Người Châu Á Phân Biệt Nhau Trên TikTok

preview_player
Показать описание
00:00: mở đầu
00:16: người châu Á phân biệt lẫn nhau
04:28: sự tôn thờ người Tây
04:31: sự phân biệt chính chủng tộc mình (internalised racism)
05:06: sự đề cao châu Âu (eurocentrism)
05:28: liên hệ về Việt Nam
7:57: ý mình là áo dài
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Rất ổn nhưng đoạn cuối thì không, mình thấy bạn này có vẻ có quan điểm hơi mâu thuẫn =))) Anw:
1. Người Việt từng dùng chữ Hán trong thời kì mà ai cũng biết là thời kì gì, nhưng ta đã biết biến nó thành chữ Nôm để sử dụng, thật đáng tự hào. Và càng tự hào hơn khi ta có thể lặp lại điều đó với hệ chữ latin, mấy lão nhà truyền giáo ngày ấy nào ngờ được ngôn ngữ của các ông qua tay người Việt nhào nặn lại thành một loại tiếng khác, giờ thì đố các ông không học lại mà vẫn đọc được đấy. Thật kỳ lạ khi tự hào qua mắt bạn lại trở thành thượng đẳng, những người mà chê chữ viết của TQ thì thực sự là nó quá là thiểu số luôn, có phải bạn nhìn thấy thiểu số nhưng lại nghĩ hầu hết mọi người đều thế? Mình nói thật là cái hiện tượng đấy là không có, hoặc có thì là họ nói đùa đấy ạ.

2. Để so sánh trang phục truyền thống giữa các nước Châu Á với nhau mà nói thì, áo dài/Nhật Bình của Việt Nam có sự khác biệt rất rõ khi so với cả Đông Á lẫn Đông Nam Á. Trong khi Đông Á chú trọng vào việc che chắn cơ thể thì ở Đông Nam Á do khí hậu nóng bức và ảnh hưởng mạnh của tôn giáo nên trang phục có họa tiết, màu sắc và thiết kế hở hơn.
Nhìn lại Việt Nam, suốt quá trình mà đáng lẽ ra văn hóa nên được tự do phát triển mạnh mẽ thì đáng tiếc đó lại là thời gian ta bị TQ đô hộ. Bản thân là một nước ĐNA nhưng trang phục truyền thống lại không đậm chất ĐNA, nhưng may mắn nó cũng không hề câu nệ kín đáo quá mức như của ĐA, khi mà áo dài/áo tứ thân là một trang phục truyền thống tôn lên vẻ đẹp của chính người phụ nữ mặc nó qua những đường cong ôm vào cơ thể, cùng với chất vải mát phù hợp với khí hậu ĐNA, mềm mại tạo sự thoải mái cho người mặc; chứ không phải những trang phục mang hàm ý bó buộc người phụ nữ vào khuôn mẫu như của Nhật hay Hàn, cũng không phải những trang phục mang đậm tính tôn giáo quốc gia như của Lào hay Cam (đương nhiên mình không có ý chê vì chúng vẫn rất đẹp). Nếu như điều này mà qua con mắt bạn nhìn lại là "hở hang" thì mình cũng hơi sốc, còn nếu ý bạn là trang phục hiện đại thì VN mình vẫn còn ít hở hơn so với các nước khác nhiều mà? Không biết bạn có dẫn chứng cho sự "hở hang" này không nữa chứ mình là mình chưa từng thấy.

3. Việc truyền bá không phải lúc nào cũng chắc cú=))) thứ gì độc đáo và khác biệt, có thể gây ấn tượng mạnh thì nó sẽ nhanh chóng gây được tiếng tăm ở quốc tế hơn. Bạn không thấy các món ăn ấy có tiếng tăm với người nước ngoài không có nghĩa là Việt Nam không truyền bá, chẳng qua cái bóng của Phở, Bánh Mì, Bún Chả quá lớn nên có lẽ chúng không leo top được mà thôi, cái gì mạnh thì đẩy cái đấy. Truyền bá văn hóa còn phải đi đôi với nền kinh tế phát triển nữa, kinh tế cành mạnh thì văn hóa được truyền bá càng mạnh và ngược lại, nên hãy thừa nhận khi kinh tế VN chưa khỏe thì những thứ khác cũng bị kéo theo dần thôi. Và bạn thấy đấy, ít nhất 3 món ăn của nước ta được quốc tế biết đến và khen ngợi, rõ ràng đây là một điều đáng mừng.
Và bạn nên phân biệt rõ địa điểm du lịch vui chơi và địa điểm du lịch văn hóa nữa nha.

