Tuổi Đá Buồn #TĐB (Remake) - Hà Lê | Official Audio

preview_player
Показать описание
Tuổi Đá Buồn #TĐB (Remake) - Hà Lê | Official Audio
#HaLe #TrinhContemporary #SMEVN #NhacTrinh #TrinhCongSon

Sáng tác/Composer: Trịnh Công Sơn
Trình bày/Singer: Hà Lê
Nhà sản xuất âm nhạc/Music Producer: Khắc Hưng

👇 Full album 'Ở Trọ' thuộc dự án 𝐓𝐫𝐢̣𝐧𝐡 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐞𝐦𝐩𝐨𝐫𝐚𝐫𝐲 tại:
#OTro #OT #TrinhContemporary #HaLe #SMEVN

---------------------------------------------------
LYRICS:
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày Chủ Nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn

Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày Chủ Nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn

ĐK:
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ

Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Bay tận cuối trời
---------------------------------------------------
💡 Theo dõi Hà Lê để cập nhật nhanh nhất thông tin về các sản phẩm mới 👇

© Bản quyền thuộc về Sony Music Entertainment Vietnam
© Copyright by Sony Music Entertainment Vietnam ☞ Do not Re-up.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Bài phối buồn nhưng rất đẹp . Giống như nổi niềm man mác của cậu học trò trường Quốc Học đứng trên ban công của trường nhìn ra đường Nguyễn Trường Tộ 1 chiều mưa bay ( đây chính là con đường mà cô gái Diễm trong bài hát " Diễm xưa " hàng ngày đi học về ) . Bản phối đỉnh của đỉnh !!
P/s : Đường Nguyễn Trường Tộ là con đường trải dài từ nhà thờ Phủ Cam qua nhà Trịnh Công Sơn, tòa nhà tổng giám mục Ngô Đình Thục ( anh của tổng thống Ngô Đình Diệm ) và nằm giữa trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng ( trường Đồng Khánh cũ ), kết thúc là đường Lê Lợi bên cạnh bờ Sông Hương ...

longle-cgiz
Автор

Very original…very creative …we love your videos…good luck…

marcusnguyen
Автор

nhiều người nói Hà Lê làm mới nhạc Trịnh. Tôi thấy từ "làm mới" cứ sao sao ấy. Hà Lê Không Làm Mới mà Hà Lê "với chất riêng" cùng với bản phối " tuyệt đỉnh " mở đường riêng" làm "một cõi riêng" cho mình với nhạc Trinh.

huongnguyen-wess
Автор

Mình ko có ý chê các bậc tiền bối, nhạc Trịnh mỗi ca sĩ hát truyền tải khác nhau, tuỳ gu nghe mỗi người. Nhưng đến khi nghe anh Hà Lê hát mình mới thật sự hứng thú nhạc Trịnh (mình biết và có nghe 1 số bài nhạc Trịnh nhưng chưa đủ hứng thú nghe hoài và tìm hiểu sâu). Điển hình như bài này, cảm giác của mình từng nghe là rên quá, thảm quá, buồn quá (mình xin lỗi nếu ý mình khiến nhiều bạn khó chịu), nhưng đến khi nghe anh Hà Lê hát bài này, mình thấy hợp với tai nghe của mình. Cũng buồn, nhưng là 1 kiểu buồn hợp với tai nghe của mình. Hi vọng anh Hà Lê sẽ cho ra đời thêm nhiều sản phẩm từ nhạc Trịnh. Ủng hộ anh!!!

minmacblog
Автор

Có những lúc nghe âm nhạc của anh, tự xúc động khó tả, một cô gái tuổi 30 như em, nhưng khi nghe những bài hát này đều có sự buồn da diết, đôi khi tư lự như đã từng trải những phong ba bão táp cuộc đời.
Em nghĩ âm nhạc là vậy, đều nghe một bài hát nhưng cách cảm nhận, tương tư, tự sự của mỗi người là khác nhau, mỗi người đều vẽ cho mình một màu sắc, nỗi buồn, bức tranh, cảm xúc khác nhau.
E cũng chỉ là một thính giả bình thường nhưng các bạn khác, không có chuyên môn gì để nhận xét về âm nhạc của anh, e chỉ nghe bằng sự vô tư, thoải mái, công bằng nhất của một người nghe nhạc dạo.
Nhưng e rất cảm ơn anh, cách làm mới nhạc Trịnh của anh không làm quá, ko bị gồng, không phá vỡ đi cái đẹp của nhạc Trịnh vốn có, mà lại mang màu sắc cá nhân rất riêng của anh.

lehuyenlehuyen
Автор

Từ ngày nhỏ tí xíu đã nghe nhạc Trịnh vì bố mẹ hay nghe. Đến lúc đi học, chính thức làm việc với âm nhạc TCS, kiếm tiền bằng những lần đi đệm guitar các đêm nhạc Trịnh là năm học lớp 11. Cho đến nay đã U40, đã quá thấm cái chất nhẹ nhàng, lãng đãng của thứ nhạc này. Vậy mà nghe đến những bản remake của Hà Lê, một sự thay đổi hoàn toàn, phá cách nhưng vẫn giữ cái hồn của tác phẩm. Sự cô đơn, tĩnh lặng hiện lên trong bão tố của nhạc phối, của chất giọng liêu trai. Thực sự bị thuyết phục!

