TĐ:3544-Người tạo tác tội nghiệp cực nặng, vì sao lúc lâm chung có thể vãng sanh

preview_player
Показать описание
TĐ:3544-Người tạo tác tội nghiệp cực nặng, vì sao lúc lâm chung có thể vãng sanh
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 406
*Thời gian từ: 01h17:20:20 – 01h31:00:17
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
Bài giảng:
“Nhân Phật lực gia bị, hành nhân tâm thỉ bất loạn”, ở đây nói rõ đại sư La Thập dịch không sai. Ngài La Thập đại sư dịch là từ trên quả vị người niệm Phật vãng sanh mà nói. Họ vãng sanh thế giới Cực Lạc đích thực là nhất tâm bất loạn. Đương nhiên nhân hành của người vãng sanh thì hoàn toàn sai khác.
Linh tâm bất loạn ở đây, chúng ta thường nói là nhất định phải niệm đến công phu thành phiến, mới có hiệu quả này. Nếu công phu chưa thành phiến, như vậy vãng sanh thật sự phải nhờ trợ niệm giúp đỡ. Không có trợ niệm giúp đỡ sợ không thể vãng sanh. Mọi người ở trước mặt họ, lúc lâm chung mỗi niệm nhắc nhở họ, không để họ đi sai đường. Mỗi niệm cảnh tỉnh, công đức này rất lớn, họ mới không có vọng niệm và ý niệm sai lầm hiện ra, như vậy là được. Phẩm vị của họ thật sự rất cao, vì thế trợ niệm lúc lâm chung đích thực là điều cần thiết. Tự mình có công phu thực sự, như vậy không cần phải nói. Như người thợ hàn đệ tử của Đế Nhàn hòa thượng ông ta không cần vì ông có chân công phu.
Như ở trước chúng ta nói Tu Vô Pháp sư chùa Cực Lạc ở Cáp Nhĩ Tân, cũng không cần điều này. Thầy còn mời vài người đến giúp ông trợ niệm. Đó là gì? Đó là thị hiện làm như vậy để mọi người noi theo, rất tiêu sái! Nguyên nhân trong kinh luận nói rất rõ, bình thường phải buông bỏ, không buông bỏ không được, công phu chính ở chỗ buông bỏ. Thông thường người không buông được, nguyên nhân đều ở chỗ đối với chân tướng sự thật, không hoàn toàn minh bạch. Thấu triệt được chân tướng sự thật như vậy gọi là nhìn thấu. Nhìn thấu chính là đã thấu đạt chân tướng, đã biết. Điều này trong Kinh Kim Cang nói rất hay: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nên ghi nhớ câu này, thường để trong tâm, từng giờ từng phút khởi tác dụng. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, khởi tâm động niệm, câu này có thể kịp thời cảnh tỉnh. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, quý vị thật sự có thể buông bỏ. Nếu không được cảnh tỉnh, nhất định là tùy nghiệp lưu chuyển.
Tùy nghiệp lưu chuyển là gì? Dẫn khởi phiền não của quý vị, vì sao vậy? Vì quý vị có phân biệt, có chấp trước. Phiền não là gì? Dẫn phát thất tình lục dục, tham sân si mạn của quý vị. Dẫn dắt những thứ này ra như vậy là không tốt. Dẫn những thứ này ra gọi là tạo nghiệp luân hồi, quý vị đang lặn ngụp trong luân hồi lục đạo. Nếu cảnh tỉnh từng phút từng giây, quý vị đối với tất cả cảnh giới, thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên đều không quan tâm, không bị nó quấy nhiễu. Trong tâm quý vị khởi lên chính là câu A Di Đà Phật, đây chính là nhất tâm bất loạn. Bình thường có công phu này thì khi vãng sanh nắm chắc hơn. Nắm chắc từ đâu mà có? Nắm chắc là không bị thế gian này lôi cuốn, biết được thế gian này đều là giả, không có điều gì là thật. Vì thế quý vị luôn duy trì tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Quý vị đã duy trì giác chánh tịnh, quý vị bảo trì được thanh tịnh bình đẳng giác mà trên đề kinh nói. Điều này bảo chứng tự mình nhất định được vãng sanh Tịnh độ, lâm chung không cần trợ niệm. Quý vị sẽ ra đi một cách tự tại, một cách tiêu sái.
“Nhân Phật lực gia bị, hành nhân tâm thỉ bất loạn, ư thị thập niệm tương tục, tiện đắc vãng sanh. Cố xưng Tịnh độ vi quả giáo”.