4. Tư duy "sợ giống họ" của bạn là một sự áp đặt vô lí lên nước mình, nó mới nhưng không có đúng đâu á=)) Trong khi ngay những đoạn đầu tiên bạn đã nói Châu Á có xu hướng trở nên giống nhau?

Cuối cùng mình khuyên bạn thử đọc "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" - Trần Đình Hượu, trích SGK Ngữ Văn lớp 12. Hoặc đọc full cuốn Đến hiện đại từ truyền thống càng tốt nha ^^

veveneverdie
Автор

em thấy các video của chị đang cải thiện hơn video cũ rất nhiều, chị nói ngắn gọn và xúc tích hơn, ko pha mấy cái Joke nhạt nhẽo nữa. Tuyệt vời ạ

thuyanhkieu
Автор

Hỏi người Tây âu ra đường xem họ phân biệt đc là người Pháp hay Đức, Bỉ, ... ko họ cũng chẳng phân biệt đc luôn. Văn hóa Việt Nam mình có sự giao thoa rất nhiều từ Trung quốc + Pháp + Văn hóa bản địa, Chính điều này cũng tạo ra một nét văn hóa riêng. Còn văn hóa Kpop, Anime, kawaii - Đều mới đc hình thành chỉ đan xen chút ít văn hóa gốc và phục vụ cho mục đích quảng bá văn hóa + Du lịch của Hàn, Nhật! Việt Nam có thể học tập bằng cách tạo 1 trào lưu văn hóa riêng nhưng đan xen vào đó những đặc sắc của dân tộc! Gần đây có thể kể đến Âm nhạc Việt Nam rất được ưa chuộng ở TQ, Hàn, ... đó là dòng nhạc Điện Tử. Nói về văn hóa Bản địa VN ko thua Nhật - Hàn - Trung! Mình có Áo dài, ẩm thực, sự đa dạng văn hóa vùng miền còn mạnh hơn Hàn Quốc. Mình chỉ thiếu một bệ phóng để kết hợp truyền bá văn hóa đến thế giới như Kpop mà thui.

BaoBao-czhm
Автор

Tôi nhớ có câu chuyện đi qua bên châu Âu, đi đâu cũng bị người ta hỏi nhầm là người China tới 7 lần, mặc dù tôi nói Tiếng Việt, mặc đồ Việt, còn nói mình là người Việt, mà bọn họ có vẻ như vẫn nhầm, chán thiệt sự

quangvothiennhat
Автор

Tôi thất vọng vì cùng là người mà lại có những thành phần như thế này :(((

dungscorpion
Автор

3:28, người Tây thấy người châu Á giống nhau là vì họ không quen phân biệt cấu trúc mặt của người châu Á, cũng giống như chúng mình nhìn vào hai người châu Phi ấy, cảm thấy họ chẳng có gì khác nhau cả. Bởi vậy việc này chẳng phải lỗi của người châu Á hay người châu Âu hết á

4:28 lối ưa chuộng da trắng của người Việt bắt nguồn từ thời xưa rồi, người Việt quan niệm rằng da trắng tức là không phải làm việc đồng áng, chỉ ngồi trong nhà hưởng thụ, vì vậy da trắng hơn người khác là điều đáng tự hào. Mình không biết quan niệm về vẻ đẹp của cha ông ta có bắt đầu từ việc ưa chuộng kiểu Tây hay không, như mắt phượng, mày ngài, mũi dọc dừa, mặt trái xoan, ... chắc không có vụ đó đâu ta. Btw, không ưa gì lắm cái vụ tiêu chuẩn sắc đẹp này, chỉ muốn đính chính là nó không xuất phát từ việc ưa chuộng phương Tây đâu ạ

