filmov
tv
PGS.TS.Đỗ Văn Đại-Án lệ 38/2020-Không thụ lý yêu cầu đòi tài sản được tuyên trong bản án có hiệu lực
Показать описание
1. Án lệ số 38 được thông qua theo thủ tục rút gọn (không qua hội thảo, Hội đồng tư vấn án lệ) và giải quyết được hai vấn đề lớn là xác định quyền sở hữu tài sản đã được tuyên cho người khác trong một bản án có hiệu lực là sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực và đưa ra hướng bảo vệ chủ sở hữu khi không được khởi kiện một vụ kiện mới. Hướng xử lý cho hai vấn đề này của Án lệ số 38 là thuyết phục, tránh tồn tại hai bản án về cùng một tài sản với nội dung khác nhau mà vẫn có cơ chế bảo vệ chủ sở hữu đích thực.
2. Án lệ số 38 có thể áp dụng tương tự cho hoàn cảnh như trong án lệ nhưng tài sản trong hoàn cảnh đó không là nhà mà là tài sản như quyền sử dụng đất hay xe ô tô, xem máy.
Trong án lệ, “sự việc đã được giải quyết” bởi một bản án phúc thẩm có hiệu lực của Toà án. Nếu “sự việc đã được giải quyết” bởi một quyết định có hiệu lực của Toà án (như quyết định công nhận hoà sự thoả thuận của đương sự theo hướng xác định sở hữu tài sản thuộc về một hay hai bên) hay một bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, án lệ số 38 cũng có thể được áp dụng.
Bản án trong án lệ số 38 tuyên về quyền sở hữu là bản án về hôn nhân và gia đình, cụ thể là phân chia di sản cho hai người trong vụ án về hôn nhân và gia đình. Thực tế, việc xác định cá nhân/pháp nhân là chủ sở hữu tài sản có thể được tuyên ngoài tranh chấp về hôn nhân và gia đình như tranh chấp về tài sản giữa A và B (được Toà án xác định thuộc về B) và nay có người khác (là C) yêu cầu mình mới là chủ sở hữu tài sản. Tương tự, khi A và B có tranh chấp về di sản và Toà án chia di sản cho A và B nhưng nay C yêu cầu xác định tài sản đã được chia thuộc sở hữu của C. Đối với các hoàn cảnh như vừa nêu, vấn đề pháp lý cũng tương tự và có thể áp dụng án lệ số 38.
3. Án lệ số 38 bàn về khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm bản án có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn bỏ ngỏ đối với câu hỏi là bản án đã có hiệu lực pháp luật đó có thực sự sẽ được giám đốc thẩm, tái thẩm không?
Bản án có hiệu lực pháp luật trong án lệ số 38 là bản án về hôn nhận và gia đình có nội dung tuyên về quyền sở hữu tài sản và án lệ số 38 chưa cho biết khi giám đốc thẩm, tái thẩm thì chỉ huỷ phần liên quan đến tài sản hay cả phần liên quan đến hôn nhân và gia đình (như nội dung tuyên lý hôn, xác định người nuôi con). Trong trường hợp này, chỉ nên huỷ phần liên quan đến tài sản để ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình.
Còn vấn đề nữa rất đáng được lưu tâm là Nội dung án lệ hay Khái quát nội dung án lệ chưa rõ về lý do mà người thứ ba yêu cầu Toà án xác định họ là chủ sở hữu. Trong trường hợp này, chúng ta nên phân biệt căn cứ mà người thứ ba dưa ra yêu cầu: Nếu lý do mà người thứ ba đưa ra liên quan đến giai đoạn trước khi có bản án, quyết định có hiệu lực thì chúng ta nên áp dụng án lệ 38. Ngược lại, nếu lý do mà người thứ ba đưa ra chỉ xuất hiện sau khi có bản án, quyết định trên như yêu cầu xác định là chủ sở hữu do được tặng cho, mua bán khi việc mua bán hay tặng cho chỉ xuất hiện sau bản án, quyết định thì chúng ta không áp dụng Án lệ số 38 (lúc này, vụ sự việc được yêu cầu chưa là sự việc đã được giải quyết nên Toà án tiến hành thụ lý bình thường).
