filmov
tv
Video hướng dẫn lạy đám tang | Tục Phá Quàn
Показать описание
Các Bạn Vui Lòng, tặng cho mình cái chuông 🔔 nhé, cám ơn Các bạn rất nhiều.
👉 Tục Phá Quàn Miền Nam Việt Nam
Ở miền Tây Nam Bộ, với nhiều gia đình không theo tôn giáo nào, khi có người thân qua đời, trong đám tang, lúc chuẩn bị an táng người bình dân thường làm lễ phá quàn, sau đó, nhân vật gọi là Nhưn quan điều khiển đạo tỳ.
Nhưn quan điều khiển đạo tỳ (những người khiêng quan tài) sẽ di quan đến huyệt mộ trong vườn nhà hoặc ngoài đồng ruộng để táng an.
Để phá quàn, đại diện chủ nhà mượn một người biết làm Nhưn quan cùng mười đến mười hai thanh niên khỏe mạnh trong xóm làm đạo tỳ. Đại diện chủ nhà mời cơm rượu những người này chu đáo để cám ơn họ trước về nỗi vất vả mà họ sắp làm để đưa cha, mẹ mình về với … đất!
Sự tích gắn với tập tục
Khi đi điền dã trong dân gian vùng Bạc Liêu – Hậu Giang – Đồng Tháp, chúng tôi được các bậc trưởng thượng kể cho nghe tích Điền Hoành – một tích gắn liền với lễ phá quàn. Điền Hoành là người hiếu nghĩa, giỏi võ nghệ nhưng đã bỏ nhà từ lâu đi làm thảo khấu.
Ngày kia, khi nghe tin lâu la báo tin rằng mẹ mình đã chết, Hoành quyết bằng mọi giá phải đánh cắp quan tài mẹ, ngay trong đêm, đem nhanh về núi, để có thể săn sóc phần mộ. Công việc không dễ dàng vì bọn cường hào đang theo dõi, chờ bắt. Khi bọn lâu la đã hoàn thành việc dọ thám, kế hoạch được triển khai…
Nửa đêm họ xuống núi. Cả bọn được lệnh ngậm thẻ để giữ im lặng, không hở môi. Anh ta cầm đuốc mở đường, chỉ huy bọn lâu la xông vào nhà "ăn cắp" trót lọt cái quan tài, rồi trở ra nhanh. Đi khỏi xóm một đổi, anh ta mới bắt đầu than khóc, họp lâu la hò hát cho đỡ mệt lúc khiêng lên sườn núi. Dọc đường, để chăm sóc cái quan tài không bị xao động, anh ta nhảy lên đứng trên mấy cây đòn khiêng để quan sát, đề phòng bọn cường hào đuổi theo…
Đó là sự tích và câu chuyện ấy lại gắn với cách di quan và an táng của người chết ở miền đất này.
Người biết nghi thức di quan và động quan đóng vai Nhưn quan, theo tích xưa thì đấy là tên cướp chịu tang cho mẹ, nên vẽ mặt dữ dằn (chân mày đen rậm, mặt tướng), thường mặc đồ đỏ, còn những người khiêng quan tài (đạo tỳ) thì mặc quần áo có kiểu thức rất đặc biệt như bọn lâu la, mỗi người ngậm một cây nhang tượng trưng cho thẻ lệnh. Trước khi hoạt cảnh diễn ra, tất cả đều thi lễ trước quan tài người quá cố.
Đoàn đạo tỳ lạy xong, Nhưn quan quay ra, hoạt cảnh chính thức bắt đầu, Nhưn quan tay cầm hai ngọn đuốc lửa cháy rực (cán làm bằng khúc tre tươi non thước tây, ngọn đuốc quấn bằng vải mùng tẩm dầu), chỉnh tề hàng ngủ.
Trước quan tài, thầy chùa hóa thân thành người giữ linh cữu, tay cầm dải vải màu vàng chừng hai thước tây, múa mấy bài quyền như để khử trừ yêu quái, gọi là "phá quàn". Đoạn thầy cho hai đệ tử (những người này thường nằm trong ban nhạc lễ được chủ nhà thuê) đứng trước hàng cầm hai thanh tre tượng trưng như hai thanh đao, gác tréo, chận ngang như để gìn giữ chiếc quan tài ấy.
-------------------------------------------------
🌎 Các video trên Tục Phá Quàn
© Bản quyền thuộc về Tục Phá Quàn
© Copyright by TucPhaQuan
☞ Do not Reup !