5:40 khi nào bổ sung sau ạ :3

maisememeide
Автор

tôi thề luôn ghét những người kiểu coi mình thưởng đẳng nhưng trong mắt người khác nhìn họ như hạ đẳng

kai.-.
Автор

Video ổn khúc đầu cho đến phần quảng bá =))) theo mình thì các món ăn vẫn được quảng bá đó thôi, chứ không phải là không nhưng mà bánh mì cũng là 1 kết quả của sản sinh của sự giao thoa văn hóa với phương Tây, cũng như các cái mà bạn nói là giống Trung Quốc thì nhiều lúc nó cũng là kết quả của sự giao thoa văn hóa trong thời kì bị đô hộ của nước ta. Cách bạn nói về các cái sản phẩm văn hóa “Tây hóa” làm mình cũng cảm giác bạn cũng phân biệt văn hóa nước mình ở mảng các sản phẩm bị Tây Hoá với các sản phẩm thuần phương Đông nhưng giống bên Trung Quốc ý :)) về cái phần mà văn hóa bên mình ưa sự kín đáo thì có mấy bạn nữ ăn mặc hở hang nhưng thực tế thì các bạn nữ bên các nước Đông Á cũng như thế thôi, thậm chí còn hơn ý chứ, đơn giản là vì nó tiện lợi, thoải mái, trong môi trường làm việc hiện đại, chứ có ai bận Hanbok đi làm đâu. Phần sau thì mình thấy không ổn vì nó cho mình cảm giác bạn đề cao những văn hóa bị Trung hoá và “chê” những văn hóa bị Tây hóa.
Hơn nữa, thực chất việc giữ ngôn ngữ với việc giữ những nét văn hóa cũng không liên quan gì nhau cả :)) như mình xài chữ quốc ngữ nhưng vẫn giữ những nét văn hóa của việt nam đó thôi? Bằng chứng là bún bò, bánh bột lọc, và những món ăn cũng như những nét đẹp về tôn giáo bạn nêu ra vẫn tồn tại và vẫn được tôn vinh. Ngoài ra, bạn đưa ra luận điểm là người Việt mình tự kì thị văn hóa của nhau nhưng ví dụ dẫn chứng theo mình thì lại không liên quan cho lắm :”)))
Nói chứ hồi xưa chữ Việt mình là chữ Nôm mà chứ đâu phải chữ Hán đâu bạn :”)) nên đâu thể so sánh giữa chữ quốc ngữ và chữ Hán :”))
Đây là những ý kiến riêng của mình thôi, cảm ơn Mn đã đọc :))

momokohyuuga
Автор

Sry nhưng thấy hơi cấn ở khúc các địa điểm bị tây hóa thì theo ý kiến của mình là vì được xây lên rất hoành tráng kể từ thời pháp thuộc nên người dân sinh sống luôn có ấn tượng với nó hoặc quen thuộc vì ngày nào cũng đi ngang thì họ giới thiệu về nó thôi.
Còn về phần nhiều người thích ăn bánh mì thì mình nghĩ vì nó nhanh và nó gọn đem đâu ăn cũng được chứ ko có lúc nào danh sách đặc sản việt nam thiếu mấy món bún chả, bánh lọc, bánh canh cua hay phở cả

ebohehehe
Автор

Mình rất thích xem những video của chị này. Chị phản ánh những vấn đề trong xã hội một cách rất khách quan và chân thực.

hoitram
Автор

Video nói lên một vấn đề nhức nhối nhưng có cái nhìn chưa bao quát hết?

Trong video có nói về những vấn đề như chuộng Âu hóa, đề cao da trắng, mũi cao...Nhưng liệu rằng thực sự người Việt chúng ta tôn thờ hóa Châu Âu không? Khi mà ngay trong sử sách, những bài thơ được ghi lại thì nét đẹp chuẩn mực từ xưa đã là những cô gái nhỏ nhắn, trắng trẻo ? Những người Châu Á hay cụ thể là Đông Nam Á không đa dạng về hình mẫu ? Câu trả lời là không ! Nó giống như việc bạn cho một người Châu Á xem ảnh của Châu Âu, họ cũng sẽ khó phân biệt giữa người với người. Như bạn nói, không phải bởi vì Châu Âu không vẻ đẹp đa dạng mà tại vì chưa quen nên rất khó phân biệt. Nếu là người Châu Á, liệu ta có nhầm lẫn giữa nét đẹp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan....? Gần như là không nhé, mỗi nơi mỗi người đều có tiêu chuẩn cái đẹp riêng nên không thể lấy đó làm thước đo được.

