filmov
tv
Nguyễn Phước tộc đòi phía Pháp hủy đấu giá ấn vàng Minh Mạng | VOA Tiếng Việt
Показать описание
Đại diện dòng dõi Nhà Nguyễn ở Việt Nam vừa có thư kháng nghị gửi đến hãng đấu giá Millon của Pháp để phản đối hãng này sắp bán đấu giá hai món đồ vật ngự dụng, trong đó có chiếc ấn vàng của vua Minh Mạng, và yêu cầu họ hủy phiên đấu giá.
Trong lúc này, tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đã lên tiếng đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp đưa chiếc ấn vốn được xem là quốc bảo của Việt Nam này về nước.
Ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ được vua Minh Mạng cho đúc bằng vàng ròng vào năm 1823 là bảo vật truyền quốc được truyền qua các đời vua Nguyễn cho đến Bảo Đại. Nó sẽ được Millon đưa ra bán đấu giá vào ngày 31/10 tới tại Paris với giá khởi điểm là từ 2 đến 3 triệu euro, tương đương từ 48 đến 72 tỉ đồng tiền Việt Nam.
Thư kháng nghị do ông Nguyễn Phước Bửu Nam, chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam, gửi đi từ Huế vào ngày 26/10 đến ông Jean Gauchet, giám định viên cổ vật Á châu của hãng Millon, tờ Người Lao Động đưa tin.
Nội dung lá thư này mà VOA nhìn thấy được lập luận rằng ‘ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ là quốc bảo truyền đời của các vua Nguyễn được ghi vào sử sách’ nên Nguyễn Phước tộc ‘rất ngạc nhiên khi quốc bảo Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường’.
Chiếc ấn này đã được cựu hoàng Bảo Đại viết di chúc để lại cho người vợ sau cùng của ông là bà Monique Baudot sau khi ông qua đời vào năm 1997. Bà Baudot qua đời vào năm 2021. Một năm sau, chiếc kim ấn bị mang ra bán đấu giá.
Mặc dù vậy, Nguyễn Phước tộc bày tỏ nghi ngờ về quyền chuyển nhượng của cựu hoàng Bảo Đại. “Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân Đức Vua Bảo Đại đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào,” thư kháng nghị viết.
Theo Nguyễn Phước tộc thì việc thừa kế và đấu giá các bảo vật này không có cơ sở pháp lý vững chắc nên họ yêu cầu hãng Millon hủy bỏ cuộc đấu giá trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra.
Khi chế độ quân chủ Việt Nam cáo chung hồi tháng 8 năm 1945, chiếc ấn vàng này cùng với thanh bảo kiếm của Vua Khải Định là hai tín vật mà Bảo Đại đã trao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị tại Ngọ Môn, Huế.
Kể từ đó, nó đã trải qua hành trình dài lưu lạc: bị Việt Minh chôn giấu ở ngoại thành Hà Nội nhưng lại bị người Pháp tìm thấy được vào năm 1946 rồi sau đó bàn giao lại cho Thái hậu Từ Cung vào năm 1952. Đến năm 1953, bảo vật được mang sang Pháp cho Bảo Đại nhưng lại giao cho Hoàng hậu Nam Phương cất giữ. Đến khi bà Nam Phương qua đời thì nảy sinh tranh chấp và kiện cáo giữa Bảo Đại và Thái tử Bảo Long. Cuối cùng Bảo Đại được trao quyền sở hữu chiếc ấn cho đến khi ông qua đời, theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên Cứu và Phát Triển Di Sản Văn Hóa Huế, với VOA.
Trong một cuộc phỏng vấn với bao Lao Động, ông Nguyễn Phước Bửu Nam kể lại rằng bà Monique Baudot từng ngỏ ý với ông Phan Thanh Hải, giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Thừa Thiên-Huế, sẽ trao lại kim ấn cho Nhà nước Việt Nam với các điều kiện là hồi hương hài cốt Bảo Đại và xây lăng mộ tương xứng, trả cho bà một khoản tiền để bà mang ấn về Việt Nam và giao cho bà cung An Định ở Huế. Những điều kiện bà đưa ra ‘quá phức tạp’ nên chính quyền Việt Nam không chấp nhận, ông Nam cho biết.
Tại diễn đàn Quốc hội vào ngày 27/10, đại biểu tỉnh Thừa Thiên-Huế Lê Thanh Hải yêu cầu các bộ ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ làm sao để dừng cuộc đấu giá và có cách hồi hương bảo vật quốc gia.
“Theo tôi được biết, bảo vật quốc gia của bất kỳ quốc gia nào đều bị cấm chuyển nhượng, kể cả bán đấu giá công khai. Ấn Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia, vì vậy, người giữ ấn và tổ chức đem ra đấu giá đều là bất hợp pháp,” ông Hải được tờ Người Lao Động dẫn lời nói.
Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch cũng đã có công văn nhờ Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán ở Pháp làm việc trực tiếp Millon để xác minh nguồn gốc và tính hợp pháp của cổ vật, yêu cầu họ ngừng đấu giá vào thăm dò khả năng họ cho Việt Nam mua lại với giá thấp hơn, báo chí trong nước đưa tin.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Trong lúc này, tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đã lên tiếng đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp đưa chiếc ấn vốn được xem là quốc bảo của Việt Nam này về nước.
Ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ được vua Minh Mạng cho đúc bằng vàng ròng vào năm 1823 là bảo vật truyền quốc được truyền qua các đời vua Nguyễn cho đến Bảo Đại. Nó sẽ được Millon đưa ra bán đấu giá vào ngày 31/10 tới tại Paris với giá khởi điểm là từ 2 đến 3 triệu euro, tương đương từ 48 đến 72 tỉ đồng tiền Việt Nam.
Thư kháng nghị do ông Nguyễn Phước Bửu Nam, chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam, gửi đi từ Huế vào ngày 26/10 đến ông Jean Gauchet, giám định viên cổ vật Á châu của hãng Millon, tờ Người Lao Động đưa tin.
Nội dung lá thư này mà VOA nhìn thấy được lập luận rằng ‘ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ là quốc bảo truyền đời của các vua Nguyễn được ghi vào sử sách’ nên Nguyễn Phước tộc ‘rất ngạc nhiên khi quốc bảo Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường’.
Chiếc ấn này đã được cựu hoàng Bảo Đại viết di chúc để lại cho người vợ sau cùng của ông là bà Monique Baudot sau khi ông qua đời vào năm 1997. Bà Baudot qua đời vào năm 2021. Một năm sau, chiếc kim ấn bị mang ra bán đấu giá.
Mặc dù vậy, Nguyễn Phước tộc bày tỏ nghi ngờ về quyền chuyển nhượng của cựu hoàng Bảo Đại. “Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân Đức Vua Bảo Đại đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào,” thư kháng nghị viết.
Theo Nguyễn Phước tộc thì việc thừa kế và đấu giá các bảo vật này không có cơ sở pháp lý vững chắc nên họ yêu cầu hãng Millon hủy bỏ cuộc đấu giá trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra.
Khi chế độ quân chủ Việt Nam cáo chung hồi tháng 8 năm 1945, chiếc ấn vàng này cùng với thanh bảo kiếm của Vua Khải Định là hai tín vật mà Bảo Đại đã trao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị tại Ngọ Môn, Huế.
Kể từ đó, nó đã trải qua hành trình dài lưu lạc: bị Việt Minh chôn giấu ở ngoại thành Hà Nội nhưng lại bị người Pháp tìm thấy được vào năm 1946 rồi sau đó bàn giao lại cho Thái hậu Từ Cung vào năm 1952. Đến năm 1953, bảo vật được mang sang Pháp cho Bảo Đại nhưng lại giao cho Hoàng hậu Nam Phương cất giữ. Đến khi bà Nam Phương qua đời thì nảy sinh tranh chấp và kiện cáo giữa Bảo Đại và Thái tử Bảo Long. Cuối cùng Bảo Đại được trao quyền sở hữu chiếc ấn cho đến khi ông qua đời, theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên Cứu và Phát Triển Di Sản Văn Hóa Huế, với VOA.
Trong một cuộc phỏng vấn với bao Lao Động, ông Nguyễn Phước Bửu Nam kể lại rằng bà Monique Baudot từng ngỏ ý với ông Phan Thanh Hải, giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Thừa Thiên-Huế, sẽ trao lại kim ấn cho Nhà nước Việt Nam với các điều kiện là hồi hương hài cốt Bảo Đại và xây lăng mộ tương xứng, trả cho bà một khoản tiền để bà mang ấn về Việt Nam và giao cho bà cung An Định ở Huế. Những điều kiện bà đưa ra ‘quá phức tạp’ nên chính quyền Việt Nam không chấp nhận, ông Nam cho biết.
Tại diễn đàn Quốc hội vào ngày 27/10, đại biểu tỉnh Thừa Thiên-Huế Lê Thanh Hải yêu cầu các bộ ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ làm sao để dừng cuộc đấu giá và có cách hồi hương bảo vật quốc gia.
“Theo tôi được biết, bảo vật quốc gia của bất kỳ quốc gia nào đều bị cấm chuyển nhượng, kể cả bán đấu giá công khai. Ấn Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia, vì vậy, người giữ ấn và tổ chức đem ra đấu giá đều là bất hợp pháp,” ông Hải được tờ Người Lao Động dẫn lời nói.
Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch cũng đã có công văn nhờ Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán ở Pháp làm việc trực tiếp Millon để xác minh nguồn gốc và tính hợp pháp của cổ vật, yêu cầu họ ngừng đấu giá vào thăm dò khả năng họ cho Việt Nam mua lại với giá thấp hơn, báo chí trong nước đưa tin.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Комментарии