filmov
tv
Bí mật 5 mẹo làm giảm axit dạ dày mà bạn nên biết| BS Đồng Xuân Hà, BV Vinmec Hạ Long

Показать описание
#vinmec #daday #tieuhoa
Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là dạ dày rất phổ biến và đang có xu hướng tăng cao. Trong đó, tăng axit dạ dày là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ người mắc dạ dày. BSCKI Đồng Xuân Hà, Bác sĩ Nội tiêu hoá, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hạ Long cho biết:
“ Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Axit dạ dày có thành phần chính là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 - 4.”
Axit dạ dày được tiết ra bởi các tế bào thành ở đoạn 2⁄3 trên của dạ dày tức là phần thân dạ dày. Axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách tạo độ pH tối ưu cho 2 loại enzyme tiêu hóa là pepsin và lipase dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra bicarbonat (HCO3-) tụy, sát khuẩn, góp phần vào cơ chế đóng - mở tâm vị và môn vị, thủy phân cellulose của rau non,...
Tuy nhiên, axit dạ dày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ không thể duy trì ở mức cân bằng. Nếu dạ dày bài tiết axit quá nhiều hoặc khi sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm thì axit HCl có thể kết hợp với pepsin, phá hủy niêm mạc dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày. Đây chính là vấn đề mà chúng ta quan tâm và tìm hiểu kỹ trong ngày hôm nay. Việc có quá nhiều axit dạ dày sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp vấn đề lớn, mà trước hết bắt đầu từ dạ dày.
Khi axit dạ dày bị sản sinh quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm. Nguyên nhân vì lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dư thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như: Đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...
Những nguyên nhân làm axit dạ dày tăng cao đó là:
- Lạm dụng rượu, bia làm lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày
- Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Căng thẳng thần kinh hiến dạ dày phải co bóp, tiết axit nhiều.
- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng tiết axit, gây nhiều bệnh lý tại dạ dày.
- Hút thuốc lá, chất Nicotin tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây tăng tiết axit dạ dày.
- Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.
5 mẹo giảm axit dạ dày có thể thực hiện ngay:
1. Cắt giảm lượng bia rượu tiêu thụ
2. Cách giảm axit trong dạ dày bằng gừng. Ăn 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày hoặc sử dụng gừng dưới dạng trà để giảm axit dạ dày.
3. Dùng mật ong. Mật ong có tác dụng cân bằng độ PH trong dạ dày. Bạn có thể nuốt trực tiếp một thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút, hoặc dùng 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, uống mỗi ngày 3 cốc nhỏ
4. Bằng nghệ nhờ chứa nhiều curcumin. Bạn lấy 120g bột nghệ vàng trộn lẫn với 60g mật ong. Sau đó, vo viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần mỗi ngày. Dùng ít nhất 10 ngày liên tục.
5. Dùng muối nở (baking soda). Bạn lấy 1 thìa muối nở pha chung với 200ml nước. Dùng thìa khuấy tan hoàn toàn rồi uống, dùng tối đa 4 lần mỗi ngày. Nên uống cách bữa ăn hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng. Tránh dùng ngay sau khi ăn xong.
Một số loại thực phẩm cũng có thể hữu ích trong việc cải thiện tình trạng axit dạ dày cao.
- Các thực phẩm giảm axit dạ dày tốt nhất bao gồm:
- Dưa hấu, tỏi, rau chân vịt, mùi tây, dầu thực vật, rau xà lách, bí đao, các loại hạt,...
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng axit dạ dày như đồ chiên xào, chế biến sẵn, Thịt đỏ, ớt, tiêu đen,..
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là dạ dày rất phổ biến và đang có xu hướng tăng cao. Trong đó, tăng axit dạ dày là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ người mắc dạ dày. BSCKI Đồng Xuân Hà, Bác sĩ Nội tiêu hoá, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hạ Long cho biết:
“ Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Axit dạ dày có thành phần chính là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 - 4.”
Axit dạ dày được tiết ra bởi các tế bào thành ở đoạn 2⁄3 trên của dạ dày tức là phần thân dạ dày. Axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách tạo độ pH tối ưu cho 2 loại enzyme tiêu hóa là pepsin và lipase dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra bicarbonat (HCO3-) tụy, sát khuẩn, góp phần vào cơ chế đóng - mở tâm vị và môn vị, thủy phân cellulose của rau non,...
Tuy nhiên, axit dạ dày, vì nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ không thể duy trì ở mức cân bằng. Nếu dạ dày bài tiết axit quá nhiều hoặc khi sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm thì axit HCl có thể kết hợp với pepsin, phá hủy niêm mạc dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày. Đây chính là vấn đề mà chúng ta quan tâm và tìm hiểu kỹ trong ngày hôm nay. Việc có quá nhiều axit dạ dày sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp vấn đề lớn, mà trước hết bắt đầu từ dạ dày.
Khi axit dạ dày bị sản sinh quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm. Nguyên nhân vì lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dư thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như: Đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...
Những nguyên nhân làm axit dạ dày tăng cao đó là:
- Lạm dụng rượu, bia làm lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây loét, thủng dạ dày, thậm chí dẫn tới ung thư dạ dày
- Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Căng thẳng thần kinh hiến dạ dày phải co bóp, tiết axit nhiều.
- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng tiết axit, gây nhiều bệnh lý tại dạ dày.
- Hút thuốc lá, chất Nicotin tiêu diệt các lợi khuẩn trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây tăng tiết axit dạ dày.
- Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.
5 mẹo giảm axit dạ dày có thể thực hiện ngay:
1. Cắt giảm lượng bia rượu tiêu thụ
2. Cách giảm axit trong dạ dày bằng gừng. Ăn 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày hoặc sử dụng gừng dưới dạng trà để giảm axit dạ dày.
3. Dùng mật ong. Mật ong có tác dụng cân bằng độ PH trong dạ dày. Bạn có thể nuốt trực tiếp một thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút, hoặc dùng 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, uống mỗi ngày 3 cốc nhỏ
4. Bằng nghệ nhờ chứa nhiều curcumin. Bạn lấy 120g bột nghệ vàng trộn lẫn với 60g mật ong. Sau đó, vo viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần mỗi ngày. Dùng ít nhất 10 ngày liên tục.
5. Dùng muối nở (baking soda). Bạn lấy 1 thìa muối nở pha chung với 200ml nước. Dùng thìa khuấy tan hoàn toàn rồi uống, dùng tối đa 4 lần mỗi ngày. Nên uống cách bữa ăn hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng. Tránh dùng ngay sau khi ăn xong.
Một số loại thực phẩm cũng có thể hữu ích trong việc cải thiện tình trạng axit dạ dày cao.
- Các thực phẩm giảm axit dạ dày tốt nhất bao gồm:
- Dưa hấu, tỏi, rau chân vịt, mùi tây, dầu thực vật, rau xà lách, bí đao, các loại hạt,...
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng axit dạ dày như đồ chiên xào, chế biến sẵn, Thịt đỏ, ớt, tiêu đen,..
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии