Tại sao chúng ta phải học toàn lý thuyết không dùng đến?

preview_player
Показать описание
Những lý thuyết nặng nề đã và sẽ trở thành cơn ác mộng với các học sinh. Tại sao chúng ta cứ phải học những thứ phức tạp quá mức, để rồi không bao giờ dùng đến khi học xong?

Tham khảo nguồn thông tin: Tổng hợp

Like và Subscribe để ủng hộ Vẽ Chuyện tạo nhiều video hay hơn nhé!
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Sau khi tôi xong đh, đi làm ngẫm lại thời cấp 3 tôi thấy kiểu: Mình có siêu năng lực để nhét cái đống kiến thức đó vào não để kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kì và thi đại học sao? Cuối cùng khi vào đời thì nó... không có tác dụng đáng kể. Đơn giản vì ở xã hội người ta cần chủ động nắm bắt thông tin, giao tiếp xã hội, kĩ năng phản biện, phối hợp đồng đội để làm việc. Trong khi những kĩ năng đó theo một hướng gì đấy bị coi là xấu trong học đường, đặc biệt là phản biện. Phản biện ở đây là đưa ra ý kiến bản thân một cách có logic và tôn trọng ý kiến đối phương, đưa ra kết luận và chấp nhận kết quả sau khi hoàn thành phản biện. Thời tôi và nhiều bạn 9x trở về trước không hề có được một môi trường học tập chủ động cho học sinh như vậy, đa số đều là bị động nhồi nhét kiến thức, học, thuộc, nhưng không hiểu hết mọi thứ. Đến khi lên đh mới có môi trường học tập đúng nghĩa, từ đó tư duy của tôi cũng thoáng hơn, dễ tiếp thu và chủ động hơn

Nên tôi cũng hay khuyên mấy đứa cháu của tôi rằng học để cho bản thân hiểu mình đang tiếp thu kiến thức, làm chủ kiến thức còn hơn học thuộc 100% bài để đạt điểm cao. Học thì phải chủ động hỏi, hỏi ngoo cũng được, hỏi thầy cô không được thì hỏi bạn bè, hỏi bạn bè không ra đáp án thì lên mạng tìm hiểu, học cách tìm kiếm trên mạng cũng là một kĩ năng cần thiết dù bạn làm gì đi chăng nữa. Nếu bản thân không thích môn học nào đó thì chỉ nên cố gắng không bị điểm kém. Còn khi đã chọn môn mình thích, hoặc đã chọn nghề thì cố gắng hết tâm trí để học nó, học bằng chính đam mê thì mới gặt hái được thành công sau này

FerrisDuke
Автор

Cơ mà có 1 lỗ hổng cực to trong việc đó là VN chỉ đang cố "chạy" càng nhiều kiến thức cao hơn càng tốt. Và từ đó sinh ra vấn đề là học sinh chưa kịp tiếp thu và tìm hiểu chuyên sâu về kiến thức đó thì đã sang một kiến thức khác r. Bên cạnh đó việc dành tgian tìm hiểu kĩ về kiến thức của 1 môn học là đã lâu r, nhưng hs phải học tận 13 môn, đã v chỉ tính riêng toán lí hoá thì đã chiếm hầu hét tgian để tìm hiểu r. Chung quy lại học kiến thức mới nặng hơn ko xấu, nhưng quan trọng là bộ giáo dục phải biết sắp xếp cho hợp lí phù hợp khả năng hs. Em thấy kiểu học như hiện giờ chỉ như đi lướt qua, tham quan cái bề nổi của những kiến thức đó chứ ko giúp học sinh đi sâu vào để ptr tư duy.

KhoaNguyen-xirk
Автор

Vấn đề là kiến thức quá cao siêu ở trường lớp k phù hợp với mọi đối tượng. Có người thích tư duy - phân tích, có người lại thích sự sáng tạo hoặc các lĩnh vực xã hội, ở trường lớp vn k đáp ứng đc điều đó. Họ quá chú tâm vào các môn tự nhiên và coi rẻ những môn học khác.

ThaiLe-wvpc
Автор

Đồng tình: Phải, việc học những kiến thức nâng cao không liên quan cũng không phải là một ý tồi. Ngoài việc rèn luyện trí não, việc học đa dạng các lĩnh vực còn mở rộng cơ hội nghệ nghiệp cho học sinh. Bản thân mình chưa bao giờ nghĩ rằng ra trường sẽ đi làm lập trình viên, và nếu không có những kiến thức toán cấp ba có lẽ mình sẽ phải mất nhiều thời gian làm quen khi học chuyên sâu vào ngành.