#Sựviệcđãđượcgiảiquyết# #Khôngthụlývụánmới# #Giámđốcthẩm# #Táithẩm# #Bảovệ# #chủsởhữu# #tàisản# #ĐỗVănĐại# #Ánlệ# #38/2020# #bảnán# #kiệnđòi#
2. Án lệ số 38 có thể áp dụng tương tự cho hoàn cảnh như trong án lệ nhưng tài sản trong hoàn cảnh đó không là nhà mà là tài sản như quyền sử dụng đất hay xe ô tô, xem máy.
Trong án lệ, “sự việc đã được giải quyết” bởi một bản án phúc thẩm có hiệu lực của Toà án. Nếu “sự việc đã được giải quyết” bởi một quyết định có hiệu lực của Toà án (như quyết định công nhận hoà sự thoả thuận của đương sự theo hướng xác định sở hữu tài sản thuộc về một hay hai bên) hay một bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, án lệ số 38 cũng có thể được áp dụng.
Bản án trong án lệ số 38 tuyên về quyền sở hữu là bản án về hôn nhân và gia đình, cụ thể là phân chia di sản cho hai người trong vụ án về hôn nhân và gia đình. Thực tế, việc xác định cá nhân/pháp nhân là chủ sở hữu tài sản có thể được tuyên ngoài tranh chấp về hôn nhân và gia đình như tranh chấp về tài sản giữa A và B (được Toà án xác định thuộc về B) và nay có người khác (là C) yêu cầu mình mới là chủ sở hữu tài sản. Tương tự, khi A và B có tranh chấp về di sản và Toà án chia di sản cho A và B nhưng nay C yêu cầu xác định tài sản đã được chia thuộc sở hữu của C. Đối với các hoàn cảnh như vừa nêu, vấn đề pháp lý cũng tương tự và có thể áp dụng án lệ số 38.
3. Án lệ số 38 bàn về khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm bản án có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn bỏ ngỏ đối với câu hỏi là bản án đã có hiệu lực pháp luật đó có thực sự sẽ được giám đốc thẩm, tái thẩm không?
Bản án có hiệu lực pháp luật trong án lệ số 38 là bản án về hôn nhận và gia đình có nội dung tuyên về quyền sở hữu tài sản và án lệ số 38 chưa cho biết khi giám đốc thẩm, tái thẩm thì chỉ huỷ phần liên quan đến tài sản hay cả phần liên quan đến hôn nhân và gia đình (như nội dung tuyên lý hôn, xác định người nuôi con). Trong trường hợp này, chỉ nên huỷ phần liên quan đến tài sản để ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình.
Còn vấn đề nữa rất đáng được lưu tâm là Nội dung án lệ hay Khái quát nội dung án lệ chưa rõ về lý do mà người thứ ba yêu cầu Toà án xác định họ là chủ sở hữu. Trong trường hợp này, chúng ta nên phân biệt căn cứ mà người thứ ba dưa ra yêu cầu: Nếu lý do mà người thứ ba đưa ra liên quan đến giai đoạn trước khi có bản án, quyết định có hiệu lực thì chúng ta nên áp dụng án lệ 38. Ngược lại, nếu lý do mà người thứ ba đưa ra chỉ xuất hiện sau khi có bản án, quyết định trên như yêu cầu xác định là chủ sở hữu do được tặng cho, mua bán khi việc mua bán hay tặng cho chỉ xuất hiện sau bản án, quyết định thì chúng ta không áp dụng Án lệ số 38 (lúc này, vụ sự việc được yêu cầu chưa là sự việc đã được giải quyết nên Toà án tiến hành thụ lý bình thường).
#Sựviệcđãđượcgiảiquyết# #Khôngthụlývụánmới# #Giámđốcthẩm# #Táithẩm# #Bảovệ# #chủsởhữu# #tàisản# #ĐỗVănĐại# #Ánlệ# #38/2020# #bảnán# #kiệnđòi#
Комментарии