_VN
Автор

Nghề Luật và Nghề Y từ hàng trăm năm nay đều là top các nghề chỉ dành cho giới nhà giàu, có điều kiện về tài chính hoặc phải cực kì giỏi.

QuangTran-yvdt
Автор

Luật sư có tâm có tầm sẽ giúp được cho rất nhiều người

luatsuvohongtu
Автор

Chung quy lại nếu muốn trở thành một luật sư tài giỏi thì cần phải có tính cầu tiến mặc dù thời gian để trở thành luật sư khá lâu

ngthanh
Автор

Nghề Y 6 năm mới tốt nghiệp, thêm 2 năm cao học, và tiếp 2 năm nữa mới có chứng chỉ hành nghề. Đi tong 10 năm mới bắt đầu hành nghề được.

reczed
Автор

Hy vọng lớp trẻ vào nghề luật sư thì phải học đạo đức cho tốt, đừng như Hoàng Tùng của văn phòng luật sư Trung Hòa Hà Nội, thì mất uy tín lắm

hienta
Автор

A cho e hỏi đất đô thị sổ hồng ful thổ cư 2021 có bị quy hoạch ko ak e cảm ơn

VLOG-uweo
Автор

Em nghĩ luật sư không chủ yếu dựa vào mất lương, mà dựa vào tiền vụ án mình làm được chứ ạ ?

phuchieunguyen
Автор

an ninh xa phong hai hai Huyen bao bao thang tinh lao cai

donglc
Автор

Tổng cả đh học luật sư chắc cũng phải 300 triệu 😀

quantan