Không đồng tình: Khối lượng kiến thức nhiều đã kiến nhiều bạn học sinh học tủ, học lệch. Phải, như tôi đã nói, việc học những kiến thức nâng cao không liên quan cũng không phải là một ý tồi, nhưng học sinh ít ai học để hiểu, mà chủ yếu là để được điểm cao, tranh suất vào các trường đại học. Việc học đối phó rất có hại, vì người học không thực sự hiểu những gì mình được học. Giáo dục hiện nay tạo ra một hệ lụy nơi những cô cậu học sinh bị áp lực về điểm số, và sau nay ra trường họ vẫn giữ cái tư tưởng đó. Học để lấy bằng, học để qua môn, sau này ra trường chuyên môn không có, năng lực làm việc cũng không có. Chung quy lại thì cách giáo dục hiện nay vẫn còn hại hơn là lợi.

vhv
Автор

•Mình từng quan niệm:
"Trường cấp 3 nào cũng như nhau! Nếu ở trường top điểm mình dễ gặp đc những con người có cá tính thì trường bét cũng vậy. Dựa trên trải nghiệm của bản thân, mình từng tin những bạn học kém chắc chắn sẽ có những tài lẻ, những kĩ năng thú vị. Vì họ đã dành thời gian khi người khác đâm đầu vô học lý thuyết suông để tích lũy cho mình những công cụ thiết thực hơn. Thời gian đầu bản thân mình cũng thấy nó rất ra gì và này nọ.
•Nhưng 1 phần nhờ video này mình đã có cho bản thân 1 góc nhìn mới về chủ đề trên, rõ ràng và cụ thể hơn.
•Hiện tại mình lớp 10, và thật sự thấy khá tiếc vì vào đây những con người mình đang gặp chẳng có gì hay ho như mình đặt kỳ vọng cả.
•Và đó cũng là lúc mình nhận ra mình và các bạn trong lớp hiện tại đã bỏ bê việc "tập gym cho bộ não", that 's why quan niệm của mình đã hoàn toàn sai.

bao
Автор

Artstyle giống kurzgesagt nhưng mà vibe Việt gần gũi + với văn hay thuyết phục, coi cuốn vãi
Chúc kênh phát triển mạnh trong tương lai

tea
Автор

Thực ra mà nói chẳng mấy học sinh nào là không học được những cái kiến thức đấy cả, trải qua một vài tháng học là có thể làm được các dạng bài với độ khó tương đối nhưng khổ nỗi giáo dục các cháu toàn giáo dục kiểu nhồi nhét công thức phun mực lên giấy kiểm tra lấy điểm nên đâm ra kiến thức nó có hay thực dụng đến mấy cũng chả được học sinh áp dụng vào đời sống. Mà đến giáo viên cũng chỉ nói phiếm phiếm nó dùng cho cái này cái kia cho hết tiết học. Chưa kể nền giáo dục bị ảnh hưởng nặng bởi định kiến về đời sống nghề nghiệp nên đâm ra những môn năng khiếu nghệ thuật bị lờ lớ lơ một cách vô tội vạ, giáo viên chỉ tập chung cho mấy cháu giỏi toán lí hoá chứ văn sử địa lại vứt xó trong khi tầm quan trọng của các môn học là như nhau cả

hieuthemedic
Автор

Mình nghĩ giáo dục việt nam đang mất cân bằng nhiều hơn là chất lượng của nó. Nguồn lực thời gian, tiền bạc, sức lực của mỗi người đều có hạn, nếu như quá chú trọng vào một phía bạn sẽ bỏ rơi đi phía còn lại. Học quá nhiều mà thiếu đi các hoạt động xã nội khác sẽ khiến chúng ta phát triển không cân bằng. Có một thần đồng người hàn quốc nào đó mười mấy tuổi đã được mời vào nasa làm việc, nhưng sau đó vài năm ông đã chọn quay về quê hương và làm một nhà giáo, một công việc không quá áp lực. Người ta phỏng vấn ông tại sao ông lại từ bỏ một nơi như Nasa, ông nói rằng tôi đã mất đi tuổi thơ vì phải học quá nhiều và bây giờ tôi muốn có một cuộc sống yên bình hơn.

QuanNguyennv
Автор

nói chung thì...giáo dục vẫn đang có nhiều vấn đề bất cập

merrouge
Автор

Đây là 1 chút nhận định của 1 giáo viên dạy Lý hay KHTN lớp 6 kiêm luôn gv của tôi bây h
Cô ấy nói rằng mấy ông giáo viên tiến sĩ gì gì đó nói chung là ng làm và kiểm duyệt sách cho học sinh nghĩ rằng chúng học sinh bây giờ rất giỏi. Bằng chứng cô ấy đưa ra chính là con trai cô ấy chỉ mới học lớp 1 lớp 2 đã học về ba-zơ hay cả chương trình khối 6 tôi đang học. Thậm chí bé ấy đã thuộc và nói như gió bảng cửu chương nhân và chia. Tôi thực sự ko bt mấy ông biên soạn sgk nghĩ gì...

