Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn tiết kiệm nước

preview_player
Показать описание
Tham gia mô hình, các hộ chăn nuôi lợn thiết kế nền chuồng theo kiểu sàn, có các khe thoát chất thải của tấm sàn bê tông đảm bảo phân lợn rơi xuống mà không bị dính lại tại kẽ hở, tỷ lệ khoảng hở đảm bảo cân đối giúp phân rơi xuống dưới đạt tỷ lệ cao nhất. Đáy hầm chứa phân bên dưới được làm thật nhẵn và phẳng, không có độ dốc để khi mở ống xả bên ngoài thì theo áp lực toàn bộ phân và nước sẽ chảy hết ra ngoài. Trước khi thả lợn vào nuôi, các hộ bơm 10-15cm nước dưới bể chứa phân để khi phân rơi xuống không bị dính xuống nền chuồng, sau 1-2 ngày sẽ tạo ra 1 lớp váng ngăn không cho mùi hôi bốc lên giúp cho cả quá trình nuôi sạch sẽ và hạn chế được mùi hôi. Khi lợn xả thải toàn bộ lượng chất thải rơi xuống bể chứa phân, không ứ đọng lại trên chuồng nền chuồng như hiện nay nên người chăn nuôi không phải sử dụng nước để tắm và rửa chuồng mỗi ngày. Toàn bộ chất thải được xử lý qua hệ thống bể lắng xử lý chất thải 4 ngăn bố trí các ống hút dích dắc ở tầng giữa nên nước và chất thải khi đến bể biogas sẽ rất trong. Do hàm lượng phân trong nước thải còn ít đã giảm tải đáng kể dung tích phải chứa cho bể biogas, nước thải ra ngoài cũng không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn lắng xuống bể sau khi kết thúc một lứa nuôi sẽ được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Hiện mô hình chăn nuôi lợn tiết kiệm nước đang cho thấy rất nhiều ưu điểm như: tiết kiệm ít nhất 40% lượng nước sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt so với mức trung bình hiện nay. Theo tính toán của các hộ tham gia mô hình giảm được trên 2,2 triệu đồng chi phí sử dụng nước cho 50 con lợn/lứa. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình còn giảm chi phí nhân công tắm rửa lợn, chi phí tiền điện, đồng thời giảm đáng kể chi phí đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm, tạo môi trường sạch ở trong và xung quanh khu vực chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho người dân, vật nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Ông Nguyễn Chí Thanh - một hộ chăn nuôi tham gia mô hình tại xã Yên Khang (Ý Yên) cho biết: Trước đây chuồng lợn của gia đình được làm bằng nền bê tông đặc. Để khử mùi hôi do chất thải của lợn ông thường phải bơm nước rửa chuồng và tắm cho lợn mỗi ngày từ 2-3 lần nhưng mùi hôi thối vẫn bốc lên rất khó chịu. Kể từ khi mô hình chuồng sàn được đưa vào sử dụng, hàng ngày ông Thanh chỉ cần đổ thức ăn vào máng cho lợn, không phải tắm và vệ sinh chuồng. Tổng lượng nước sử dụng của lợn nuôi trên chuồng sàn thấp hơn rất nhiều so với đối chứng, từ khoảng 40 lít/con/ngày giảm xuống còn 7-10 lít/con/ngày. Việc tiết kiệm nước này giúp giảm chi phí sản xuất, hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tiết kiệm nhiều chi phí cho xử lý chất thải và đặc biệt thu được chất thải chăn nuôi làm nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Nếu làm sàn kiểu này thì phải làm hệ thống gom thải và vệ sinh hàng ngày. Chứ để phân ngay dưới chuồng thì e chỉ nuôi kiểu nhỏ lẻ thôi. Nuôi kiểu trại thì nguy cơ dịch bệnh cực lớn và nguy hiểm cho cả đàn.

Review_phim_CN
Автор

Kết hợp mô hợp mô hình này cùng hầm pioga có hay hơn k mọi ng.mình vẫn tắm cho lợn nhanh lớn.nhưng lượng nước rửa chuồng với tắm sẽ ít hơn.

TuanNguyen-kngp
Автор

nuôi kiểu này chắc phải chuồng lạnh.chứ chuồng hở mùi lắm.mà lợn nóng chậm lớn.

chamanh
Автор

Xin chương trình cho biết thông số kich thước cụ thể tấm sàn, từ dài, rộng, dày, khe thoát phân là bao nhiêu... Xin cảm ơn.

cuongha
Автор

Xin cho hỏi.
Nước tiểu và phân rớt xuống sẽ tạo thành các khí amoni sẽ rất hôi. Vậy mình xử lý mùi hôi ra sao cho hiệu quả ạ???

nhatbangpham
Автор

Nếu phân để ở dưới khoang sẽ ủ mầm bệnh

cuongbui
Автор

Cách đặt ống thu phân như thế nào cho chi tiết hơn

DungNguyen-cnri
Автор

Kiểu này có rất nhiều nhược điểm:
1: Vệ sinh tấm đan cực kỳ khó và tốn nhiều nhân công. Vì chỉ rửa mặt trên, mặt dưới bắt buộc phải lật lên mới rửa được.
2: Vì ít tắm nên lợn dễ mắc bệnh về mắt hay da vì phân dính đóng cặn lỗ chân lông.
3: hố dưới sau một lứa mới dọn nên lượng phân nước tiểu lớn, sinh khí độc trực tiếp bay lên trên lợn ngửi dễ bệnh đường hô hấp.
4: Ít rửa nên chuồng cực kỳ mùi, kể cả kín hay hở nên không phải ở đâu cũng đặt được, gần hộ dân là không ổn.
5: Nếu phun sát trùng thì chỉ được phần mặt trên nền chuồng, dưới tấm đan không thể phun tới, đó chính là nơi dịch bệnh lưu cữu.

giangvu
Автор

Cho em hỏi cái màng tiết kiệm nước cho lợn uống cân là mùa ở đâu

lenpham
Автор

Mua bát uống nước tiết kiệm nước ở đâu vậy

khoaitrinhvan
Автор

Chuồng thế này mà không tắm thì mùi lắm ạ. Với lại lợn nằm dưới hố phân. Hố phân sẻ bốc mùi và tỏa nhiệt, anh hưởng đến khả năng tăng trưởng. Đúng không ạ

Leducdat
Автор

Sao không nói về những nhược điểm mà chỉ nói ưu điểm nhỉ như kì trời nắng nóng phân bốc mùi làm sao ngăn được hay phải lắp điều hòa

huyenang
Автор

nuôi giun quế dưới sàn được không mọi người

phamthanhlong
Автор

đã đưa lên sao không cho bản vẽ thiết kế chi tiết nhỉ

HieuNguyen-gddf
Автор

Mình muốn nuôi khoảng 50 con hết bn tiền làm chuồng ạ

dmdm
Автор

Nuôi kiểu này thì diện tích bn m2 một con, cảm ơn chương trình nhiều

thanhtrinh
Автор

100 con lợn nuôi từ lúc bắt về đến lúc xuất chuồng thải ra KHOẢNG bao nhiêu tấn phân vậy ae?

Mrfarmer
Автор

Xin trương trình cho hoỉ.Cach xử lý xả thải ở rãnh hoạt động như thế nao. Giúp giải thích cụ thể tý(cụ thể là đường ống lúc xả)

hailinh
Автор

Làm chuồng sàn kiểu này bẩn mất vệ sinh.dich bệnh nhiều lắm.khổng thể rửa được tấm bê tông

hoangson
Автор

cho e hoi be chua phan co phai co che pham sinh hoc su ly ban k a

tientaio