Đâu Mới Là Pháp Môn Đúng Đắn Nhất Của Đức Phật? | Thế Giới Cổ Đại

preview_player
Показать описание
Mọi đóng góp cho kênh xin vui lòng gửi về STK: 1013626747 - Ngân hàng Vietcombank - DUONG QUANG THIEN

Đâu Mới Là Pháp Môn Đúng Đắn Nhất Của Đức Phật? | Thế Giới Cổ Đại

Như các bạn đã biết giáo lý cơ bản nhất của Đạo Phật là thuyết nhân quả và duyên nghiệp.

Thế gian sở dĩ “có”, không phải là do ý chí một vị thần nào tạo ra, mà chính là do duyên khởi mà sinh ra. Cái nhân do duyên mà thành quả, rồi cái quả lại do duyên mà hóa thành nhân, cứ luân lưu chuyển biến như thế mãi, gây ra sinh tử vô thường, đầy nỗi đau, buồn khổ.

Phật biết rõ căn nguyên khổ não ở chỗ ấy, cho nên mới chuyển pháp luân để cứu độ chúng sinh ra khỏi cảnh khổ mà vào chỗ yên vui tịch tĩnh. Vì có cái khổ và có con đường giải thoát khổ đau mà thành ra một học thuyết, một tôn giáo rất trang nghiêm.

Đã là một tôn giáo, thì Phật giáo cũng như các tôn giáo khác, cũng có những quan niệm về vũ trụ, chân thể, đến thực tại v.v...
Điểm đặc biệt của Phật giáo là có tính tự do về con đường tư tưởng, cho nên về sau chia ra nhiều tông, nhiều phái. Các tông, các phái dù có nhiều chỗ kiến giải khác nhau, song không tông phái nào lại không lấy tôn chỉ của Phật đã dạy mà kiến thuyết và lập luận.

Vì vậy, hôm nay trước hết ta hãy xét xem, sau khi Phật nhập diệt rồi, đạo pháp tiến triển và biến thiên ra sao, rồi sau xét những kiến giải và những tư tưởng của các phái khác biệt thế nào? Và tại sao lại có sự phân chia Đại Thừa - Tiểu Thừa? Nam Tông – Bắc Tông?

Cảm ơn mọi người! Chúc mọi người có những giây phút vui vẻ.
Mời các bạn theo dõi video trên kênh Thế Giới Cổ Đại.
✔️ Thế Giới Cổ Đại sẽ đồng hành cùng các bạn trong hành trình giải mã những sự kiện kỳ bí xuyên suốt dòng lịch sử của loài người...
✔️ Chúc các bạn có những phút giây thư giãn và bổ ích!
#thếgiớicổđại #bíẩn #phậtgiáo #tiểuthừa #đạithừa #phậtgiáonguyênthủy
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Tác giả không nên đặt Tiêu đề “Ngớ ngẩn” như vậy, hai con Sông lớn ấy đều chảy về Một Đại dương ! Đừng dùng Trí năng để “Cài” Trí Huệ !

ongNguyenac-nphw
Автор

Đại hay tiểu tuy 2 mà 1 ko phân biệt . Cả 2 đều làm theo lời Phật dạy . Mỗi ngưòi Phật tử hay nghiên cứu Phật pháp tùy theo trí huệ ... hiểu mà hành. Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật🙏🙏🙏

Huế-iu
Автор

Do căn cơ muôn vàn khác biệt mới có ngũ Thừa, tam Thừa; nhưng tất tất đều quy về nhất thừa ( đa tức nhất), hay " tối thượng thừa ''( đồng nhất hướng về "Bản thể tuyệt đối ''
Đó mới chính là bản hoài của những bậc Đại giác.❤

TuệThiện-go
Автор

Phật thích ca mâu Ni là dang toàn năng, toàn giác, trong nói pháp của Phật: không tạo ảo tưởng cho người nghe, mà giải quyết những vấn đề cụ thể, hiện hữu ở thế gian, Phật hiểu và biết nhiều vấn đề rộng lớn trong vũ trụ, hiện nay kinh sách nhiều, giảng pháp doi khi nói chuyện trên trời trong khi mình ở dưới đất, nếu còn tâm phân biệt thì sai theo giáo lý của Phật.

