filmov
tv
Ni Sư Thuần Tuệ - Pháp Thoại 'Thấy Biết Như Thật' - Ngày 06.08.2023 - Trung Tâm Thiện Đức
Показать описание
Ni sư Thích nữ Thuần Tuệ (Trú trì Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, CA) chia sẻ bài Pháp thoại với chủ đề "Thấy Biết Như Thật" vào sáng ngày 6 tháng 8, 2023, tại Trung tâm Thiện Đức, trong Khoá Tu Mùa Hè, 4-6 tháng 8, 2023.
- Hoà thượng Viên Minh có bài kệ đơn giản mà nếu mình thực hành sẽ đưa tới cái thấy biết như thật:
Nói, làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn, chú tâm
Lắng nghe, quan sát rõ
Đến, đi pháp lặng thầm
- Khi nổi sân hay tham thì khó thận trọng trong lời nói & hành động, và nếu thận trọng thì đỡ phải ân hận. Nên trải nghiệm và chiêm nghiệm sự trọn vẹn (càng ít bị dính mắc bên ngoài bao nhiêu thì càng trọn vẹn bấy nhiêu). Chú tâm là không tán tâm chứ không phải là tập trung… Đến, đi pháp lặng thầm là chỗ thấy biết như thật, mà khi thực hành được 3 câu trên thì mới thấy được “đến, đi pháp lặng thầm” hay thấy biết như thật… Thấy biết như thật là thực sự tiếp xúc với cái mình đang tiếp xúc, từ đó mới có khả năng hiểu, rồi mới thông cảm & thương được.
- Thế giới mình gói gọn 3 thứ: Thân (khi còn trẻ thì hướng ra cảnh duyên nhiều hơn và dễ bị gạt, bị cuốn trong đó), tâm và cảnh. Mình sinh hoạt và bị cuốn trong cảnh duyên mà mình chưa từng quan sát, và mình có thực sự hiểu biết nó như thật hay không?
- Đức Phật nói thế gian này là trống rỗng. Cả vũ trụ chúng ta đang sống được hình thành từ những hạt ảo/quark (1 thành phần cơ bản của vật chất). Thấy biết như thật là mình xem lại thân này chỉ như một khối mà nó là tập hợp các thành phần như vậy giống như một cái máy gọi là cơ thể; tuy nhiên mình chấp thân và chấp cảnh. Đức Phật nói thân chỉ là đất-nước-lửa-gió nên khi chết thì trả lại cho tứ đại. Nếu thường quán chiếu thân này là một mớ xương thịt gân cốt, đất-nước-lửa-gió kết hợp với nhau thì tự nhiên mình sẽ bớt chấp thân, và mình tin nhân quả thì đỡ sợ, sẽ thấy hạnh phúc hơn. Nhận lầm những suy nghĩ, tâm tình… (thấy cái tướng của những cái tưởng còn rớt lại) là tâm chân thật của mình và chạy theo nó (lầm nhận giặc làm con). Thấy biết như thật là mình nhận ra đó chỉ là cái bóng rớt lại mà thôi. Cảnh, thân, vọng tâm đều là tạm, vậy thì cái gì là thật?
- Ni Sư chia sẻ về bà Tiến sĩ Jill Bolte Taylor’s Stroke of Insight (Cơn Đột Quỵ Khai Sáng). Bán cầu não trái là vể ngôn ngữ, suy nghĩ, phân tích…; còn bán cầu não phải thì thấy biết như thật, thấy nghe cảm nhận trực tiếp không qua ngôn ngữ nhưng bị bán cầu não trái bóp méo. Bà bị stroke và máu đổ ra hết bán cầu trái khiến não trái không hoạt động được nữa, và bà cảm nhận thế giới hoàn toàn khác lạ. Khi thiền thì ngưng sự hoạt động của não trái, và họ thuần tuý với hơi thở và thấy biết như thật (không qua sự bóp méo cũa Biến kế sở chấp). Não phải thấy nó như là năng lượng thôi, còn não trái thấy nó có một cái ta. Khi ngồi thiền thì não phải hoạt động, bớt vọng tưởng, và nó kết nối với con người, vũ trụ, đó là năng lượng…
- Khi vừa thức giấc, hít thở 3 hơi để kích hoạt não phải, ngồi dậy 1 phút để đủ máu được đưa lên não, rồi hãy đứng lên và thường để ý hơi thở trong ngày, thì thấy mình trầm tĩnh, tỉnh táo hơn… Bớt tin vào những suy nghĩ của mình, dần dà nhận hiểu vấn đề 1 cách trung thực hơn (clear mind)…
