Tại sao Nhật Bản ngày càng thụt lùi trong lĩnh vực phần mềm?

preview_player
Показать описание
Tại sao Nhật Bản ngày càng thụt lùi trong lĩnh vực phần mềm?

Năm 2023, Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỹ thuật số đáng kể, lên tới 5,5 nghìn tỷ yên, tương đương 37 tỷ USD. Con số này cho thấy Nhật Bản đã nhập khẩu rất nhiều giá trị giấy phép phần mềm, dịch vụ đám mây và các dịch vụ kỹ thuật số khác so với xuất khẩu. Đáng chú ý, mức thâm hụt này đang có xu hướng gia tăng đáng kể, gấp đôi so với con số ghi nhận vào năm 2015. Khi nhắc đến Nhật Bản, người ta thường liên tưởng đến những tên tuổi lừng lẫy trong lĩnh vực sản xuất phần cứng điện tử như Sony, Fujitsu, Hitachi, Panasonic, … Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao họ lại thiếu vắng những ông lớn phần mềm như Microsoft, Oracle hay Adobe? Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến Nhật Bản "đánh mất" ngành công nghiệp phần mềm của mình.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Phải thừa nhận sự thiếu hụt các yếu tố nội tại như nguồn nhân lực, sức sáng tạo... khiến Nhật Bản không thể phát triển trong lĩnh vực phần mềm, nhưng chính phủ và doanh nghiệp Nhật đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực này. Theo mình biết yếu tố lớn nhất là những chính sách kiềm hãm, hạn chế từ Mỹ . Lý do khiến Mỹ làm như vậy là bởi sự trỗi dậy kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản trong mọi lĩnh vực từ sau thế chiến 2, minh chứng dễ thấy là sự thống trị thị trường ô tô trên thế giới như Toyota, Honda, Nissan, Madza...(trong top 10 công ty ô tô lớn nhất thế giới thì đã có 7 công ty của Nhật). Trong thập niên 1980 GDP của Nhật gần bằng với Mỹ. Ngược lại những chính sách đối với Nhật Bản, đó là sự cởi mở, chuyển giao công nghệ cho 2 đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc và Đài Loan. Nên ta mới thấy sự trổi dậy của 2 nước này trong 40 năm trở lại đây. Chính Phủ Nhật, doanh nghiệp Nhật hay là người Nhật không bảo thủ hay ngu ngốc đến mức không nhận ra tiềm năng của các lĩnh vực mới . Nền kinh tế phát triển hay tụt hậu của 1 quốc gia ngày nay bị quyết định bởi Mỹ.

TienNguyenxuan-zh
Автор

ông nào học IT mảng dev cho cty Nhật thì dễ được nhập cư bên đó lắm. Nhưng đa số dev lại ko thích công ty Nhật, làm thì chán, áp lực thì nhiều. Đa số chuộng làm việc cho các công ty EU vs US, AU, CA, NZ vừa làm chơi, rất thoải mái, idea cũng nhiều.

theyourlist
Автор

Cái gì cũng có thời hoàng kim của nó, Nhật tỏa sáng từ thập niên 40 đến giữa thập niên 80 thì bắt đầu thoái trào do 1 phần chuyển hướng sản xuất linh kiện ở nước ngoài (TQ) và giới trẻ ít có tư duy sáng tạo đổi mới để theo kịp thị trường.

NguyenTran-gvsr
Автор

Thực ra xu hướng các quốc gia đã phát triển thì họ sẽ ưu tiên oursourcing những công việc sử dụng nhiều lao động với chi phí thấp sang các nước kém phát triển hơn. Họ sẽ chỉ ưu tiên làm những công việc như quản lý và thiết kế. Đơn cử Fujitsu và Hitachi là 2 khách hàng lớn của công ty tôi từ gần 10 năm nay. Với hơn 500 nhân viên từ VN làm việc cho họ trong các project mà Senior Manager là người Nhật quản lý.

tommythuyen
Автор

Văn hóa Nhật bản là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngành phần mềm khi họ trọng người lớn tuổi có thâm niên, chèn ép và ít đầu tư vào người trẻ tuổi. Trong khi các sinh viên Mỹ 18-25 tuổi mới là người tạo ra những để chế công nghệ Google, FB, và Microsoft.

