AMD - kẻ thách thức hai ông trùm công nghệ NVIDIA và Intel

preview_player
Показать описание
AMD được thành lập vào năm 1969 bởi Jerry Sanders và 7 kỹ sư khác từng là nhân viên của Fairchild Semiconductor. Ban đầu, AMD chỉ là một nhà cung ứng hạng hai cho các công ty sử dụng chip Intel. Năm 1982, khi IBM ép Intel phải có thầu phụ và Sanders đã thuyết phục được "Gã khổng lồ xanh" dành vị trí ấy cho mình. Suốt những năm sau đó, AMD vẫn chỉ được biết đến như là một "lò luyện chip" cho các thiết kế của Intel.

Bắt đầu từ năm 1985, Intel ngừng cung cấp thiết kế của mình ra bên ngoài, khiến AMD buộc phải tìm cách đạo nhái các dòng chip của Intel. Qua từng thế hệ, chip Intel càng ngày càng phức tạp khiến quá trình sao chép của AMD càng ngày càng tốn kém, mà lại luôn định vị mình ở phân khúc giá rẻ để cạnh tranh thị phần với Intel.

Lúc này, một tên tuổi mới xuất hiện trên bản đồ bán dẫn toàn cầu: NexGen. Với quy mô chỉ 60 kỹ sư và một khoản đầu tư không đáng kể từ IBM, NexGen chỉ mất vài tháng để tạo ra một mẫu CPU x86 ngang ngửa với Pentium II có tên gọi Nx686. Đáng tiếc rằng dù sở hữu một đội ngũ kỹ sư tài năng thì năng lực sản xuất của NexGen phải gọi AMD bằng sư phụ.

May mắn lúc này, NexGen lọt vào mắt xanh của Bill Gate. Vị tỉ phú thiên tài này đã nhận ra ngay rằng NexGen và AMD là hai mảnh ghép hoàn hảo của nhau: NexGen có sản phẩm tốt nhưng không có nhà máy, còn AMD có nhà máy thì lại toàn sản phẩm dở. Dưới sự se duyên của Bill Gate, năm 1995, AMD và NexGen chính thức về chung một nhà trong một thương vụ M&A trị giá 615 triệu USD.

Năm 1997, K6 của AMD ra mắt với hiệu năng ngang ngửa với Pentium II của Intel. Lần đầu tiên trong lịch sử, AMD có thể cạnh tranh với Intel cả về giá lẫn hiệu năng. Nếu như K6 là minh chứng rằng AMD có thể cạnh tranh với Intel thì K7 có thể coi là nỗ lực đầu tiên của AMD nhằm vượt mặt Intel.

Năm 1998 là thời điểm đội ngũ kỹ sư của AMD đạt tới đỉnh cao về chất xám khi kết nạp nhóm kỹ sư của DEC do dự án chip Alpha của hãng này bị khai tử. Sự kết hợp cùng các kỹ sư tài năng của Alpha giúp Athlon K7 đạt 3 cột mốc cực kỳ quan trọng: chip đầu tiên chạm tới tốc độ 1GHz; chip đầu tiên hỗ trợ DDR và socket đầu tiên phát triển riêng cho AMD thay vì phải dựa dẫm vào Intel như trước kia. Và thành công của Athlon K7 đã giúp cho AMD gia tăng doanh số từ 2,5 tỷ USD năm 1998 lên mức 4,6 tỷ USD năm 2000.

Năm 2002, ghế CEO của AMD được trao lại cho Hector Ruiz - cựu lãnh đạo của Motorola Semiconductors, lúc này thị phần CPU của AMD vẫn chỉ ở mức 15% chủ yếu xoay quanh phân khúc giá mềm. Một tầm nhìn mới được Ruiz vạch ra: AMD phải trở thành một thương hiệu cao cấp có thể hợp tác trực tiếp với các gã lớn như IBM, Dell và Compaq. Với tầm nhìn mới, Ruiz đưa AMD tiến vào một thị trường cực kỳ khó nhằn do Intel độc chiếm: máy chủ.

