Lịch sử không thể lãng quên!

preview_player
Показать описание
Nguyễn Ran
LỊCH SỬ KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN !
41 năm đã trôi qua, đối với cuộc đời mỗi con người, thì khoảng thời gian đó có thể đã dài và đi sâu vào qúa khứ. Nhưng đối với lịch sử, thì lại vô cùng ngắn ngủi, dường như mới đây thôi ! Sự kiện ngày 17/2/1979, đối với người Việt nam, dầu thời gian dài hay ngắn, thì cũng không bao giờ quên được; cũng như mười mấy lần trước đó, giặc Phương Bắc đã làm như thế đối với nước Việt của chúng ta. Lịch sử không thể nào và không bao giờ bị lãng quên ! Tham vọng của người Phương Bắc chưa bao giờ thay đổi, nó được hình thành như một hệ tư tưởng "Đại Hán" và tội ác của chúng muôn đời không rửa sạch trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng như Tổ tiên ta đã làm, không thể quên, nhưng cũng không lấy hận thù để tự cô lập mình và sự đối đầu để bảo vệ và phát triển đất nước. Lịch sử hun đắp cho mỗi người dân Nước Việt thêm giàu lòng tự tôn dân tộc, ý chí, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc và cảnh giác với mọi kẻ thù, nhất là với láng giềng Phương Bắc. Ngày xưa các vị Vua nước Việt, nhận "sắc phong" của họ, không có nghĩa nước Việt là "phiên vương" của chúng; mà vẫn là "Hoàng đế" như "Đường, Tống, hùng cứ một phương" (Cáo bình Ngô_ Nguyễn Trãi). Nên mỗi khi chúng gây sự, thì Vua, tôi nước Việt lại dạy cho chúng những bài học không thể nào nhục nhã hơn. Vì thế mà nước Việt tuy nhỏ bé của chúng ta vẫn tồn tại và phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu đến bây giờ.
Cũng như ngày nay, trong những điều kiện nhất định, có thể gọi họ bằng hai từ "đồng chí", nhưng thực ra chưa bao giờ là "đồng chí" đúng nghĩa với họ. Cái gọi là cùng "hệ tư tưởng" ư? Ai cũng biết rằng: chẳng có "hệ tư tưởng" nào tối thượng bằng lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính Đặng Tiểu Bình, cũng đã mượn lời của ông Thủ tướng Anh rằng "không có bạn bè, hay kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn" đó sao ! Sự kiện tháng 2/1979 là một ví dụ minh chứng cho thực chất của hai từ "đồng chí", mà cả hai bên đang dùng đối với nhau hiện nay. Đó không chỉ là "sáo ngữ" ngoại giao, mà chính là "chiến thuật", bên nào cũng đi guốc trong bụng của nhau mà thôi (!?). Sự hận thù và làm gì cho dân giàu, nước mạnh, luôn trong tim óc của mỗi người Việt nam; nhưng rất rạch ròi trong suy nghĩ và "con mắt Tuệ" của mỗi người dân cũng như những người đứng đầu đất nước. Chỉ có những kẻ "biết một mà không biết mười", hoặc có mưu đồ xấu xa, ác độc, mới cố tình xuyên tạc, kích động đối đầu, gây chiến.
Từ khi hai nước "nối lại quan hệ bình thường, hữu nghị", Mỹ bỏ chính sách "cấm vận" đối với Việt nam, thì nền kinh tế của nước ta đã phát triển nhanh chóng và có được tiềm lực như bây giờ. Điều đó không ai có thể phủ nhận được ! Kim ngạch thương mại giữa hai nước, chỉ tính trong năm 2019 đã đạt con số 117 tỷ đôla, gấp nhiều lần so với Hoa kỳ và Phương Tây cộng lại. Sự cố dịch COVID_19, buộc phải đóng các cửa khẩu Phía Bắc trong một thời gian ngắn, đã cảm nhận được sức nóng từ người sản xuất và thị trường tiêu thụ đến đâu. Giữ được sự ổn định của nền kinh tế, để tạo sự phát triển, cũng như chống "giặc lửa" vậy, không ở gần, không nhanh chóng, thì chỉ thời gian ngắn đã bị thiêu rụi. Cho nên người xưa có câu "Nước xa không cứu được lửa gần" là thế. Nước ta không có thể dời đi nơi khác cho cách xa họ được, tổ tiên ta cũng phải đương đầu với với thực tế đó, mà vẫn tồn tại và phát triển đến bây giờ. Đó là bài học cho chúng ta hôm nay !
Lịch sử không bao giờ và không thể nào có thể lãng quên được. Sự hận thù và làm gì cho dân giàu, nước mạnh, đất nước ổn định, phát triển, là những tâm niệm luôn tồn tại song hành trong trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt chúng ta; nhưng rất rạch ròi, sòng phẳng. Những ai đó cố tình "nhập nhèm" trong chuyện này, để xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, nếu không vì thiếu hiểu biết, thì cũng là có mưu đồ xấu xa, hiểm độc. Người dân Việt nam chân chính cần hiểu rõ điều này, đồng thời luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với bất kể thế lực nào có mưu đồ xâm phạm chủ quyền Tổ quốc của chúng ta. Lịch sử hàng ngàn năm đã dạy cho dân tộc Việt nam, ai là kẻ thù của mình; nhưng người Việt nam cũng biết nhìn vào qúa khứ, hiện tại và nhìn đến tương lai.
Рекомендации по теме