filmov
tv
Nhiếp ảnh chân dung: Góc nhìn chủ thể & lựa chọn thiết bị!
Показать описание
Nhiếp ảnh chân dung là chủ đề nhiếp ảnh phổ biến nhất cùng với nhiếp ảnh phong cảnh luôn được nhiều người yêu thích. Về cơ bản, nhiếp ảnh chân dung có thể nói còn khó hơn nhiếp ảnh phong cảnh vì phong cảnh là yếu tố tĩnh, không thay đổi được hình ảnh nên chúng ta cần lựa chọn trước cảnh đẹp rồi mới chụp, trong khi chụp chân dung chúng ta có thể không được lựa chọn chủ thể và mẫu là yếu tố động nên còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm hướng dẫn tạo hình cho mẫu, lựa chọn bối cảnh chụp v.v... Chụp chân dung không hề đơn giản vì không chỉ phải giải quyết các vấn đề “phần cứng” của nhiếp ảnh như thiết bị, kỹ thuật chụp, ánh sáng, đèn chớp flash, thời điểm, vị trí, hậu kỳ v.v… mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề “phần mềm” như đạo cụ, trang phục, trang điểm, hướng dẫn tạo dáng v.v…
CÁC GÓC NHÌN CHỦ THỂ
Chân dung là bức ảnh khắc họa hình ảnh một (hay nhiều) người. Một bức ảnh chân dung đẹp không những thể hiện được vẻ bên ngoài của mẫu mà còn khắc họa được tính cách và nội tâm của nhân vật đó thông qua hình dáng, thần thái khuôn mặt và đặc biệt là đôi mắt. Tùy theo chủ ý về mức độ khắc họa nội tâm nhiều hay ít mà tỉ lệ hình ảnh của mẫu trong khuôn hình cũng lớn hoặc nhỏ hơn. Do đó, ảnh chân dung thường có 3 góc nhìn gồm: Cận cảnh khuôn mặt (close-up/facial portrait), bán thân (upper-body portrait) và toàn thân (Full shot).
- Chân dung cận cảnh khuôn mặt là kiểu chỉ đưa khuôn mặt hoặc phần từ vai trở lên vào khuôn hình nên người ta cũng hay gọi là chân dung đầu vai. Thực tế quan điểm gốc của Âu Mỹ về ảnh chân dung (Portrait) sẽ bao gồm toàn bộ phần ngực. Đây là những kiểu giúp khắc họa được nét mặt rõ ràng nhất.
- Chân dung bán thân hoặc biến thể là ¾ thân không tập trung toàn bộ cho việc khắc họa khuôn mặt như kiểu cận cảnh mà còn thể hiện một phần vẻ đẹp của cơ thể mẫu. Chân dung bán thân thường dễ chụp hơn do mẫu không bị cảm thấy sức ép nặng nề do bị “chĩa” ống kính vào gần như ảnh cận cảnh, hơn nữa lại cho phép đưa vào khuôn hình một chút hậu cảnh. Đây là kiểu chân dung phổ biến nhất đối với ảnh chân dung một người hoặc nhóm người. Chân dung bán thân thường được cắt đến giữa người và chân dung ¾ thân sẽ cắt từ trên đầu gối.
- Chân dung toàn thân có nhiều khoảng trống để phối hợp hậu cảnh rộng hơn cho phép thể hiện mẫu trong một bối cảnh rõ ràng hơn như một thắng cảnh, một điểm du lịch hoặc khắc họa của mẫu với các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống. Đây là kiểu chụp giúp bức ảnh “kể chuyện” cho người xem không chỉ về dáng hình của mẫu mà còn có thể thể hiện được môi trường và bối cảnh xung quanh như ảnh du lịch hoặc ảnh đời thường.
TRƯỜNG ẢNH CHO ẢNH CHÂN DUNG
Chủ thể chính của ảnh chân dung là nhân vật nên thông thường người ta muốn chủ thể được nổi bật nhất và những yếu tố khác chỉ là phụ. Để nổi bật được chủ thể, đặc biệt là nổi khối kiểu không gian 3 chiều, chúng ta có 2 cách hoặc phối hợp cả 2 cách cùng một lúc là tạo ra trường ảnh mỏng chỉ nét mẫu với tiền cảnh/hậu cảnh mờ hoặc/và ánh sáng chiếu xiên, đặc biệt là xiên ngược để có thêm ánh sáng ven. Để có trường ảnh mỏng nhằm tách mẫu khỏi nền cần tới 1 hoặc cả 5 yếu tố sau đây:
- Thứ nhất: Ống kính có khẩu độ lớn càng lớn càng tốt (fast lens) thường là từ f/2.8 trở lên. Với những ống kính có khẩu độ lớn hơn f/2.8 như f/2, f/1.4, f/1 cần phải là ống kính 1 tiêu cự (prime lens).
