Sông Cửu Long hiện nay còn bao nhiêu cửa?

preview_player
Показать описание
Thủy trình của dòng sông.
Sông Mekong sau khi vượt qua lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục chảy qua nhiều vùng đồi núi và chủ yếu chỉ có 1 dòng chính, cứ như vậy băng qua biên giới Thái Lào và đổ vào Campuchia. Khi tới Phnom Penh chúng ta mới thấy sự phân nhánh rõ rệt đầu tiên. Vì thế Phnom Penh được gọi là thành phố Ngã tư sông. Ngã tư Phnom Pênh chứng kiến một chế độ thủy văn phức tạp. Chúng ta thấy ở đây, dòng sông được đánh dấu màu tím là sông Tole Sap, sông sẽ thay đổi hướng chảy sáu tháng một lần, vào mùa mưa sông chảy theo hướng Đông Nam Tây Bắc và hình thành một túi nước lớn xung quanh biển hồ Tole Sap, vào mùa khô lượng nước trên lại đổ ngược lại về sông Mekong. Từ điểm này hình thành nên hai nhánh chảy theo hướng nam đông nam tiến về biên giới Việt Nam. Nhánh lớn hơn phía trên tiếp tục mang tên sông Mekong, nhánh nhỏ hơn có tên bassac. Khi vào địa phận Việt Nam sông tiếp tục đổi thành hướng Đông Nam chảy ra biển đông qua 9 cửa. Lúc này sông có tên mới là sông Cửu Long với hai nhánh lớn là sông Tiền và Sông Hậu.
Theo những lược đồ xưa cũng như bản đồ được in trong Atlas địa lý Việt Nam, sông cửu long gồm 9 cửa từ trên xuống dưới như sau cửa Tiểu Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc và Tranh Đề. Chúng ta sẽ còn bàn về tên gọi ở trong phần chi tiết.
Tôi đã nghiên cứu một hướng đi để làm sao chúng ta dễ tìm hiểu nhất nên tôi quyết định đi từ các cửa Sông Hậu ngược lên sông Tiền. Sông Hậu càng phía hạ nguồn càng mở rộng tuy nhiên không có sự phân nhánh rõ rệt ngoại trừ hình thành nên các cù lao trên hành trình của mình. Từ đây sông chia làm hai dòng nhỏ đều mang tên sông Hậu. Theo bản đồ Nam Kỳ năm 1878 của Pháp chúng ta thấy khu vực này có ba cửa từ dưới lên là Trần Đề, Ba Thắc hoặc bassac và Định An. Trong dân gian nhiều khi người ta gọi sông hậu là Bắt Xắc vậy mới có câu hát là Em về đi qua bến Bắc, Nhớ dòng sông sâu bát sắc. Làng em chất phát thật thà. Đây là sông Bắc Xắc và đây bến Bắc Đại Ngãi. Bắc là phà trong phương ngữ Nam Bộ. Đại Ngãi (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cùng với Cầu Quan (huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh) là hai điểm dân cư lớn nằm ở hai bên bờ sông này. Đây là nhánh sông trước khi đổ ra cửa Trần Đề, hay Tranh Đề đây là một trong những cửa lớn của sông cửu long. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa tên cửa này có nhiều dị biệt là do sai sót trong in ấn ban đầu tên là Trấn Di sau bị in sai lạc thành Trần Đề và Tranh Đề. Lật lại lịch sử năm 1739, từ Hà Tiên nhà mạc tiến về phía sông Hậu, lập thêm bốn đạo, đặt tên là Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Giang và Trấn Di. Trong đó, Trấn Di thuộc đất Bassac, nguyên chữ Hán là 鎮夷. Do các sách in thời Nguyễn sắp chữ in nhầm thành 塡荑, vừa đọc là trấn di vừa đọc là trần đề do hiện tượng đồng âm trong chữ hán. Khi người Pháp đến Việt Nam ghi âm theo cách đọc của họ, trại ra thành Tranh Đề hay Trần Đề. Hiện nay tôi không biết chính xác tên gọi của cửa này là gì. Nhưng bờ đông cửa này là xã An Thạnh Nam huyện Cù Lao Dung và bờ Tây là thị trấn Trần Đề huyện Trần Đề cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng
Phần này nói nhiều quá, thôi, Tiếp theo chúng ta đến cửa Định An, đây là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Càng về cuối nguồn thì sóng càng lớn do ảnh hưởng mạnh của thủy triều và gió biển. Thời tiết lúc này cũng khá là xấu. Định An được đặt tên theo một điểm dân cư ở bờ phía bắc cửa sông này, không biết tên cửa sông có trước hay điểm dân cư này có trước. Định An hiện nay là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Trà Cú, là một trung tâm nghề cá của tỉnh Trà Vinh.
Các bạn có để ý chúng ta đã bỏ sót 1 cửa hay không, đó là cửa Ba Thắc hay Bassac. Rõ ràng chúng ta thấy bản đồ năm 1878 thì họ vẽ cửa sông này rất rộng, rộng hơn hai cửa Trần Đề và Định An. Của Ba Thắc chia cù lao dung thành hai phần. Tuy nhiên dấu tích của cửa này gần như bằng 0, ở đây người dân nuôi tôm trồng sả và các loại cây chịu hạn hình thành nên những cánh đông liền mạch, trên thực tế không thể tìm thấy cửa sông này. Ở đây chúng ta xem qua bản đồ vệ tinh phía Đông của huyện Cù Lao Dung không hề có một cửa nào ở đây. cửa sông Ba Thắc trong truyền thuyết. Đây là hiện tượng biến đổi dòng chảy khá phổ biến trong quá trình vận động của các dòng sông trên thế giới. Ở đây có thể dòng sông ở giữa hai dòng lớn hơn nên tốc độ dòng chảy chậm dẫn đến lắng động phù sa hàng trăm năm ở khu vực cửa sông làm dòng sông lệch hướng chảy về phía Nam. Tuy nhiên điều này cần những nghiên cứu bài bản.
Tiếp theo ngược lên hai cửa Cung Hầu và Cổ Chiên. Ở đây là thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh bên kia là huyện Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre. Trong lúc này trời chuyển tối và mưa bão chúng ta đợi xíu. Trong lúc đợi sáng và trời chuyển tốt lên chúng ta cùng xem hành trình hình thành nên hai cửa sông này. Khi sông tiền chảy qua một khu vực khá hẹp mà người ta chọn làm nơi xây cầu Mỹ Thuận thì dòng sông dần phân thành hai nhánh và ôm lấy cù lao An Bình. Một nhánh gần như chảy theo hướng Đông tiếp tục mang tên sông Tiền, nhánh còn lại chảy theo hướng Đông Nam tiến về phía biển. sông Cổ Chiên.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