HitosimpNoelle
Автор

Trước đây mình cũng đã nghĩ như vậy cho đến khi tiếp tục học nhiều hơn. Đối với toán học mọi công thức và khái niệm đều được sử dụng ngành công nghệ thông tin như đại số tuyến tính, giải tích, đồ thị... áp dụng cho phần mềm, game, mật mã. Kiến thức vật lý thì áp dụng trong ngành điện, điện tử, vũ trụ. Kiến thức hóa học thì áp dụng cho ngành hóa chất, vật liệu... sinh học thì áp dụng cho y tế, biến đổi gen, đột biến... Nên nói chung là việc học tất cả kiến thức cũng giúp bạn rất nhiều, nếu như bạn chọn một con đường để đi đến cùng thì kiến thức mà bạn học được trong toàn bộ quá trình đều có ý nghĩa. Nên nhớ những người đã thay đổi thế giới là những người đã tạo ra những lý thuyết và bạn đang học. Một người bình thường sẽ không cần đến những thứ này

halo-dev
Автор

Em từng nghe qua điểm này ở một người anh và lúc đó em còn nhỏ nên ko phản biện đc chút nào nhưng với trình độ tư duy cấp mẫu giáo thì em nghĩ những bài tập não này cứ như tập cho vui ý vì khi còn đang đi học thì ai cũng đều luyện tập não bộ của mình nhưng khi ra trường mấy ai mà có cái tư duy học suốt đời cơ chứ vậy là não ta càng ngày xàng yếu đi . Kết luận là theo em nhà trương nên cho học sinh một sự tò mò về thế giới một sự muốn khám phá (gọi chung là sự tự học) lúc đó việc tập não là niềm vui của mỗi người, có người có thể học tâm lý, có người có thể học vật lý, tài chính... Thật ra em là 1 học sinh lớp 10 và đang học tại một trường trung cấp nghề một trường được cho là toàn những thk ng* và với em thì em nhận ra mình thích tâm lý cũng để tìm một môi trường tự do hơn và hiện tại thì em đang học ngoài (thường là sách hoặc mạng xã hội) về tâm lý và cả 1 ít về đầu nữa.

minhquannguyeninh
Автор

bỗng lướt thấy video này và sau khi xem xong mình đã hiểu tại sao chúng ta lại phải học lý thuyết không dùng đến

AuynetMusic
Автор

Thay vào đó thì tổ chức dã ngoại để học sinh bik cách sinh tồn như nhóm lửa, nấu ăn vẫn tốt hơn. Ý kiến của tui thôi, vừa áp dụng vào đời sống vừa rèn luyện não tư duy cách nấu ăn. Giờ tôi thấy lớp tôi 15, 16 tuổi r mà đến cả rán trứng còn ko bik, chán thiệt.

My_chat_blanc
Автор

Nói trắng ra thì học những cái khó đó là cách để phân lập ra từng bộ não vào từng các ngành nghề
Và mình cảm thấy học các môn ở trường cấp 3 không thừa với mình
Nó tôi luyện tư duy ý chí cho mình, là nền tảng cho sự phát triển của mình sau này

ngochung
Автор

Thầy tui nói: *Học Toán không phải để các tính cộng trừ giá trị mà để các em mua hàng không cần nhìn giá!*

hoangthientikcon
Автор

Không có môn học nào là thừa cả. Học thói xấu mới thừa chứ kiến thức là không bao giờ thừa.
Mình đã từng làm việc với các bạn sinh viên mới ra trường, tuy không nhiều nhưng các bạn có điểm đầu vào cao luôn có trách nhiệm trong công việc, tư duy logic và hiệu quả hơn nhiều các bạn có điểm đầu vào đại học kém hơn.

ThaYami
Автор

Vấn đề là các bài tập này có tính hệ thống, bn gần như k thể giải được nếu k năm vững k.thức trước đó. Từ đó đứng trước các bài tập khó thì thay vì cố gắng vắt óc giải, các em đã k thể giải nó ngay từ đầu. Những em muốn học lại k thức củ thì sẽ gần như không thể bắt kiệp với các em khác nếu k nổ lực 300% - từ đó 1 tập thể lớp 40 em, chỉ có 10 em là theo kiệp bài, cứ cho là 5 em nữa cố gắng học lại, thì các bài tập toán này vẫn chỉ hoạt động với k tớp 50% các em học sinh... Nhìn rộng ra trên toàn quốc, thế hệ trẽ cùng khối chỉ chưa đạt đến 50% các em được tiếp thu kiến thức.
Đây chính là lổ hổng trong lối tư duy bài tập nâng cao là để rèn luyện trí óc.

ginsilver
Автор

Không đặt nặng lý thuyết như các nước phương tây, thì luôn có nhiều sáng chế giúp ích cho nhân loại.
Còn các nước bảo thủ châu Á và nhất là các Quốc gia Ả Rập, Hồi Giáo suốt ngày lý thuyết cứng nhắc.
Bóp chết sự sáng tạo của nhân loại

congconngaonghe
Автор

Ko phải là kiến thức đó vô dụng mà là do môi tr bên ngoài ko cho cơ hội dùng chúng hoặc ko bit cách áp dụng😢

nguoibianbi