- Thứ 2: Tiêu cự ống kính càng dài thì cho trường ảnh càng nông. Tuy nhiên cần lưu ý tỉ lệ chủ thể trong khuôn hình để quyết định tiêu cự ống kính phù hợp.
- Thứ 3: Khoảng cách từ ống kính tới mẫu càng gần cho trường ảnh càng mỏng.
- Thứ 4: Khoảng cách từ mẫu tới hậu cảnh càng xa sẽ cho trường ảnh dường như càng mỏng.
- Thứ 5: Kích thước cảm biến càng lớn thì với cùng một trường nhìn và cùng một khẩu độ của ống kính sẽ có trường ảnh mỏng hơn.
LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHÙ HỢP
- Về máy ảnh: Chọn máy ảnh có cảm biến càng lớn càng tốt, càng chất lượng càng tốt, độ phân giải càng cao càng tốt, lấy nét càng nhanh càng tốt nhưng quan trọng nhất là là khả năng hỗ trợ nhận dạng mắt và khuôn mặt chủ thể. Khác với trường ảnh sâu ở chủ đề phong cảnh, nhiếp ảnh chân dung thường cần trường ảnh nông hơn nên mắt là điểm lấy nét bắt buộc đối với chủ đề này. Khả năng bắt nét nhanh vào mắt mẫu giúp chúng ta dễ dàng bố cục nhanh và không phải lo di chuyển điểm lấy nét đúng vào vị trí cần thiết làm cho công việc chụp trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều.
- Về ống kính: Chọn các ống kính zoom có khẩu độ toàn dải f/2.8 hoặc tốt nhất là những ống kính prime có tiêu cự vàng để chụp chân dung là 135mm, 85mm và 35mm trên fullframe và Fujifilm đều có các ống kính tương tự như xf90mm f/2 chuyên chụp đầu vai, 56mm f/1.2 chuyên chụp bán thân và 23mm f/1.4 cho chụp toàn thân. Lý do các tiêu cự này được gọi là tiêu cự vàng vì 3 tiêu cự này rất phù hợp với 3 góc nhìn chủ thể cho chụp chân dung đã nên trên với khoảng cách hợp lý nhất từ người chụp tới mẫu giúp dễ dàng giao tiếp liên tục với nhau trong quá trình chụp.
#photography #fujifilm #fujinon #portrait #portraitphotography
CÁC GÓC NHÌN CHỦ THỂ
Chân dung là bức ảnh khắc họa hình ảnh một (hay nhiều) người. Một bức ảnh chân dung đẹp không những thể hiện được vẻ bên ngoài của mẫu mà còn khắc họa được tính cách và nội tâm của nhân vật đó thông qua hình dáng, thần thái khuôn mặt và đặc biệt là đôi mắt. Tùy theo chủ ý về mức độ khắc họa nội tâm nhiều hay ít mà tỉ lệ hình ảnh của mẫu trong khuôn hình cũng lớn hoặc nhỏ hơn. Do đó, ảnh chân dung thường có 3 góc nhìn gồm: Cận cảnh khuôn mặt (close-up/facial portrait), bán thân (upper-body portrait) và toàn thân (Full shot).
- Chân dung cận cảnh khuôn mặt là kiểu chỉ đưa khuôn mặt hoặc phần từ vai trở lên vào khuôn hình nên người ta cũng hay gọi là chân dung đầu vai. Thực tế quan điểm gốc của Âu Mỹ về ảnh chân dung (Portrait) sẽ bao gồm toàn bộ phần ngực. Đây là những kiểu giúp khắc họa được nét mặt rõ ràng nhất.