- Ta tiếp xúc với thế giới qua 5 giác quan và phát sinh 5 thức đầu (gọi là tiền ngũ thức). Thức thứ 6 là ý thức bị lèo lái bởi thức thứ 7. Thức thứ 7 thì chấp ngã (mạt-na-thức). Thứ thứ 8 là tàng thức chứa tất cả các hạt giống. Tất cả những tâm tình rất là tạm, thay đổi không cố định, nhưng mà mình thì luôn muốn giữ các trạng thái tốt đẹp như ý mình thành ra mình khổ và không thấy biết như thật…
- 5 thức đầu rất gần với sự thấy biết như thật. Ý thức lấy kinh nghiệm cũ phủ lên trên cái mới. Tâm thể là tánh biết sẵn có không sinh không diệt. Khi không còn vọng tưởng và chấp ngã nữa thì các thức thành là các trí (trí tuệ):
*5 thức đầu là Thành sở tác trí
* Ý thức là Diệu quan sát trí
* Mạt-na-thức là Bình đẳng tánh trí
* Tàng thức là Đại viên cảnh trí
- Mặt hồ có con chim ngạn bay qua
Bóng chim ngạn có trong nước (ảnh hiện)
Khi chim ngạn bay rồi
Nước không lưu bóng
Con chim ngạn không cố ý để lại hình
Nước không có tâm muốn giữ cái bóng
- Đại viên cảnh trí là cái rốt ráo của một người tu thành tựu, tức là cái tâm thể sáng ngời, cái biết luôn có mặt và soi chiếu mọi sự vật không lầm mà cũng không lưu bóng.
- Tâm ý luôn muốn mọi việc theo ý mình, mà chính cái đó phá hỏng sự an vui, hạnh phúc nơi mình. Khi một tâm ý như vậy khởi lên thì mình chỉ thấy biết thôi, chứ đừng bắt mình như thế này hay thế nọ, thì mình đỡ phản ứng, ít va chạm và sẽ dần dà thấy như thị, nhận ra cái chân thật nơi mình (tâm thể), từ đó đời sống mình tự có sự thăng bằng, trí tuệ, an vui. Thấy các pháp như thật trong sự vận hành của nó. Thức thứ 7 sinh chuyện gồm có ngã ái, ngã mạn, ngã kiến và ngã si nên đừng nghe lời thức thứ 7. Ta luôn có cái “rõ ràng thường biết trong phút hiện tại” nhưng ta bỏ quên, mà nó chính là nguồn gốc của sự an vui, trí tuệ, từ bi mà đức Phật đã chỉ ra cho ta.
- Hoà thượng Viên Minh có bài kệ đơn giản mà nếu mình thực hành sẽ đưa tới cái thấy biết như thật:
Nói, làm thường thận trọng
Luôn trọn vẹn, chú tâm
Lắng nghe, quan sát rõ
Đến, đi pháp lặng thầm
- Khi nổi sân hay tham thì khó thận trọng trong lời nói & hành động, và nếu thận trọng thì đỡ phải ân hận. Nên trải nghiệm và chiêm nghiệm sự trọn vẹn (càng ít bị dính mắc bên ngoài bao nhiêu thì càng trọn vẹn bấy nhiêu). Chú tâm là không tán tâm chứ không phải là tập trung… Đến, đi pháp lặng thầm là chỗ thấy biết như thật, mà khi thực hành được 3 câu trên thì mới thấy được “đến, đi pháp lặng thầm” hay thấy biết như thật… Thấy biết như thật là thực sự tiếp xúc với cái mình đang tiếp xúc, từ đó mới có khả năng hiểu, rồi mới thông cảm & thương được.
- Thế giới mình gói gọn 3 thứ: Thân (khi còn trẻ thì hướng ra cảnh duyên nhiều hơn và dễ bị gạt, bị cuốn trong đó), tâm và cảnh. Mình sinh hoạt và bị cuốn trong cảnh duyên mà mình chưa từng quan sát, và mình có thực sự hiểu biết nó như thật hay không?
- Đức Phật nói thế gian này là trống rỗng. Cả vũ trụ chúng ta đang sống được hình thành từ những hạt ảo/quark (1 thành phần cơ bản của vật chất). Thấy biết như thật là mình xem lại thân này chỉ như một khối mà nó là tập hợp các thành phần như vậy giống như một cái máy gọi là cơ thể; tuy nhiên mình chấp thân và chấp cảnh. Đức Phật nói thân chỉ là đất-nước-lửa-gió nên khi chết thì trả lại cho tứ đại. Nếu thường quán chiếu thân này là một mớ xương thịt gân cốt, đất-nước-lửa-gió kết hợp với nhau thì tự nhiên mình sẽ bớt chấp thân, và mình tin nhân quả thì đỡ sợ, sẽ thấy hạnh phúc hơn. Nhận lầm những suy nghĩ, tâm tình… (thấy cái tướng của những cái tưởng còn rớt lại) là tâm chân thật của mình và chạy theo nó (lầm nhận giặc làm con). Thấy biết như thật là mình nhận ra đó chỉ là cái bóng rớt lại mà thôi. Cảnh, thân, vọng tâm đều là tạm, vậy thì cái gì là thật?