Khác với các Tông phái khác, các tông phái khác là tu nhân chứng quả. Tịnh tông trực tiếp dạy quý vị được quả báo thật là được quả báo không thể nghĩ bàn. Điều này trên mặt lý nói quá rõ ràng.
Quý vị thấy ở trước những gì chúng ta đã học, c người ngũ nghịch thập ác tạo tội nghiệp cực nặng, lâm chung tướng địa ngục hiện tiền, họ rất sợ hãi. Gặp được thiện hữu cảnh tỉnh họ mau mau niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Sau khi họ nghe được lập tức niệm liên tục A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Lúc này tâm họ là chân tâm không có chút vọng tâm nào. Chân tâm niệm Phật công đức không thể nghĩ bàn.

Đọc thêm ...
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

3544-Người tạo tác tội nghiệp cực nặng, vì sao lúc lâm chung có thể vãng sanh
01h17:20:20 – 01h31:00:17
“Nhân Phật lực gia bị, hành nhân tâm thỉ bất loạn”, ở đây nói rõ đại sư La Thập dịch không sai. Ngài La Thập đại sư dịch là từ trên quả vị người niệm Phật vãng sanh mà nói. Họ vãng sanh thế giới Cực Lạc đích thực là nhất tâm bất loạn. Đương nhiên nhân hành của người vãng sanh thì hoàn toàn sai khác.
Linh tâm bất loạn ở đây, chúng ta thường nói là nhất định phải niệm đến công phu thành phiến, mới có hiệu quả này. Nếu công phu chưa thành phiến, như vậy vãng sanh thật sự phải nhờ trợ niệm giúp đỡ. Không có trợ niệm giúp đỡ sợ không thể vãng sanh. Mọi người ở trước mặt họ, lúc lâm chung mỗi niệm nhắc nhở họ, không để họ đi sai đường. Mỗi niệm cảnh tỉnh, công đức này rất lớn, họ mới không có vọng niệm và ý niệm sai lầm hiện ra, như vậy là được. Phẩm vị của họ thật sự rất cao, vì thế trợ niệm lúc lâm chung đích thực là điều cần thiết. Tự mình có công phu thực sự, như vậy không cần phải nói. Như người thợ hàn đệ tử của Đế Nhàn hòa thượng ông ta không cần vì ông có chân công phu.
Như ở trước chúng ta nói Tu Vô Pháp sư chùa Cực Lạc ở Cáp Nhĩ Tân, cũng không cần điều này. Thầy còn mời vài người đến giúp ông trợ niệm. Đó là gì? Đó là thị hiện làm như vậy để mọi người noi theo, rất tiêu sái! Nguyên nhân trong kinh luận nói rất rõ, bình thường phải buông bỏ, không buông bỏ không được, công phu chính ở chỗ buông bỏ. Thông thường người không buông được, nguyên nhân đều ở chỗ đối với chân tướng sự thật, không hoàn toàn minh bạch. Thấu triệt được chân tướng sự thật như vậy gọi là nhìn thấu. Nhìn thấu chính là đã thấu đạt chân tướng, đã biết. Điều này trong Kinh Kim Cang nói rất hay: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nên ghi nhớ câu này, thường để trong tâm, từng giờ từng phút khởi tác dụng. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, khởi tâm động niệm, câu này có thể kịp thời cảnh tỉnh. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, quý vị thật sự có thể buông bỏ. Nếu không được cảnh tỉnh, nhất định là tùy nghiệp lưu chuyển.
Tùy nghiệp lưu chuyển là gì? Dẫn khởi phiền não của quý vị, vì sao vậy? Vì quý vị có phân biệt, có chấp trước. Phiền não là gì? Dẫn phát thất tình lục dục, tham sân si mạn của quý vị. Dẫn dắt những thứ này ra như vậy là không tốt. Dẫn những thứ này ra gọi là tạo nghiệp luân hồi, quý vị đang lặn ngụp trong luân hồi lục đạo. Nếu cảnh tỉnh từng phút từng giây, quý vị đối với tất cả cảnh giới, thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên đều không quan tâm, không bị nó quấy nhiễu. Trong tâm quý vị khởi lên chính là câu A Di Đà Phật, đây chính là nhất tâm bất loạn. Bình thường có công phu này thì khi vãng sanh nắm chắc hơn. Nắm chắc từ đâu mà có? Nắm chắc là không bị thế gian này lôi cuốn, biết được thế gian này đều là giả, không có điều gì là thật. Vì thế quý vị luôn duy trì tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Quý vị đã duy trì giác chánh tịnh, quý vị bảo trì được thanh tịnh bình đẳng giác mà trên đề kinh nói. Điều này bảo chứng tự mình nhất định được vãng sanh Tịnh độ, lâm chung không cần trợ niệm. Quý vị sẽ ra đi một cách tự tại, một cách tiêu sái.