Còn giờ chúng ta vòng về Việt Nam nhé. Tại sao Việt Nam lại không có điểm đặc trưng như những nước ở Châu Á cho là thượng đẳng hơn. Vì mình có sự hòa trộn của rất nhiều nền văn hóa, nước ta có đến 54 dân tộc anh em, đủ để thấy văn hóa nước ta đa dạng, pha trộn thế nào. Tuy nhiên lí do lớn nhất của Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung là do KHÔNG BIẾT CÁCH TRUYỀN THÔNG. Quan trọng nên phải viết hoa. Tại sao mọi người biết đến kiến trúc, trang phục truyền thống của Trung Quốc nổi tiếng? Bởi có quá nhiều phim cổ trang Trung Quốc nổi tiếng toàn thế giới, những tác phẩm văn học được giới thiệu rộng rãi hay ngay trên Tik Tok thôi, từng có thời cứ 5 clip là có 1 clip về trang phục truyền thống/kiến trúc của Trung Quốc cũng như sự nổi bật của các Manhua, ngôn tình Trung Quốc nữa. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay gần đây là Thái Lan cũng vậy. Nhật Bản với manga, anime gài gắm rất khéo léo văn hóa Nhật Bản vào. Hàn Quốc với những bộ phim nổi đình đám gắn với tuổi thơ bao người, những idol Kpop lưu diễn toàn thế giới. Ấn Độ với riêng một nền ẩm thực không trộn lẫn, 1 Bollywood riêng, bên cạnh những bộ phim dài tập như cô dâu 8 tuối cũng rất nhiều bộ phim chiếu rạp lấy đi nước mắt của bao người xem. Thái Lan chỉ đơn giản là sự bùng nổ thành công của "Cô gái đến từ hư vô" và những bộ phim chủ đề LGBT. Điều này chứng tỏ truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến suy nghĩ về một đất nước. Vậy Việt Nam có gì được mọi người biết đến ? Những bộ phim của Việt Nam nổi tiếng tới thế giới hiện giờ là những bộ phim về chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ. Họ không biết gì nữa nên có thể hiểu tại sao họ nghĩ vậy về Việt Nam.
Đương nhiên ta có quyền tự hào về chữ Quốc ngữ cũng như là ẩm thực Việt. Vì ta có quá khứ bị xâm lược, nên mặc dù chữ Quốc ngữ không có lịch sử lâu đời như chữ Hán thì nó vẫn là kết quả của quá trình cô đúc tinh hoa của cha ông ta. Một bảng chữ cái kết hợp giữa Âu và Á, giữa Latinh và chữ Hán. Nó độc đáo tới mức nhiều người nước ngoài biết tiếng Việt đều thích sự độc đáo của tiếng Việt. Hay bánh mì cũng vậy. Không phải do sự sáng tạo của ta nhưng ta đâu bắt chước hoàn toàn, người Việt luôn sáng tạo dựa trên bản sắc của mình. Ta từng dựa trên chữ Hán để sáng tạo chữ Nôm và nếu giờ ta vẫn dùng chữ Nôm là ta tôn sùng Trung Quốc ? TA HÒA NHẬP CHỨ KHÔNG HÒA TAN. Bánh mì Việt Nam độc đáo tới nỗi nó là một từ riêng trong tiếng Anh thay vì bread, sandwich... Bạn hỏi sao ta không tự hào về các món khác như bánh đúc, bánh cuốn... Nhưng Việt Nam còn có PHỞ, BÚN CHẢ, HỦ TIẾU.... nổi tiếng thế giới mà. Đâu có bắt chước, lấy từ đâu ? Áo dài và các trang phục truyền thống khác của Việt Nam như áo tấc, giao lĩnh, áo tứ thân, yếm, đối khâm, nhật bình.... cũng dần được bạn trẻ ưa chuộng và khoe ra.