Tục Phá Quàn _ Cám ơn các bạn đã xem, Trân Trọng !
#phaquan #tucphaquan #lephaquan #damtang
👉 Tục Phá Quàn Miền Nam Việt Nam
Ở miền Tây Nam Bộ, với nhiều gia đình không theo tôn giáo nào, khi có người thân qua đời, trong đám tang, lúc chuẩn bị an táng người bình dân thường làm lễ phá quàn, sau đó, nhân vật gọi là Nhưn quan điều khiển đạo tỳ.
Nhưn quan điều khiển đạo tỳ (những người khiêng quan tài) sẽ di quan đến huyệt mộ trong vườn nhà hoặc ngoài đồng ruộng để táng an.
Để phá quàn, đại diện chủ nhà mượn một người biết làm Nhưn quan cùng mười đến mười hai thanh niên khỏe mạnh trong xóm làm đạo tỳ. Đại diện chủ nhà mời cơm rượu những người này chu đáo để cám ơn họ trước về nỗi vất vả mà họ sắp làm để đưa cha, mẹ mình về với … đất!
Sự tích gắn với tập tục
Khi đi điền dã trong dân gian vùng Bạc Liêu – Hậu Giang – Đồng Tháp, chúng tôi được các bậc trưởng thượng kể cho nghe tích Điền Hoành – một tích gắn liền với lễ phá quàn. Điền Hoành là người hiếu nghĩa, giỏi võ nghệ nhưng đã bỏ nhà từ lâu đi làm thảo khấu.
Ngày kia, khi nghe tin lâu la báo tin rằng mẹ mình đã chết, Hoành quyết bằng mọi giá phải đánh cắp quan tài mẹ, ngay trong đêm, đem nhanh về núi, để có thể săn sóc phần mộ. Công việc không dễ dàng vì bọn cường hào đang theo dõi, chờ bắt. Khi bọn lâu la đã hoàn thành việc dọ thám, kế hoạch được triển khai…
Nửa đêm họ xuống núi. Cả bọn được lệnh ngậm thẻ để giữ im lặng, không hở môi. Anh ta cầm đuốc mở đường, chỉ huy bọn lâu la xông vào nhà "ăn cắp" trót lọt cái quan tài, rồi trở ra nhanh. Đi khỏi xóm một đổi, anh ta mới bắt đầu than khóc, họp lâu la hò hát cho đỡ mệt lúc khiêng lên sườn núi. Dọc đường, để chăm sóc cái quan tài không bị xao động, anh ta nhảy lên đứng trên mấy cây đòn khiêng để quan sát, đề phòng bọn cường hào đuổi theo…
Đó là sự tích và câu chuyện ấy lại gắn với cách di quan và an táng của người chết ở miền đất này.
Người biết nghi thức di quan và động quan đóng vai Nhưn quan, theo tích xưa thì đấy là tên cướp chịu tang cho mẹ, nên vẽ mặt dữ dằn (chân mày đen rậm, mặt tướng), thường mặc đồ đỏ, còn những người khiêng quan tài (đạo tỳ) thì mặc quần áo có kiểu thức rất đặc biệt như bọn lâu la, mỗi người ngậm một cây nhang tượng trưng cho thẻ lệnh. Trước khi hoạt cảnh diễn ra, tất cả đều thi lễ trước quan tài người quá cố.
Đoàn đạo tỳ lạy xong, Nhưn quan quay ra, hoạt cảnh chính thức bắt đầu, Nhưn quan tay cầm hai ngọn đuốc lửa cháy rực (cán làm bằng khúc tre tươi non thước tây, ngọn đuốc quấn bằng vải mùng tẩm dầu), chỉnh tề hàng ngủ.
Trước quan tài, thầy chùa hóa thân thành người giữ linh cữu, tay cầm dải vải màu vàng chừng hai thước tây, múa mấy bài quyền như để khử trừ yêu quái, gọi là "phá quàn". Đoạn thầy cho hai đệ tử (những người này thường nằm trong ban nhạc lễ được chủ nhà thuê) đứng trước hàng cầm hai thanh tre tượng trưng như hai thanh đao, gác tréo, chận ngang như để gìn giữ chiếc quan tài ấy.
-------------------------------------------------
🌎 Các video trên Tục Phá Quàn
© Bản quyền thuộc về Tục Phá Quàn
© Copyright by TucPhaQuan
☞ Do not Reup !
Tục Phá Quàn _ Cám ơn các bạn đã xem, Trân Trọng !
#phaquan #tucphaquan #lephaquan #damtang
Комментарии