filmov
tv
Việt Nam tính khai thác 2 triệu tấn đất hiếm mỗi năm | VOA Tiếng Việt
Показать описание
Việt Nam đặt mục tiêu tăng sản lượng đất hiếm khai thác lên 2 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 theo một kế hoạch mới được chính phủ phê duyệt trong khi quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách khai thác một trong những trữ lượng kim loại công nghiệp chủ chốt lớn nhất thế giới.
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới với khoảng 22 triệu tấn – chỉ đứng sau Trung Quốc, tính đến năm 2022, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường hồi năm ngoái. Còn theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sản lượng đất hiếm của Việt Nam đã tăng hơn 10 lần trong vòng 1 năm, từ 400 tấn vào năm 2021 lên 4.300 tấn vào năm ngoái.
Trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050,” Việt Nam sẽ đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu đất hiếm với tổng sản lượng dự tính đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm.
Theo kế hoạch, sản lượng đặt mục tiêu khai thác từ các mỏ ở khu vực vùng núi phía Bắc – gồm Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái – vào năm 2030.
Tài liệu còn nói rằng Việt Nam sẽ phát triển thêm 3 đến 4 mỏ mới tại Lai Châu và Lào Cai nhằm nâng sản lượng đất hiếm được khai thác lên hơn 2,1 triệu tấn mỗi năm từ sau năm 2030.
Việt Nam nói sẽ xem xét xuất khẩu một phần sản lượng tinh chế và chỉ những công ty khai thác có công nghệ hiện đại cũng như thân thiện với môi trường mới được cấp phép khai thác và chế biến.
Đất hiếm được xem là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như điện tử, kỹ thuật nguyên tử hay chế tạo máy. Loại khoáng sản này trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong cả quốc phòng.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới với khoảng 22 triệu tấn – chỉ đứng sau Trung Quốc, tính đến năm 2022, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường hồi năm ngoái. Còn theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sản lượng đất hiếm của Việt Nam đã tăng hơn 10 lần trong vòng 1 năm, từ 400 tấn vào năm 2021 lên 4.300 tấn vào năm ngoái.
Trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050,” Việt Nam sẽ đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu đất hiếm với tổng sản lượng dự tính đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm.
Theo kế hoạch, sản lượng đặt mục tiêu khai thác từ các mỏ ở khu vực vùng núi phía Bắc – gồm Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái – vào năm 2030.
Tài liệu còn nói rằng Việt Nam sẽ phát triển thêm 3 đến 4 mỏ mới tại Lai Châu và Lào Cai nhằm nâng sản lượng đất hiếm được khai thác lên hơn 2,1 triệu tấn mỗi năm từ sau năm 2030.
Việt Nam nói sẽ xem xét xuất khẩu một phần sản lượng tinh chế và chỉ những công ty khai thác có công nghệ hiện đại cũng như thân thiện với môi trường mới được cấp phép khai thác và chế biến.
Đất hiếm được xem là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như điện tử, kỹ thuật nguyên tử hay chế tạo máy. Loại khoáng sản này trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong cả quốc phòng.
---
Theo dõi VOATiengViet trên:
Và các trang mạng xã hội:
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News
Комментарии