- Ni Sư chia sẻ về bà Tiến sĩ Jill Bolte Taylor’s Stroke of Insight (Cơn Đột Quỵ Khai Sáng). Bán cầu não trái là vể ngôn ngữ, suy nghĩ, phân tích…; còn bán cầu não phải thì thấy biết như thật, thấy nghe cảm nhận trực tiếp không qua ngôn ngữ nhưng bị bán cầu não trái bóp méo. Bà bị stroke và máu đổ ra hết bán cầu trái khiến não trái không hoạt động được nữa, và bà cảm nhận thế giới hoàn toàn khác lạ. Khi thiền thì ngưng sự hoạt động của não trái, và họ thuần tuý với hơi thở và thấy biết như thật (không qua sự bóp méo cũa Biến kế sở chấp). Não phải thấy nó như là năng lượng thôi, còn não trái thấy nó có một cái ta. Khi ngồi thiền thì não phải hoạt động, bớt vọng tưởng, và nó kết nối với con người, vũ trụ, đó là năng lượng…
- Khi vừa thức giấc, hít thở 3 hơi để kích hoạt não phải, ngồi dậy 1 phút để đủ máu được đưa lên não, rồi hãy đứng lên và thường để ý hơi thở trong ngày, thì thấy mình trầm tĩnh, tỉnh táo hơn… Bớt tin vào những suy nghĩ của mình, dần dà nhận hiểu vấn đề 1 cách trung thực hơn (clear mind)…
- Ta tiếp xúc với thế giới qua 5 giác quan và phát sinh 5 thức đầu (gọi là tiền ngũ thức). Thức thứ 6 là ý thức bị lèo lái bởi thức thứ 7. Thức thứ 7 thì chấp ngã (mạt-na-thức). Thứ thứ 8 là tàng thức chứa tất cả các hạt giống. Tất cả những tâm tình rất là tạm, thay đổi không cố định, nhưng mà mình thì luôn muốn giữ các trạng thái tốt đẹp như ý mình thành ra mình khổ và không thấy biết như thật…
- 5 thức đầu rất gần với sự thấy biết như thật. Ý thức lấy kinh nghiệm cũ phủ lên trên cái mới. Tâm thể là tánh biết sẵn có không sinh không diệt. Khi không còn vọng tưởng và chấp ngã nữa thì các thức thành là các trí (trí tuệ):
*5 thức đầu là Thành sở tác trí
* Ý thức là Diệu quan sát trí
* Mạt-na-thức là Bình đẳng tánh trí
* Tàng thức là Đại viên cảnh trí
- Mặt hồ có con chim ngạn bay qua
Bóng chim ngạn có trong nước (ảnh hiện)
Khi chim ngạn bay rồi
Nước không lưu bóng
Con chim ngạn không cố ý để lại hình
Nước không có tâm muốn giữ cái bóng
- Đại viên cảnh trí là cái rốt ráo của một người tu thành tựu, tức là cái tâm thể sáng ngời, cái biết luôn có mặt và soi chiếu mọi sự vật không lầm mà cũng không lưu bóng.
- Tâm ý luôn muốn mọi việc theo ý mình, mà chính cái đó phá hỏng sự an vui, hạnh phúc nơi mình. Khi một tâm ý như vậy khởi lên thì mình chỉ thấy biết thôi, chứ đừng bắt mình như thế này hay thế nọ, thì mình đỡ phản ứng, ít va chạm và sẽ dần dà thấy như thị, nhận ra cái chân thật nơi mình (tâm thể), từ đó đời sống mình tự có sự thăng bằng, trí tuệ, an vui. Thấy các pháp như thật trong sự vận hành của nó. Thức thứ 7 sinh chuyện gồm có ngã ái, ngã mạn, ngã kiến và ngã si nên đừng nghe lời thức thứ 7. Ta luôn có cái “rõ ràng thường biết trong phút hiện tại” nhưng ta bỏ quên, mà nó chính là nguồn gốc của sự an vui, trí tuệ, từ bi mà đức Phật đã chỉ ra cho ta.