VănĐịnhTrương-vv
Автор

bên nào xưng mình là Đại còn kẻ khác là Tiểu thì cái tâm phân biệt đó đã sai từ lúc bắt đầu rồi.

emprashadow
Автор

Bài rất hay rất rõ nghiã, cảm ơn kênh công đức vô lượng.

thachthaonguyen
Автор

Đạo Phật là chân lý của vũ trụ, là lẽ thật ở đời, đạo Phật không phải là tôn giáo, Đức Phật đã nói rõ chỉ có duy nhất một con đường để chấm dứt sinh tử luân hồi, không có con đường thứ 2, con đường đó chỉ dành cho những ai thật sự buông xả, còn giã bộ buông thì không được.

k-n
Автор

Tiểu thừa thiên về trí tuệ, tự lực, hướng nội. Đại thừa thiên về từ bi, tha lực, hướng ngoại

Daks-zb
Автор

Người bình thường xem thuyết Đại thừa là động lực tu tập vì xem trọng nhiệm màu, khi cuộc sống thế tục còn chi phối nhiều người thì đấng tối cao là cứu cánh giúp vượt qua nghịch cảnh, người ta cầu Phật và Bồ Tát giúp vượt qua nghịch cảnh, tiêu trừ nghiệp chướng.... ít người còn trẻ mà hướng tới sự buông bỏ để thoát luân hồi, tìm cái chân lý sâu xa của lời Phật nhân gian ít nhiều còn lòng tham cầu phước

duyngoc
Автор

Pháp vô định pháp nên ngài có nói cả đời ta chưa từng giảng pháp là vậy, tùy vào mỗi cảnh giới thấy được pháp ở từng ấy, và tùy vào căn cơ mà hiểu được pháp ấy như thế nào, cho nên cứ theo pháp căn bản mà tu lên chứ không hề nghiêng theo bên nào mà phải dùng chánh kiến để soi xét nó nữa

trankimhoangtan
Автор

Thời Thịnh pháp thì "tiểu thừa" là chủ yếu.
Thời Mạt pháp thì "dại" với "tiểu" cái nào cũng được, đều đưa đến "giải thoát trong thời Mạt pháp".

quocanhho
Автор

Tiểu thừa hay đại thừa tất cả chỉ để cho hành giả lấy đó để làm phương tiện tu tập ....Nếu còn chấp trước vào tiểu hay đại thì ko đi tới được cái đại đạo bồ đề được 😊

thaivan
Автор

Nghiệp ai gieo người nấy nhận, chưa giải thoát chớ vội trách người. 😊

sangtruongtan
Автор

Phật không có nói giáo pháp của Ngài là Tiểu là Đại tất cả đều là do người đời sau phân thôi. Ngài chỉ nói pháp để cho chúng danh từ đó mà ngộ thành Phật, không có nói tiểu thừa đại thừa, chỉ nói một Phật thừa. Giống như trong kinh Pháp Hoa nói: Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn mới xuất hiện ra đời, đó là " khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
Nam mô A Di Đà Phật

thienle
Автор

Đại thừa và tiểu thừa tuy hai nhưng vốn dĩ chỉ là một không sai khác, chẳng qua phân tích giữa đại thừa và tiểu thừa là tùy theo căn cơ của từng mỗi chúng sinh mà giáo hóa thuyết pháp " Phật Pháp là do nhân duyên sinh nên pháp nó vốn không có sự cố định một pháp nào cả nên kinh Kim Cang mới nói chánh pháp còn phải buông xả huống chi là phi pháp vì vậy chớ nên mà chấp pháp .