Nói đi cũng phải nói lại, có những hạt sạn còn trong phần Việt Nam sợ giống Trung Quốc hay chưa có phân tích về cái nhìn của người Châu Á về các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Trước hết Trung Quốc đều nhận hết mọi thứ là của mình từ áo dài, các trang phục truyền thống của Việt Nam, đến quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thậm chí là cả Bác Hồ, nhận sushi của Trung Quốc, kimchi là một loại dưa chua của Trung Quốc... Nên những người sợ giống này giống nọ chỉ là một bộ phận. Những ngôi chùa vẫn được thông tin đều đều chỉ là nó có đến được với công chúng không? Những nhà thờ ở Việt Nam rất nhiều nhưng chùa chiền đâu kém, thâm chí gấp nhiều lần ? Tại sao người nước ngoài biết nhiều đến nhà thờ Việt Nam đơn giản vì họ quan tâm tới nó còn những du khách khác họ vẫn có thể đi chùa, tham quan nhà tù...Còn cách người Châu Âu, Châu Mỹ nhìn nhận người Châu Á. Bạn hỏi một người Châu Á họ nghĩ tới nước ở Châu Âu sẽ là Anh, Pháp, Đức, Ý..., Châu Mỹ sẽ là Hoa Kỳ.... Vì họ thượng đẳng hơn à ? Không ! Chỉ vì hay được nghe về những nước ấy. Nhưng nếu nhắc đến Hungary, Scotland... thì họ biết không? Có, từng nghe qua.

Cái suy nghĩ ai thượng đẳng hơn ai ngay từ đầu đã sai rất sai rồi. Dù là người da trắng, da vàng, da đen, dù là bạn thấp hay cao, dù xấu hay đẹp, bạn cũng đã là sự tồn tại hoàn hảo duy nhất rồi. Chẳng vì một lí do gì mà có thể đem so sánh người này với người kia, nước này với nước kia, châu lục này với châu lục kia, tất cả tiêu chuẩn đều là phiến diện từ một cá nhân tổ chức đặt ra.

Vậy nên nói tóm lại, bản chất của con người đã luôn tồn tại những tư tưởng độc hại và nếu không đưa ra một cách giải quyết khi đặt ra một vấn đề nào đấy sẽ dẫn tới sự tiêu cực. Đa số người xem có hiểu ý nghĩa video là gì? Hay xem xong họ chỉ thấy à mình thấp kém thật, toàn bắt chước, chạy sau hoặc cùng là con người, cùng Châu Á, cùng một đất nước sao phân biệt đối xử vậy, đáng ghét.

AnhLinh-td
Автор

Theo như mình cảm nhận là do Sài Gòn bị ảnh hưởng xâm lược từ Pháp và Mỹ khá lâu nên mới có nhiều nhà thờ và văn hoá Tây được coi trọng. Nhưng mình thấy trường học ở Sài Gòn dạy văn hoá Việt rất tốt, Việt Nam thừa hưởng nền văn hoá của Á lẫn Âu. Mình thấy các bạn Việt Nam dạo này truyền đạt văn hoá Việt rất tốt luôn ý ạ. Ý kiến riêng ạ❤.

KpopUnniesUwU
Автор

Uhhh, vid này thật sự rất ổn
Trừ phần nói về quảng bá ra :P vì mấy cái mà cậu ví dụ ấy, thì gần như đều ở Hồ Chí Minh(Sài Gòn, bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá của phương Tây)
Chứ mấy di tích hay văn hoá ở nơi khác vẫn đc quảng bá nhiều lắm cậu nhé :>
À về phần món ăn, thì nước mình đâu có tự ti đâu, dù đúng là bánh mì gốc gác từ phương Tây nhưng đừng quên Phở tồn tại nhé bạn :))





Hmm, mà thật sự Việt Nam ít phân biệt chủng tộc lắm, chỉ là có “hơi hơi” phân biệt vùng miền thôi.

etihfs
Автор

Sao từ ngày theo dõi kênh của chị này mình như được khai sáng ra ấy, kiểu bị bất ngờ với những vấn đề xảy ra xung quanh và “thường xuyên” luôn nhưng mình không hề nhận ra điều đó. Cảm ơn chị về những nội dung chất lượng như vậy, cố gắng và tiếp tục phát triển nữa nhe chịiiii ❤

khanhvy
Автор

Tất cả những j bạn nói đều đúng
Trừ việc ăn mặc thiếu vải phản cảm:)
Có văn hoá, giữ gìn bản sắc là tốt
Nhưng văn hoá thì cx có cái tốt cái xấu, bâyh đòi giữ lại nạn tảo hôn, trọng nam khinh nữ, bắt vợ, ... Là tốt vì "đó là văn hoá"
Ko, văn hoá vẫn có những cái không tốt, tiêu biểu là chuyện ăn mặc như bạn nói
Phụ nữ ăn mặc hở hang ko pk vì họ ghét văn hoá, mà là vì họ thoải mái khi mặc nó, họ thấy đẹp, thấy tự tin khi mặc nó
Như bạn nói, VN là 1 nước ĐNA, nên nó rất nóng
Và nóng nhưng lại bắt phụ nữ ăn mặc kín
Ăn mặc kín đáo đứng trên góc nhìn của tôi ko pk văn hoá, mà là xiềng xích trói buộc phụ nữ, buộc họ pk tuân theo những quy tắc mà chả có ý nghĩa j chỉ để hợp" thuần phong mỹ tục", " văn hoá"