“Nhân Phật lực gia bị, hành nhân tâm thỉ bất loạn, ư thị thập niệm tương tục, tiện đắc vãng sanh. Cố xưng Tịnh độ vi quả giáo”.
Khác với các Tông phái khác, các tông phái khác là tu nhân chứng quả. Tịnh tông trực tiếp dạy quý vị được quả báo thật là được quả báo không thể nghĩ bàn. Điều này trên mặt lý nói quá rõ ràng.
Quý vị thấy ở trước những gì chúng ta đã học, c người ngũ nghịch thập ác tạo tội nghiệp cực nặng, lâm chung tướng địa ngục hiện tiền, họ rất sợ hãi. Gặp được thiện hữu cảnh tỉnh họ mau mau niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Sau khi họ nghe được lập tức niệm liên tục A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Lúc này tâm họ là chân tâm không có chút vọng tâm nào. Chân tâm niệm Phật công đức không thể nghĩ bàn.
Tuy nhất niệm thập niệm vãng sanh nhưng phẩm vị cao. Cao ở đâu? Họ dùng chân tâm. Ngày ngày chúng ta niệm Phật, một ngày niệm mấy vạn danh hiệu. Chúng ta là vọng tâm, khi niệm Phật xen tạp vọng niệm, không thể sánh được với họ, phẩm vị vãng sanh cao hơn chúng ta. Điều này có đạo lý, người ta dùng chân tâm, tâm chúng ta xen tạp vọng niệm, không thể sánh bằng họ. Nhất niệm của họ chúng ta mười vạn niệm cùng không bằng một niệm của người ta. Dùng tâm không giống nhau, quả báo không tương đồng, nhưng việc này không dễ.
Người suốt đời tạo nhiều ác nghiệp khi lâm chung tướng địa ngục hiện tiền, họ có thể chuyển đổi được chăng? Có, có hạng người này nhưng rất ít. Nếu chuyển đổi được thì thật không thể nghĩ bàn, họ được nâng cao lên rất nhiều. So với người bình thường niệm Phật cầu sanh quả vị cao còn cao hơn. Vì thế chúng ta không thể coi thường người tạo tội nghiệp, biết đâu khi họ vãng sanh, địa vị cao hơn chúng ta, đây là thật.
Chúng ta cũng có thể liên tưởng đến vì sao họ có tình hình này phát sanh? Chắc chắn trong quá khứ đã từng tu Tịnh độ. Trong nhiều đời kiếp căn cơ Tịnh độ của họ rất sâu dày. Trong đời này không gặp được thiện duyên, mà gặp phải ác duyên, đã học hư. Khi lâm chung có người cảnh tỉnh họ, thiện căn đời trước trong A lại da thức liền phát khởi, họ mới có thể làm được. Trong đời trước không có thiện căn sâu dày thì không thể. Vì thế không phải mỗi người tạo nghiệp ác lâm chung đều có thể quay đầu. Thời gian ngắn như vậy, thời gian trong khoảng sát na thật sự đã quay đầu.
Cổ nhân chúng ta thường nói: “lãng tử hồi đầu kim bất hoán”. Người làm ác này khi quay đầu là người rất tốt. Người tốt trong số người tốt, người tốt bình thường không sánh bằng họ. Đây chính là nói “Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, đây là điều có thể, không phải chỉ là lời ví dụ. Tịnh độ đích thực là quả giáo, là pháp môn dùng tha lực. Hoàn toàn dựa vào oai thần 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì.
“Thị dị hành đạo”, dị hành đạo này là so sánh với tám vạn bốn ngàn pháp môn, Tịnh tông là dễ hành. “Thị phổ bị vạn loại chi từ hàng, quân tại thị dã”, “quân tại thị” chính là khi lâm chung xả báo thân được Di Đà từ bi gia hộ, khiến tâm bất loạn chính là chỉ câu này. Như vậy người niệm Phật chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày có ý muốn cầu sanh Tịnh độ mãnh liệt, đối với thế gian này phải lãnh đạm, đối với thế duyên phải vô cùng lãnh đạm, lâm chung mới không có chướng ngại. Đối với thế duyên không buông được, đó là sức mạnh quấy nhiễu rất lớn. Thế duyên là luân chuyển trong luân hồi. Ham muốn vãng sanh mãnh liệt, là sanh Tịnh độ. Nhân tố quyết định có thể vãng sanh hay không là phải chân tín, phải hoằng nguyện, phải đại nguyện cầu sanh.

TinhDoPhapAm