- Chân dung bán thân hoặc biến thể là ¾ thân không tập trung toàn bộ cho việc khắc họa khuôn mặt như kiểu cận cảnh mà còn thể hiện một phần vẻ đẹp của cơ thể mẫu. Chân dung bán thân thường dễ chụp hơn do mẫu không bị cảm thấy sức ép nặng nề do bị “chĩa” ống kính vào gần như ảnh cận cảnh, hơn nữa lại cho phép đưa vào khuôn hình một chút hậu cảnh. Đây là kiểu chân dung phổ biến nhất đối với ảnh chân dung một người hoặc nhóm người. Chân dung bán thân thường được cắt đến giữa người và chân dung ¾ thân sẽ cắt từ trên đầu gối.
- Chân dung toàn thân có nhiều khoảng trống để phối hợp hậu cảnh rộng hơn cho phép thể hiện mẫu trong một bối cảnh rõ ràng hơn như một thắng cảnh, một điểm du lịch hoặc khắc họa của mẫu với các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống. Đây là kiểu chụp giúp bức ảnh “kể chuyện” cho người xem không chỉ về dáng hình của mẫu mà còn có thể thể hiện được môi trường và bối cảnh xung quanh như ảnh du lịch hoặc ảnh đời thường.
TRƯỜNG ẢNH CHO ẢNH CHÂN DUNG
Chủ thể chính của ảnh chân dung là nhân vật nên thông thường người ta muốn chủ thể được nổi bật nhất và những yếu tố khác chỉ là phụ. Để nổi bật được chủ thể, đặc biệt là nổi khối kiểu không gian 3 chiều, chúng ta có 2 cách hoặc phối hợp cả 2 cách cùng một lúc là tạo ra trường ảnh mỏng chỉ nét mẫu với tiền cảnh/hậu cảnh mờ hoặc/và ánh sáng chiếu xiên, đặc biệt là xiên ngược để có thêm ánh sáng ven. Để có trường ảnh mỏng nhằm tách mẫu khỏi nền cần tới 1 hoặc cả 5 yếu tố sau đây:
- Thứ nhất: Ống kính có khẩu độ lớn càng lớn càng tốt (fast lens) thường là từ f/2.8 trở lên. Với những ống kính có khẩu độ lớn hơn f/2.8 như f/2, f/1.4, f/1 cần phải là ống kính 1 tiêu cự (prime lens).
- Thứ 2: Tiêu cự ống kính càng dài thì cho trường ảnh càng nông. Tuy nhiên cần lưu ý tỉ lệ chủ thể trong khuôn hình để quyết định tiêu cự ống kính phù hợp.
- Thứ 3: Khoảng cách từ ống kính tới mẫu càng gần cho trường ảnh càng mỏng.
- Thứ 4: Khoảng cách từ mẫu tới hậu cảnh càng xa sẽ cho trường ảnh dường như càng mỏng.
- Thứ 5: Kích thước cảm biến càng lớn thì với cùng một trường nhìn và cùng một khẩu độ của ống kính sẽ có trường ảnh mỏng hơn.
LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHÙ HỢP
- Về máy ảnh: Chọn máy ảnh có cảm biến càng lớn càng tốt, càng chất lượng càng tốt, độ phân giải càng cao càng tốt, lấy nét càng nhanh càng tốt nhưng quan trọng nhất là là khả năng hỗ trợ nhận dạng mắt và khuôn mặt chủ thể. Khác với trường ảnh sâu ở chủ đề phong cảnh, nhiếp ảnh chân dung thường cần trường ảnh nông hơn nên mắt là điểm lấy nét bắt buộc đối với chủ đề này. Khả năng bắt nét nhanh vào mắt mẫu giúp chúng ta dễ dàng bố cục nhanh và không phải lo di chuyển điểm lấy nét đúng vào vị trí cần thiết làm cho công việc chụp trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều.
- Về ống kính: Chọn các ống kính zoom có khẩu độ toàn dải f/2.8 hoặc tốt nhất là những ống kính prime có tiêu cự vàng để chụp chân dung là 135mm, 85mm và 35mm trên fullframe và Fujifilm đều có các ống kính tương tự như xf90mm f/2 chuyên chụp đầu vai, 56mm f/1.2 chuyên chụp bán thân và 23mm f/1.4 cho chụp toàn thân. Lý do các tiêu cự này được gọi là tiêu cự vàng vì 3 tiêu cự này rất phù hợp với 3 góc nhìn chủ thể cho chụp chân dung đã nên trên với khoảng cách hợp lý nhất từ người chụp tới mẫu giúp dễ dàng giao tiếp liên tục với nhau trong quá trình chụp.
#photography #fujifilm #fujinon #portrait #portraitphotography
Комментарии