baotramlai
Автор

Hmm.., cá nhân mình đã đi cả 3 miền Tổ Quốc thì chưa từng gặp ai thượng đẳng về chữ quốc ngữ cả và mình khá là thích những nét chữ thanh thoát của người Trung Quốc. Còn về phần quản bá văn hóa thì mình thấy có quản bá khá nhiều về Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột, ... là những địa điểm mang ý nghĩa văn hóa của Việt Nam ta. Các món ăn như phở, cơm tấm, bún chả, ... những món thuần Việt hoặc gần như thuần Việt luôn được mọi người coi công nhận là di sản văn hóa ẩm thực nước ta được cả người Việt lẫn du khách nước ngoài biết đến thậm chí còn nhiều hơn cả bánh mì. Hình ảnh ở khúc 7:32 mặc dù mình đã từng xem qua rồi nhưng đến giờ vẫn bị nhầm lẫn là của Trung Quốc; từ cách trang trí mái, các đấu củng đến các họa tiết, màu sắc; tất cả đều khá giống với kiến trúc và mỹ thuật Trung Hoa. Ảnh Việt Nam thì mình lại nhận ra cái đầu đao quen thuộc ấy.
Dù sao đi nữa thì có lẽ là người Việt thì cũng có người này người kia và mình chắc cũng đã không có duyên gặp những người mà mình đã nói như trên. Mình thấy rằng bạn là một người yêu Đất Nước, yêu những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam và biết đứng lên để bảo vệ công lí, đấy là những phẩm chất đáng tự hào và mình mong bạn có những video tốt hơn trong tương lai.

hrnwilt
Автор

5 điều bác Hồ dạy trong đó ngay câu đầu là yêu tổ quốc, yêu đồng bào mà cũng quên

TEGVN
Автор

Những điều chị nói thật sự rất bổ ích và đúng sự thật luôn ấy, tính ra xem video của chị em mới ngớ ra là bản thân em cũng vậy, cũng thích những điều thuộc về bên Tây hơn hay "thượng đẳng" hơn những thứ thuộc về văn hoá mình.
Có một đoạn về chữ quốc ngữ ấy, thật ra là không phải xâm lược đâu nhe, chữ quốc ngữ của bọn mình là được một giáo sĩ dòng Tên đến truyền đạo Thiên Chúa Giáo vào thế kỉ 17: Francesco de Pina, ngài ấy đã tạo ra chữ quốc ngữ chỉ trong vòng mấy chục năm ở nước ngoài (37 năm thì phải) rồi quay lại Hội An - Việt Nam, sau một thời gian thì mất, và di sản của ông được một cha khác là Alexandre de Rhodes cùng những người bạn ở dòng Tên đưa về Macau để tiếp tục nghiên cứu nhưng chưa cũng không kịp hoàn thiện. Cho đến khi Đắc Lộ in cuốn từ điển Tiếng Việt đầu tiên, được tham khảo rất nhiều từ hai tài liệu của các giáo sĩ trước đó (lúc đó gọi là "Từ điển Việt - Bồ - La" thì phải) thì chúng ta mới hoàn thiện chữ viết của mình như hiện nay ;) Nhưng được cái là nhiều người Việt mình khá mù mờ về nguồn gốc của tiếng mẹ đẻ, cũng không biết tại sao nữa :<

eng
Автор

Chị nói hay qua video này là e thấy ý nghĩa nhất luôn💖
Ước gì mấy người bên hàn, nhật, trung với châu âu có thể xem và hiểu được video này để họ biết được hành động của họ là phân biệt đối sử tới mức nào

tenacan
Автор

THẬT LẠ NGƯỜI VIỆT LẠI ĐI NGHE NGƯỜI TÀU PHÁT BIỂU VỀ MÌNH

kvcgraphicdesign
welcome to shbcf.ru