dinhlang
Автор

Cảm ơn Hà Lê đã mang đến một làn gió mới thật sống động, thật trẻ trung qua phong cách hát của Hà Lê. Với một giọng hát êm ái nhẹ nhàng sâu lắng, Hà Lê đã thành công trong việc diễn tả được tâm trạng u buồn da diết của bài hát; và vì thế, càng làm rõ nét tương phản của lối hoà âm đầy sáng tạo này. Tôi đã từng nghe Khánh Ly hát bài Tuổi Đá Buồn vào khoảng đầu thập niên 70. Nhạc TCS vào thời điểm đó được/bị xem là nhạc phản chiến đã từng "ru ngủ" cả một thế hệ người miền Nam vào thời bấy giờ. Thích nhất đoạn cuối cùng khi Hà Lê hát: từng "phi..i..ến..nn" mây hồng em mang trên vai... nghe thật "phê" và thật bất ngờ vì nốt nhạc được đẩy lên cao và có hơi kéo dài. Câu kế tiếp là câu chuyển tiếp có giai điệu từ từ lên cao hơn bản nhạc gốc, để rồi đẩy lên một octave cho 3 câu cuối cùng một cách không ngại ngùng:) Đó là điểm nhấn của bản nhạc, dẫn dắt người nghe đến một nơi chốn thật tuyệt vời! Chị thích bài Tuổi Đá Buồn do Hà Lê trình bày.

vuho
Автор

Vũ đạo của anh trong bài Mưa Hồng khiến em cảm thấy sảng khoái, về sự bức bối của xã hội hiện đại toát lên sự điên dại và âm nhạc chất thơ nhẹ nhàng được làm mới để thế hệ trẻ dễ tiếc xúc. cảm ơn anh!

thichmoinau
Автор

Hà lê giỏi lắm cô hay buồn nên ít nhe nhạc nay nhưng thế này thì hay cảm ơn nha

thuanang
Автор

Mỗi nỗi buồn đẹp và miên man, mê mị đến lạ, mỗi lần mình nghe là nó chạm đến tận cũng của cảm xúc ấy, từng nốt, từng lần lên tông là tim mình nhói theo cảm xúc. Nghe một bài hát mà nó da diết và thấm như đọc thư tình người yêu

ThaiNguyen-idiz
Автор

Trời ơi cái đoạn sau đoạn điệp khúc, nghe được tiếng trống, tiềng violin nghe được cả nhiệt huyết của nghệ sĩ đứng sau luôn. Cảm xúc quá

LGn
Автор

Phải nói bài này chú hát quá cuốn và hay. Nếu chỉ nghe những bản cũ thì cảm giác buồn da diết, đến bản này thì có nhịp điệu hơn, .. có gì đó hy vọng, khát khao. Hay quá. Tuổi nào cũng buồn, chỉ được bình yên như khi mẹ ru ngủ, khi có cái ta cần và khi được đáp lại tình yêu.

TranHoangWun
Автор

Là một người nghe nhạc . Em rất thích phong cách của anh . Em chúc anh thật nhiều sức khỏe và sang tạo nhiều hơn nữa anh nhé .

npowercorporation
Автор

Hơn cả tuyệt vời . Hòa Âm lạ và hay

samnangchan
Автор

Đã rất nhiều ng biểu diễn nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng có lẽ chỉ có chú Hà Lê mới mang lại một cảm giác rất đặc biệt cho ng nghe( chí ít là cháu). Kết hợp giữa "cũ" và "mới" nhưng ko hề bị "rời rạc", chất giọng đặc biệt làm bài nhạc lôi cuốn mà vẫn giữ dc nét da diết của bản gốc tác phẩm. Tuyệt quá ạ ❤

dieulinhnguyenle
Автор

This version sounds like the last sadness of youth
Many years ago Tuoi Da Buon was my favorite song. I replayed the version of Khanh Ly singer for (like) a thousand times. Somehow I wanted to play this Trinh's song in my funeral. Khanh Ly's version is as fragile as the last breath.
And this version, is another last thing. Something stuck in quarter-life-crisis. A lot of sympathy. And hurts

thuhuongnhu
Автор

Bài này anh Hà hát nghe thấm theo từng giọt âm thanh, như muốn hòa cùng bài nhạc của anh, 💙💙💙💙

chiphamlinh
Автор

Với cách phối nhạc điện tử nghe bài hát không mênh mang buồn não ruột, cào xé tâm can như nghe bà Khánh Ly hát, mưa vẫn có nhịp buồn riêng của mưa.

Duong_Pham
Автор

Hay và xúc động vô cùng 😢 Nhạc Trịnh và Sài Gòn cứ mênh mang trong tôi. Cảm ơn anh Hà Lê

traly
Автор

Em nghe nhạc Trịnh từ lúc còn nhỏ, càng lớn nghe nhạc Trịnh càng thấy thấm. Và lần đầu biết anh remake nhạc Trịnh là từ bài Mưa Hồng, đây cũng là bài "ruột" của em luôn. Thật sự là không hề thất vọng. Nhạc anh quá đỉnh, quá chất lượng. Em nghe nhạc xưa nhiều nên khá nà khắt khe trong việc nghe những bài remake, nhưng phải công nhận một điều là nhạc anh rất đáng nghe và hy vọng những sản phẩm âm nhạc như thế này được nhiều người biết đến hơn, thành công hơn nữa. Hy vọng trong tương lai anh sẽ có thêm nhiều sản phẩm chất lượng.

trantoainhi
welcome to shbcf.ru