Kinh Bát Nhã thuyết về thực tướng của vạn pháp vốn dĩ là không, nhưng không ở đây không phải là sự trống rỗng mà là không thật có và cũng không thật không, nên chấp vào có và không đều là sai lầm vì có và không nó vốn là một không phải hai, cái có không của bát nhã là cái chân thật của thực tướng nơi vô tướng mà sinh ra vạn pháp huyễn hóa rồi cuối cùng vạn pháp đều hóa thành không trở về với cái chân thật của nó là vô tướng " Vô tướng không phải là không có gì mà là có tất cả nhưng không thể hiện vì cái chân thật của vô tướng là ẩn hiện khi đu duyên tự nhiên nó sẽ cảm mà sinh ra vạn pháp " Cả ba hiện tượng vật chất tinh thần và tự nhiên đều là nơi thực tướng của vô tướng mà biến hiện ra nhưng không lệ thuộc vào chúng vì các hiện tượng đó đều là huyễn tướng nên nó vốn không thật có nên rồi cũng hóa thành không nên mới nói vạn pháp vốn đều là không nó vốn không có thực thể của tự tính " Chân tướng của vũ trụ là Pháp thân trụ nơi thực tướng của vô tướng mà sinh ra vạn pháp huyễn tướng " Chân thân hoặc gọi là chân ngã là ý muốn nói là một nhất thể chân tâm đều dung thông hết thảy chúng sinh đều chung một tự tính đó còn gọi là Pháp thân thường trụ cả ba đời mười phương Chư Phật và chúng sinh đều trụ trong đó chung một chân thân của thực tướng vô tướng nên kinh Hoa Nghiêm đã nói chúng sinh đều vốn là Phật, đều có đức tướng và trí huệ của Đức Như Lai và kinh Pháp Hoa cũng đã nói thế " Tâm Phật và chúng sinh là tam vô sai biệt tuy ba nhưng nó vốn là một không sai khác .

Fahuajing
Автор

Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Đạo Phật là một phượng tiện....

audihongphuc
Автор

Theo tôi hiểu, tiểu thừa là nguyên thủy lời Phật dạy gồm: thuyết duyên khởi, vô ngã, tứ diệu đế và bát chánh đạo, sau này phát triển thêm các kinh Lăng nghiêm, Kim Cang Bát Nhã Bala mật.
Đại thừa gồm các tạng kinh do các cao tăng đời sau đó nữa phát triển thêm (và truyền tới phía bắc) như Pháp Hoa, Vô lượng Thọ (Adi đà), Dược Sư... vân vân và mây mây nhiều lắm tôi ko biết hết, kèm theo các chú... Vì vậy mà có nhiều pháp môn như Tịnh Độ, Thiền, Mật tông và pha trộn tùy theo quan điểm nhận thức của mỗi tầng lớp vùng miền mà phổ biến thu hút chúng sanh.
Tu theo đại thừa bao gồm tự tu (tự giác) và phổ độ (giác tha nhờ các vị Bồ Tát, Ala hán). Tu theo tiểu thừa thì chỉ tự tu tự đắc quả vị nên rất gian khổ miên mật mới thành đạo, vì vậy rất ít người theo (có lẽ vì thế mà gọi là tiểu?).
Riêng tôi, theo tiểu thừa vì ít kinh văn và nguyên thủy là cội gốc của lời Phật dạy.

chuongvovan
Автор

MiMInhf thích tiểu thừa hơn vì thực tế và dễ hiểu, áp dụng thấy hiệu quả, không trù tượng, ....

nguyensang
Автор

Đạo Phật là phương tiện, lấy Bát chánh đạo làm đèn dẫn lối, giúp chúng sanh có căn duyên tu tập tinh tấn giải thoát. Tiếc thay chỉ có vài người làm được

tinhphan
Автор

Tiểu thừa hay đại thừa điều là pháp hướng dẫn con người tự giác ngộ, phương pháp nào cũng chỉ con người buông bỏ, khi con người còn u mê khó có thể giác ngộ nên dùng tiểu thừa để dẫn dắt con người vào hành trình giác ngộ, còn khi con người đã thức tỉnh thì họ tự sẽ tìm hiểu phương pháp giác ngộ cao hơn như đại thừa

hungtruongquocmap