Kiến trúc chip tiếp theo của AMD là K8, được ưu tiên phát triển cho máy chủ trước tiên dưới tên gọi Opteron và có nhiều cải tiến quan trọng. Phần lớn các bài benchmark tại thời điểm cuối 2003 đều cho thấy chip của AMD đè bẹp Intel về hiệu năng. Đi kèm với các đột phá về công nghệ, AMD cũng khôn khéo tiếp cận Microsoft và AMD64 nhanh chóng được lựa chọn thành tập lệnh tiêu chuẩn cho Windows, buộc Intel phải mua bản quyền công nghệ này tích hợp vào các con chip của chính mình.

Vai vế giữa Intel và AMD bỗng dưng bị đảo ngược. Cục diện thị trường cũng vì thế mà thay đổi. Lúc này, cả IBM và HP đều đã trở thành đối tác của AMD. Từ một thương hiệu không có chỗ đứng trên thị trường máy chủ và workstation, đến đầu năm 2006, AMD chiếm tới 22.9% thị phần. Đã có lúc, Opteron còn cháy hàng tới mức AMD chỉ nhận đơn hàng của các nhà sản xuất OEM.

Tuy nhiên, kể cả ở thời kỳ đỉnh cao, tình hình tài chính của AMD vẫn luôn ở trạng thái mông lung. Họ đã đầu tư quá nhiều cho các nhà máy sản xuất chip không cần thiết đến nỗi, AMD rất hiếm khi có lãi. Đến năm 2006, AMD mua lại ATI Technologies, một nhà sản xuất chip đồ họa lớn, và mở rộng hoạt động sang thị trường này, lại càng làm tình hình thêm bấp bênh. Nhất là khi bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Phao cứu sinh cuối cùng chỉ tới với AMD khi Tiến sĩ Lisa Su lên nắm quyền vào năm 2014. Cơ hội của AMD đến khi Intel bắt đầu đuối do sự chậm trễ trong khâu sản xuất và Apple quyết định không sử dụng chip của họ cho iPhone. Với cái đầu sỏi sạn, Su đã tận dụng những sai lầm của đối thủ, ký thỏa thuận với các nhà sản xuất máy tính xách tay như Lenovo, công ty trò chơi khổng lồ Sony và hai gã khổng lồ Google và Amazon. Sự quyết liệt của Su đã mang lại doanh thu 6 tỉ đô la Mỹ cho AMD.

Đầu 2016, AMD đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Intel. AMD đã phản ứng bằng cách phát triển các vi xử lý Ryzen, sử dụng kiến trúc Zen mới, cung cấp hiệu suất cao hơn và giá cả cạnh tranh hơn so với Intel.

Thực tế, doanh thu của AMD đã tăng gấp ba lần từ 5,3 tỷ USD lên hơn 16 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2021 và tăng gấp ba số lượng nhân viên sau khi Lisa Su lên nắm quyền.
------------
Xem thêm tại đây:
Liên hệ công việc:
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Intel ăn quả phốt gen 13 gen 14 lỏ ntn thì amd tha hồ tung hoành lmao

majestyf
Автор

5700x3d rx6600 upgrade from 12400f rtx2060

KienLe-fbxg
Автор

Cái bài này nếu ra lúc 2014 tiêu đề không có gì để chê, nhưng với thời điểm hiện tại thì nói AMD là kẻ thách thức 2 ông trùm thì quá đề cao Intel rồi

shin-kuro
Автор

nói chung cái gì dc ráp sẵn thì nên dùng amd, còn tự build thì cứ intel

dunguyenofficial
Автор

Chung mam voi intel o mang cpu thoi. Chu tuoi gi mang gpu doi chung mam voi nvidia. Con lau lam

tonngokhong
Автор

chip Ryren 5 của AMD và card thì ndivia

vingaymailapnghiep
Автор

nể những người gây dựng ra những siêu tập đoàn công nghệ cao như thế này

manhdepzaik
Автор

chip amd và vga AMD, dưng mà là onboard 😅

quym
Автор

Amd sắp phá sản thì do lisa ru điều hành mới thay máu đc😂😂

baotrinh
Автор

Video mới ra mà chỉ nói đến năm 2021 là sao ta, năm nay intel còn gặp lỗi, dòng mới amd độc tôn rồi

nguyen