NhatNguyen-lxnw
Автор

Đến hệ thống web của toàn bộ đại học quốc lập của nó do fujistu cung cấp mà còn dùng giao thức từ những năm đầu 2k thì hy vọng gì vào cái tin học của nó, nhiều hệ thống còn phải cải lùi để tiết kiệm chi phí nữa là

maiyeuvietnamquehuongtoi
Автор

outsource cho các cty Nhật sẽ thấy họ rất cứng nhắc và đi sau rất nhiều so với thị trường âu mĩ.

ngocphuocnguyen
Автор

Mảng phần mềm có vẻ như người Nhật tập trung nhân tài hết vào lĩnh vực video games hơn là lĩnh vực ứng dụng phục vụ công việc. Bằng chứng là các hãng phát triển game của Nhật các năm gần thường xuyên giành giải danh hiêu trò chơi của năm .

binhvoangphuong
Автор

ad làm video về ngành công nghiệp PHẦN MỀM ở VIỆT NAM đi, việt nam đang đứng ở đâu trên bản đồ phần mềm thế giới.

NguyenTien-sunw
Автор

Mới đây thì Nhật cũng mới vừa bỏ dùng đĩa mềm, nói chung thì về lĩnh vực phần mềm và có thể là phần cứng thì Nhật quá lạc hậu so với Mỹ và Trung.

Автор

Dịch lại từ kênh khác sao ko để credit vậy?

nccnm
Автор

Người Nhật, kiên trì khiêm tốn rất đáng khâm phục. Nhưng theo tôi họ làm việc nặng nề và không năng động, theo phong cách word/excel. Tôi mà nghe tới word/excel là tay chân bủn rủn. Với lại dân số già.

thuannguyen-thai
Автор

Nhật chỉ biết copy rồi bán với giá rẻ thôi, mà dễ copy nhất là nghành cơ khí và điện tử, sau này Trung Quốc và Hàn Quốc cũng học theo như vậy nên Nhật mới mất lợi thế, Người Nhật chưa bao giờ tiên phong trong lĩnh vực phần mềm cả.

HAUTRAN-lewc
Автор

Họ phát triển công nghệ lõi thôi, họ ko lùi đâu

KokoKoko-hzcd
Автор

tại vì nước nào cũng có lúc mạnh lúc suy k nước nào độc tôn mãi mãi kệ cả Mỹ sau nay sẽ có nước nào đó vượt mặt

nguyenty
Автор

Mình đang làm phần mềm tại Nhật bản, nhiều phần mềm họ thiết kế rất là xàm lông, ko bắt kịp thời đại, tính năng và thao tác cực kỳ lằng nhằng :]]

ptdung
Автор

Dân số già hết rồi, chậm chạp, bảo thủ.... xã hội nhật, chế độ nhật bản dần dần trôi dạt thành một chế độ thất bại trong 200 năm nữa...

inhkiennguyen
Автор

thực ra người Nhật họ cũng không được giỏi về phần mềm lắm nên họ kém hơn Mỹ là phải… cái này nó thuộc về kĩ thuật lập trình không phải ai cũng làm được

HoaNguyen-cvgi
Автор

Nói Nhật kém phần mềm thì toàn mấy thằng ngoài ngành. Nói nhật bảo thủ cũng đúng, nhưng nó không có cái nhìn bao quát. Người Nhật giỏi sử dụng tài nguyên nguồn lực. Nhưng hiện tại thì nó đã cạn, buộc phải nhập khẩu. Dĩ nhiên là cả chất xám. Nên mấy cái src như cái hố xí trung cổ là vì lý do này đây. Còn nhìn chung về học thuật thì Nhật vân là top đầu. Các dự án hàng đầu đều có dấu răng của kỹ sư Nhật. Và các cty Nhật cạnh tranh cực căng, gần như k tồn tại độc quyền, k đủ lực để tạo thành faang như mẽo.

nonenone
Автор

Vấn đề là tại sao cần mấy ông lớn như MS? Google? Họ vẫn sống tốt ko có mấy thằng này thì cần gì?

bangnl