CHÍN RỒNG
Sưu tầm thực tiễn địa danh
Công phu kiến thức để dành người sau
Cội nguồn tên trước tên sau
Thật là thú vị khi vào trang tin
Người mình cần hiểu nước mình
Bài ôn Sử - Địa đầy tình quê hương.

Cảm ơn bạn làm Clip này công phu và chính xác.

vansutran
Автор

Clip rất hay, không khác gì một đề tài khoa học giảng dạy bên Mỹ . Mình họa hình ảnh rõ ràng và mạch lạc, âm giọng thuyết minh lôi cuốn kèm tí xíu hài hước vui . Thanks a lot.

hoangdang
Автор

....Hò... hơ... Sông Cửu Long ra Biển Đông bằng chín cửa. Xót thương người một thuở xa quê. Gió chiều lay động cành tre. Người đi xin nhớ...người đi xin nhớ làng quê.... Đợi chờ... ( Bài Tân cổ KHÚC CA DUYÊN LÀNH ) hay quá nghe hoài không biết chán...

thongnhat
Автор

CLIP RẤT TUYỆT VỜI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VÀ RẤT SINH ĐỘNG, CHÂN THẬT, HỮU ÍCH VÀ HẤP DẪN VỀ CÁC QUỐC GIA, các thành phố trên thế giới và Việt Nam! Youtuber DƯƠNG ĐỊA LÝ không biết xuất thân từ đâu, học vấn, bằng cấp, nghề nghiệp chuyên môn gì và kinh doanh hay giảng dạy ở đâu, nhưng những lời thuyết minh, giới thiệu của anh thì vô cùng tuyệt vời: sinh động, hấp dẫn, dể hiểu, như một giáo sư uyên bác đang giảng dạy cho học trò, hoặc nhà hùng biện đang thao thso trước công chúng! Dương Địa Lý quả thật rất chuyên nghiệp và bài bản, rất xứng đáng là chuyên gia cung cấp kiến thức tổng hợp và hữu ích để giúp thanh thiếu niên và mọi người trao dồi kiến thức đa dạng về mọi vấn đề của cuộc sống và tôi xin vô cùng cám ơn bạn đã rất công phu và chuyên nghiệp làm được nhiều Clip rất hữu ích và thú vị thế này! Rất ngưỡng mộ, kính phục và cám ơn bạn!

TRANCANTHO
Автор

Em học lớp 8, nhờ kiến thức từ video này của anh mà em đứng phát biểu được thầy địa khen quá trời

TriNguyen-vpuh
Автор

Chương trình nầy rất hữu ích cho thế hệ trẻ sao nầy.
Cảm ơn bạn

thommy.
Автор

tôi thích bạn là ngươi việt nam luôn muốn biết địa lí đất nước mình tim hiểu nhửng com sông
Nhửng dòng chảy mà chi tiết từng đoạn quá tài tịnh .tôi nghỉ chắc ban rất yêu quê hương đất nước
Chúc bạn luôn vui khỏe để tìm tòi và phát triển chào thân ái

vothingoctram
Автор

Rất lý thú ....lời giải thích rất tự nhiên, rõ ràng và chính xác làm tăng giá trị của tài liệu tham khảo...Thành thật cám ơn

mauricetran
Автор

Rat cam on kenh da mang kien thuc cho the he tre sau nay tim hieu dia ly wue huong viet nam❤

Đôlinh-pn
Автор

Cảm ơn bạn Dương đã cho một bài học rất tốt về Sông Mekong!!

BinhNguyen-ridy
Автор

Video đầu tư và vốn hiểu biết nhiều nhất từng thấy. Chúc bạn cùng kênh nhanh chóng phát triển

lethaihoa
Автор

Cám ơn bạn có sự tìm hiểu rồi lên bài cho mọi người hiểu thêm về địa lý Tổ quốc mình…. Mong được xem nhiều bài bổ ích như thế này…

ngocnguyen-cmwd
Автор

Cám ơn bạn đã cung cấp cho người xem nhiều kiến thức địa lý của dong sông cửu long.

traipham
Автор

Tôi rất rất tháng phục, bạn đã công phu nghiên cứu để quay video này

haluom
Автор

Đang định cmt video của VTV :"Những chiêu trò câu view trên mạng xã hội"
Định lấy tên Idol cho những kênh kiến thức thì thấy Dương ra vdeo
Bỏ VTV đi vào like rồi xem luôn :))

vuquangminh
Автор

Dương Địa Lý làm chương trinh rất hay, có ý nghĩa, bổ dưỡng kiến thức.

CongNguyen-eypr
Автор

A làm san phẩm rất có đâu tư và kiến thức nghiên cứu thật sâu sắc

vankanguyen
Автор

Người đọc rất rỏ và vui chúc em nhiều sức khõe bình an

letrinhtruong
Автор

Binh luan hay dien giai ngan gon de hieu
Cam on ban❤

haohaomi
Автор

Chào Dương, mong là sẽ có 1 bài làm về hệ thống sông Đồng Nai nhé - hệ thống sông nội địa lớn nhất của Việt Nam mình.

nguyentankhoa